Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ.

Một phần của tài liệu Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 27 - 29)

Trong bất cứ một hoạt động kinh doanh thuộc bất cứ thuộc ngành nào cũng hàm chứa rủi ro. Hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng cung không nằm ngoài qui luật này. Theo thống kê của tổ chức thẻ quốc tế, doanh số thanh tóan thẻ toàn cầu bao gồm ( thẻ VISA, Mastercard, JCB, AMEX, ...) năm 1996 đạt 1800 tỷ USD, năm 1997 đạt 2500 tỷ USD. Trong đỳ mỗi năm các tổ chức thẻ quốc tế và các thành viên phải chi không dưới 1% doanh số cho rủi ro và phòng ngừa rủi ro. Điều đó chứng tỏ việc quản lý và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh thẻ của các tổ chức thẻ quốc tế cũng như các thành viên là nhiệm vụ quan trọng.

Rủi ro và nguy cơ rủi ro có thể xuất hiện bất cứ lỳc nào, khâu nào trong toàn bộ quá trình phát hành, sử dụng và thanh tóan thẻ.

Rủi ro theo nghĩa rộng là khả năng tổn thất tài chính hoặc bị giảm mức lợi nhuận kinh doanh so với dự kiến. Mặc dù thanh toán bằng thẻ có được nhiều

ưu điểm hơn so với thanh toán bằng tiền mặt nhưng cũng có thể gặp một số rủi ro chính sau.

Đơn xin phát hành với các thông tin giả mạo: Do không thẩm định kỹ hồ sơ, ngân hàng phát hành thẻ cho khách hàng mà không biết rằng thông tin trên đơn xin phát hành là giả mạo.Trường hợp này sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cho NHPH khi đến hạn thanh toán chủ thẻ không thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán.

Thẻ giả: Thẻ do các tổ chức tội phạm làm giả căn cứ vào các thông tin có được từ các giao dịch thẻ hoặc thông tin của thẻ bị mất cắp. Thẻ giả được sử dụng tạo ra các giao dịch giả mạo, gây tổn thất cho ngân hàng mà chủ yếu là NHPH vì theo quy định của tổ chức thẻ quốc tế, NHPH chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch thẻ giả mạo có mã số của NHPH. Đây là loại rủi ro nguy hiểm và khó quản lý vì có liên quan đến nhiều nguồn thông tin nằm ngoài khả năng kiểm soát của NHPH.

Thẻ mất cắp, thất lạc: Chủ thẻ bị mất cắp, thất lạc thẻ và bị người khác sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho NHPH để có các biện pháp hạn chế sử dụng hoặc thu hồi thẻ. Thẻ này có thể bị các tổ chức tội phạm lợi dụng để in nổi và mã hoá lại thẻ để thực hiện các giao dịch giả mạo. Loại rủi ro này có thể dẫn đến tổn thất cho cả chủ thẻ và NHPH và chiếm tỷ lệ xấp xỉ 59% trong tất cả các loại rủi ro.

Chủ thẻ không nhận được thẻ do NHPH gửi: NHPH gửi thẻ cho chủ thẻ bằng đường bưu điện nhưng thẻ bị thất lạc hoặc bị đánh cắp trên đường gửi. Thẻ bị sử dụng trong khi chủ thẻ chính thức lại không hay biết gì về việc thẻ đã được gửi cho mình. Trường hợp này rủi ro do NHPH chịu.

Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng: Đến kỳ phát hành lại thẻ, NHPH nhận được thông báo thay đổi địa chỉ của chủ thẻ. Do không kiểm tra tính xác thực của thông báo đó, thẻ được gửi về địa chỉ mới không phải là địa chỉ của chủ thẻ

đích thực, dẫn đến tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng. Việc này sẽ chỉ được phát hiện khi chủ thẻ hỏi NHPH về thẻ mới của mình hoặc khi nhận được sao kê thanh toán nợ cho những khoản mà mình không hề chi tiêu. Rủi ro này chủ thẻ và NHPH cùng phải chịu.

Thẻ bị giả mạo để thanh toán qua thư, điện thoại: CSCNT cung cấp dịch vụ, hàng hoá theo yêu cầu của chủ thẻ qua thư hoặc điện thoại dựa vào các thông tin về chủ thẻ: loại thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ,… mà không biết rằng khách hàng đó có thể không phải là chủ thẻ chính thức. Khi giao dịch đó bị NHPH từ chối thanh toán thì CSCNT phải chịu rủi ro.

Nhân viên CSCNT giả mạo hoá đơn thanh toán thẻ: Khi thực hiện giao dịch, nhân viên CSCNT cố tình in ra nhiều bộ hoá đơn thanh toán cho một giao dịch nhưng chỉ đưa cho chủ thẻ ký vào một bộ hoá đơn. Các hoá đơn còn lại bị giả mạo chữ ký của chủ thẻ để thu đòi tiền từ NHTTT. Trường hợp này dẫn đến rủi ro cho CSCNT hoặc NHPH.

Tạo băng từ giả: Các tổ chức tội phạm dùng các thiết bị chuyên dụng thu thập thông tin thẻ trên băng từ của thẻ thật tại CSCNT, sử dụng phần mềm riêng để mã hoá, in và tạo băng từ trên thẻ giả và thực hiện các giao dịch giả mạo. Loại thẻ này đang phát triển tại các nước tiên tiến và gây thiệt hại cho chủ thẻ, NHPH và NHTT.

Một phần của tài liệu Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 27 - 29)