- Chi phí / Thu nhập:
2.3.2. Vốn huy động /Tổng nguồn vốn
Bảng 2.9. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng nguồn vốn (TNV) Triệu đồng 510.000 586.000 669.000 Vốn huy động (VHĐ) Triệu đồng 160.000 215.000 269.000
VHĐ/TNV % 31,37% 36,69% 40,21%
(Nguồn: Phòng Kế Toán NHNo&PTNT huyện Tam Nông)
VHĐ tạo cho ngân hàng thế chủ động trong kinh doanh, có khả năng cung cấp đầy đủ kịp thời và nhanh chóng vốn cho khách hàng.
Nhìn chung, nguồn VHĐ có xu hướng tăng lên qua các năm nhưng nó vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong TNV, tỷ trọng nguồn VHĐ so với TNV của ngân hàng qua 3 năm còn thấp ( từ 31,37% đến 40,21%). Ngân hàng chưa thể tự kiếm ra được nguồn vốn để kinh doanh. Nguyên nhân là trên địa bàn huyện chủ yếu là nông dân, thu nhập không cao lắm nên lượng vốn nhàn rỗi cũng không nhiều.
Ngoài ra, trong dân cư vẫn còn những hình thức tiết kiệm khác như góp vốn xoay vòng, chơi hụi… cũng đã làm mất đi một lượng vốn đáng kể cho ngân hàng.
Cụ thể, năm 2010 tỷ trọng VHĐ chiếm 31,37% TNV, sang năm 2011 là 36,69%, sang năm 2012 tỷ trọng VHĐ là 40,21%. Đây là biểu hiện tích cực thể hiện tốc độ huy động vốn ngày càng tăng của ngân hàng, có được kết quả đó là do ngân hàng đã tích cực áp dụng nhiều hình thức huy động vốn với thời gian và lãi suất linh hoạt với thị trường, cùng với phong cách phục vụ tận tình chu đáo, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng, giúp cho nguồn vốn huy động ngày được nâng cao.
Tóm lại, ngân hàng cần phải phát huy những thành quả đạt được từ công tác huy động vốn năm 2012, ngày càng nâng cao nguồn vốn huy động, giảm thiểu VĐC sao cho hợp lý để có được nguồn vốn với chi phí thấp đem lại lợi nhuận tốt nhất.