MẠCH THỦY LỰC PHỤC VỤ CHO BỘ PHẬN ĐIỀU KHIỂN, BÔI TRƠN VÀ PHANH

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC TRÊN MÁY ỦI KOMATSU D61EX (Trang 41 - 46)

5. Cụm van giảm áp và van điều chỉnh tiết lưu

6.5 MẠCH THỦY LỰC PHỤC VỤ CHO BỘ PHẬN ĐIỀU KHIỂN, BÔI TRƠN VÀ PHANH

TRƠN VÀ PHANH

Trên máy ủi, ngoài hệ thống thủy lực phục vụ cho bộ công tác còn có hệ thống thủy lực phục vụ cho hệ thống bôi trơn, hệ thống điều khiển, hệ thống phanh,…

Như vậy trên máy ủi có nhiều bơm thủy lực để phục vụ cho các hệ thống trên như: bơm cho bộ công tác, bơm cho hệ thống bôi trơn, bơm cho hệ thống điều khiển và phanh,…

Sơ đồ mạch thủy lực của các hệ thống phụ này như: hệ thống bôi trơn, hệ thống điều khiển, hệ thống phanh được trình bày trong sơ đồ thủy lực ở bản vẽ A0 số 07 hoặc trong phụ lục 6.2

6.5.2 Nguyên lý làm việc của mạch thủy lực

Đây chỉ là mạch thủy lực phụ trên máy ủi, ý nghĩa của mạch này là nó thể hiện được sơ đồ lọc dầu và đi bôi trơn, sơ đồ thủy lực của cơ cấu điều khiển, sơ đồ thủy lực của cơ cấu phanh,…

Để phục vụ cho việc bôi trơn, lọc dầu , điều khiển và phanh cần có các bơm thủy lực đó là các bơm (1), (4) và (5)

Dẫn động cho các bơm này là nhờ có động cơ (3) và nó truyền công suất tới các bơm qua hộp trích công suất (6)

Với bơm bôi trơn (4) là một bơm bánh răng, nó có nhiệm vụ lấy dầu từ thùng dầu (12) lên và đi bôi trơn cho cụm bánh răng của bộ truyền cuối, cơ cấu lái,…

Với bơm (1) cũng là một bơm bánh răng, nhiệm vụ của nó là lọc dầu và mang đi bôi trơn. Dầu được lấy từ thùng (12) hút qua lọc dầu (15) để lọc hết các cặn bẩn trong dầu và đem đi bôi trơn

Bơm thủy lực (5) là một bơm bánh răng, nó hút dầu từ thùng lên qua lọc dầu và tới bơm. Bơm (5)có rất nhiều nhiệm vụ:

- Bơm dầu từ thùng lên qua van phân phối cho cơ cấu phanh. Khi điều khiển van phân phối để mở đường dầu đi tới các xl thì các xl này sẽ ép các đĩa ma sát lại để thực hiện quá trình phanh.

- Bơm dầu từ thùng qua biến tốc thủy lực (14) qua lọc dầu và làm mát dầu và đi bôi trơn cho các cặp bánh răng trên hộp trích công suất, hộp số.

- Bơm dầu lên cơ cấu điều khiển các cấp số của hộp số (do đó nó còn được gọi là bơm điều khiển). Khi dầu tới cơ cấu này thì trong đó có các van phân phối điều khiển bằng tay gạt được đặt trong cabin do người lái điều khiển, qua đó nó sẽ đưa dầu đi tới hộp số ép các đĩa ma sát trong hộp số để thực hiện một cấp nào đó theo ý người lái.

a. Chức năng

Chức năng của cụm van này là điều chỉnh sự ăn khớp của các bánh răng trên hộp số bằng cách đưa các đường dầu cao áp vào các xl ép các đĩa ma sát trên hộp số.

Trên cụm van này có rất nhiều van trong đó có các van tự động điều chỉnh và có các van điều chỉnh bằng tay.

Cụm van này cũng đảm bảo khi chưa điều khiển hộp số thì nó cho dầu đi qua và về thùng dầu. Khi tác động vào các cần điều khiển thì nó đảm bảo cho quá trình dầu tới điều kiển được nhanh, nhạy.

b. Sơ đồ nguyên lý

Sơ đồ nguyên lý làm việc của cụm van này được trình bày rõ hơn ở hình dưới đây:

Hình 6.24 Sơ đồ nguyên lý của cụm van điều khiển hộp số

Trong đó:

1. Bơm thủy lực 2. Van an toàn 3. Van hồi dầu

4. Van tự động điều khiển nhanh

5. Van phân phối điều khiển các số I, II, III của hộp số 6. Van điều khiển cấp tiến và lùi của hộp số

c. Nguyên lý làm việc

Dầu được bơm từ thùng qua bơm (1) tới điều khiển mọi hoạt động của hộp số.

Khi chưa tác động vào các van (5) và (6) thì thông qua các van (2), (3) và (4) dầu sẽ trở về thùng dầu.

Quá trình đưa dầu về thùng này đều được tự động điều chỉnh Nguyên lý của nó như sau:

Hình 6.25Sơ đồ làm việc của van (4) khi chưa điều khiển hộp số

Khi chưa điều khiển hộp số thì vị trí của van (4) như hình vẽ. Dầu từ đường (b) qua (b’’) trở về thùng qua tiết lưu.

Khi tác động vào các van phân phối (5) hoặc (6)

Hình 6.26Sơ đồ làm việc của van (4) khi điều khiển hộp số

Khi điều khiển hộp số, tức là điều khiển một hoặc cả hai van phân phối (5) và (6) khi đó áp suất trên đường (b) đột ngột tụt áp và do đó áp suất trên đường (b’) cũng bị tụt. Theo đó áp lực trên đường dầu điều khiển (b’) tác dụng lên ngăn kéo không thể thắng được áp lực trên đường dầu điều khiển (a’), ngăn kéo sẽ di chuyển sang trái.

Khi ngăn kéo di chuyển sang trái thì đường dầu từ (a) sẽ sang thẳng (b) và không qua tiết lưu nữa do vậy sự điều khiển các van phân phối sẽ trở nên nhanh hơn và do đó nó còn được gọi là van điều khiển nhanh. Đồng thời khi đó dầu sẽ không qua được đường (b’’) để trở về thùng dầu nữa.

Trên các xl dùng để nén các đĩa ma sát là các xl một chiều. Khi điều khiển van phân phối (5) hoặc(6) nó sẽ cấp dầu tới các xl này. Khi không điều khiển nữa thì dưới tác động của lực nén lò xo sẽ ép cho dầu trở về van (4). Khi đó do không có sự điều khiển các van phân phối nên vị trí của van (4) như trong hình trước ( Hình 6.25), dầu sẽ qua đường (b’’) về thùng.

Trong trường hợp áp suất dầu vượt quá trị số cho phép thì thông qua van an toàn (3) sẽ cho dầu trực tiếp về thùng

Hình 6.27Sơ đồ nguyên lý làm việc của van an toàn

Khi áp suất trên đường (a) tăng quá mức cho phép thì nó sẽ mở van an toàn (3) và mở van (2) cho dầu trực tiếp trở về thùng, đảm bảo an toàn cho cả hệ thống.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC TRÊN MÁY ỦI KOMATSU D61EX (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w