Khẩn trương thành lập quỹ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu để tiến tới thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu quốc doanh với chức năng tài trợ và bảo hiểm xuất khẩu.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHĐTPT HÀ NỘI (Trang 25 - 30)

nhập khẩu quốc doanh với chức năng tài trợ và bảo hiểm xuất khẩu.

- Điều hành chính sách tỷ giá hối đoái mềm dẻo linh hoạt nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nhưng vẫn bảo đảm ổn định vĩ mô nền kinh tế.

3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.

Một là, Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên NH, tiến tới thành lập thị trường hối đoái ở Việt Nam.

Giám sát và buộc các NHTM phải xử lý trạng thái ngoại hối của mình trong ngày bằng việc mua hoặc bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng. Mở rộng đối tượng tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Phát triển các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ đầu cơ, nghiệp vụ tiền gửi qua đêm và các hình thức mua bán ngoại tệ như: mua bán kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hoán đổi ngoại tệ, quyền mua, quyền bán... Cần tăng cường hơn nữa vai trò của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Hai là, công tác điều hành chính sách tỷ giá cần linh hoạt phù hợp với thực tế.

Tỷ giá hối đoái là một yếu tố rất nhạy cảm, nó không những ảnh hưởng tới lĩnh vực xuất nhập khẩu mà còn tác động tới toàn bộ các mặt hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội. Việc lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết quản lý của Nhà nước là hoàn toàn hợp lý, song cần đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hoá dần với những bước đi thích hợp. Với nỗ lực đưa giá trị đồng Việt Nam trở về đúng giá trị thực của nó mới có thể đánh giá đúng được sức mạnh của nền kinh tế.

Ba là, tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước.

Việc thu thập, phân tích, xử lý kịp thời và chính xác các thông tin về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, khả năng thanh toán, tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài là vô cùng quan trọng. Để công tác thông tin phòng ngừa rủi ro đạt hiệu quả cao, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường trang bị các phương tiện thông tin hiện đại cho trung tâm để có điều kiện thu thập thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Cần phải có cơ chế khuyến khích và bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng về việc cung cấp thường xuyên các thông tin về tình hình dư nợ của các doanh nghiệp tại tổ chức tín dụng...

3.3. Kiến nghị đối với khách hàng

a. Nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và trình độ thanh toán quốc tế.

Một vấn đề bức thiết đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam là phải tổ chức đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương, trình độ pháp lý trong thương mại quốc tế. Ngoài các nghiệp vụ ngoại thương, doanh nghiệp còn cần phải nắm vững nghiệp vụ và thông lệ TTQT, cụ thể cần phải nắm vững nội dung UCP và các thông lệ thanh toán quốc tế khác để hiểu rằng hợp đồng và L/C, chứng từ và hàng hoá là độc lập với nhau, cần nâng cao kỹ năng trong việc lập chứng từ và kiểm tra nội dung L/C...

Mỗi doanh nghiệp nên có một bộ phận pháp chế hoặc sử dụng tư vấn pháp lý để tránh được các bất đồng hoặc tranh chấp có thể xảy ra trong kinh doanh và trong thanh toán. Khi soạn thảo hợp đồng ngoại thương, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ càng về thủ tục, cân nhắc kỹ các điều khoản, đặc biệt là điều khoản về thanh toán trước khi ký, hợp đồng phải sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác... vì các điều khoản hợp đồng chặt chẽ sẽ là cơ sở để làm tốt việc thanh toán L/C sau này và khi đã quyết định lựa chọn phương thức thanh toán L/C phải hết sức chú ý đến yêu cầu nghiêm ngặt của bộ chứng từ.

b. Tìm hiểu kỹ và lựa chọn bạn hàng nước ngoài tin cậy.

Bên cạnh việc thận trọng khi ký hợp đồng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần tièm hiểu kỹ về đối tác nước ngoài vì dù hợp đồng có chặt chẽ đến đâu nhưng nếu đối tác cố tình lừa đảo thì quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể bị vi phạm.

Đa số các vụ tranh chấp xảy ra là do doanh nghiệp chưa chú trọng chọn đúng đối tác trong kinh doanh. Việc tìm hiểu thực lực và uy tín của bạn hàng là hết sức cần thiết. Hiện nay, khi các Ngân hàng Việt Nam còn chưa cung cấp nghiệp vụnày, các doanh nghiệp có thể thông qua Phòng Thương mại và Công

nghiệp Việt Nam (VCCI), Trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để có các thông tin đáng tin cậy về đối tác làm ăn. Các doanh nghiệp có thể nhờ ngân hàng phục vụ mình tìm hiểu đối tác kinh doanh thông qua hệ thống các ngân hàng đại lý tại nước ngoài.

Trong quan hệ mua bán với nước ngoài, cần phải tuân thủ thông lệ quốc tế không trái với luật pháp quy định của Việt Nam, không nên vì lợi nhuận ngắn hạn mà làm ăn thiếu trung thực, đánh mất uy tín của doanh nghiệp và cả nền kinh tế đất nước, gây thiệt hại cho lợi ích dài hạn của quốc gia cũng như của doanh nghiệp.

c. Tranh thủ sự tư vấn của NHĐT&PT Hà Nội

Để tránh rủi ro cho mình, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam ngoài việc tranh thủ sự hỗ trợ về vốn từ các ngân hàng thương mại, còn cần phải dựa vào các ngân hàng để nắm bắt thêm thông tin, xin tư vấn về các điều khoản thanh toán quốc tế trước khi ký kết hợp đồng ngoại thương. Ngay cả khi có những tranh chấp xảy ra thì ngân hàng cũng có thể hạn chế đến mức tối đa những thiệt hại cho khách hàng Việt Nam, nhất là thanh toán được thực hiện bằng L/C.

3.4. Kiến nghị với Uỷ ban Ngân hàng - Phòng Thương mại vàCông nghiệp quốc tế về điều chỉnh, bổ sung một số điều khoản của UCP Công nghiệp quốc tế về điều chỉnh, bổ sung một số điều khoản của UCP

UCP 500 là một tài liệu được nhiều chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và pháp lý xây dựng nên, đồng thời đây là tài liệu đã được chỉnh sửa, bổ sung nhiều nên có tính chặt chẽ và tính thực tiễn cao. Tuy vậy, UCP 500 vẫn cần phải tiếp tục sửa đổi cho hoàn thiện, dễ vận dụng, đáp ứng được yêu cầu ngày càng phát triển của thương mại và thanh toán quốc tế.

Trong thực tế hiện nay, có vấn đề là các Ngân hàng và người xin mở L/C phải thanh toán một bộ chứng từ đòi tiền sau khi thực hiện đúng điều 13 UCP 500 mà chưa xác định được tính chân thực của yêu cầu đòi tiền này hay còn có bộ chứng từ đòi tiền phù hợp khác sẽ được gửi đến sau là một điều không hợp lý. Do đó cần bổ sung quy định về xác định hiệu lực pháp lý của bộ chứng từ đòi tiền và thư tín dụng cần thông báo (như: định nghĩa rõ ràng chứng từ là gì?,

như thế nào là chứng từ phù hợp?, ngoài Hối phiếu có thể dùng Hoá đơn thương mại đòi tiền được không?, thế nào là sự cẩn thận thích đáng của ngân hàng trong việc kiểm tra chứng từ?, còn một số điều khoản mâu thuẫn nhau thì sử dụng thế nào?...)

Tóm lại, trên đây là một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ của NHĐT&PT Hà Nội. Việc phát triển của ngành ngân hàng nói chung cũng như NHĐT&PT Hà Nội nói riêng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế cũng như mọi lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước và góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

KẾT LUẬN

oạt động thanh toán quốc tế đặc biệt là hoạt động thanh toán sử dụng phương thức tín dụng chứng từ là một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là cơ sở để hoà nhập và bình đẳng trên thị trường thương mại quốc tế, bởi vậy thanh toán tín dụng chứng từ trở thành một trong những mảng hoạt động dịch vụ lớn của các NH thương mại. Nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ nhìn chung còn nhiều vấn đề mới mẻ đối với các ngân hàng và các doanh nghiệp Việt Nam do ta chỉ vừa mới chuyển sang "nền kinh tế mở" khoảng hơn một thập niên lại đây, đặc biệt đối với NHĐT&PT Hà Nội, thời gian tiếp cận các hoạt động nghiệp vụ này chưa phải là nhiều, do đó sự thiếu kinh nghiệm, doanh số khiêm tốn, hiệu quả hoạt động chưa cao là điều khó tránh khỏi. Do đó việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương thức tín dụng chứng từ của NHĐT&PT Hà Nội đang trở thành yêu cầu cấp thiết.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHĐTPT HÀ NỘI (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w