Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên

Một phần của tài liệu Vai trò của Tài chính doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại (Trang 47)

Một doanh nghiẹp muốn thành công và phát triển thì cần rất nhiều yếu tố gồm tiền, tài sản, máy móc, thiết bị, công nhân viên, nguyên vật liệu…. Trong số đó, những con người làm việc trong tổ chức đó là nhân tố quan trọng mang tính quyết định đến sự thành bại của tổ chức đó hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, vấn đề đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp càng cần phải chú trọng. Nhận thức được điều quan trọng này, Xí nghiệp xăng dầu Tứ Cường nên:

Thứ nhất, hàng năm, hàng quý, Xí nghiệp nên xây dựng và thực hiện các kế

hoạch đào tạo công nhân viên của mình với các hình thức thiết thực, hiệu quả. Các chương trình nên hướng với các nội dung liên quan đến đặc tính vật hoá và công dụng của các mặt hàng, các quy trình nghiệp vụ liên quan đến trực tiếp công việc hàng ngày, tính văn minh lịch sự, tinh thần trách nhiệm trong khi làm việc.

Xí nghiệp khuyến khích, động viên cán bộ công nhân viên của mình tham gia tích cực các chương trình đào tạo của Tổng công ty, Công ty đề ra như chương trình: “Người bán hàng giỏi”, “Thi phòng cháy chữa cháy”, hưởng ứng các phong trào “Xuất nhập nhanh, quản lý tốt, an toàn tuyệt đối”, phong trào xây dựng hình mẫu người lao động Petrolimex theo tiêu chí “Trách nhiệm – Tri thức – Văn minh”, “Thi đua là lao động sáng tạo, thực hành tiết kiệm, sản xuất kinh doanh giỏi”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ...

Thứ hai, Xí nghiệp nên xây dựng Quỹ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Quỹ này hỗ trợ cho các chương trình đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho công nhân viên, trích các khoản khen thưởng cho các thành tích đạt được và

các ý tưởng sáng tạo thiết thực trong quá trình đào tạo và làm việc của công nhân viên trong toàn Xí nghiệp phù hợp với vị trí công tác.

Thứ ba, đối với cán bộ cấp cao, Xí nghiệp có thể cử các cán bộ đi học tập để

có được các kiến thức chuyên sâu hơn về nghiệp vụ của mình. Hoặc đối với các công nhân bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ có thể áp dụng hình thức đào tạo tại hiện trường - tức là nhân viên lâu năm, giầu kinh nghiệm bán hàng sẽ trực tiếp đào tạo thêm cho các nhân viên mới vào làm.

Thứ tư, Xí nghiệp cũng nên trẻ hoá đội ngũ lao động của mình thông qua

việc tuyển dụng và đãi ngộ các cán bộ trẻ, tài năng, tuy nhiên vẫn có chế độ thoả đáng cho các cán bộ gắn bó lâu năm với Xí nghiệp. Việc sắp xếp, tuyển dụng lao động theo hướng chuyên môn hoá cao, phát huy hiệu quả của từng bộ phận. Đổi mới công tác trả lương gắn với năng suất chất lượng công việc.

Một phần của tài liệu Vai trò của Tài chính doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại (Trang 47)