Tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm tại Hà Nội

Một phần của tài liệu Dân số, lao động và việc làm tại Hà Nội, thực trạng và giải pháp (Trang 25)

Số liệu và phân tích về tình trạng thất nghiệp giúp đánh giá mức độ thiếu hụt của thị trƣờng lao động. Ở các nƣớc đang phát triển, nơi mà mức độ thất nghiệp và an sinh xã hội thƣờng thấp, chỉ số thiếu việc làm có thể cung cấp hiểu biết sâu hơn. Các chỉ tiêu phân tích dƣới đây về thất nghiệp và thiếu việc làm đƣợc tính cho ngƣời từ 15 tuổi trở lên, và trong độ tuổi lao động nữ từ 15-54 tuổi và nam từ 15-59 tuổi và thanh niên từ 15-24 tuổi.

21

Bảng 10. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2013

Đơn vị: % Vùng Chung Khu vực cƣ trú Giới tính Thành thị Nông thôn Nam Nữ Cả nƣớc 2,2 3,6 1,5 2,1 2,2

Trung du và miền núi phía Bắc 0,8 2,3 0,5 0,9 0,7

Đồng bằng sông Hồng(*) 2,1 3,9 1,6 2,4 1,8

Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung 2,2 3,8 1,6 2,0 2,4

Tây Nguyên 1,5 2,1 1,3 1,0 2,1

Đông Nam Bộ(*) 2,0 2,7 1,6 2,1 2,0

Đồng bằng Sông Cửu Long 2,4 3,0 2,2 1,7 3,3

Hà Nội 3,7 6,6 1,7 4,7 2,5

Thành phố Hồ Chí Minh 3,4 3,7 2,2 3,8 3,0

Đồng bằng sông Hồng không bao gồm Hà Nội và Đông Nam Bộ không bao gồm tp. HCM

(Nguồn: Tổng cục thống kê- Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2013)

Năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp của Hà Nội là 3,7%. Trong đó thất nghiệp ở khu vực thành thị (6,6%) cao gấp 4 lần khu vực nông thôn (1,7%). Thất nghiệp theo giới tính cũng có sự chênh lênh rõ, thất nghiệp ở nam giới (4,7%) cao hơn mức thất nghiệp ở nữ giới. Đáng chú ý là khi so sán tỷ lệ thất nghiệp ở các vùng trên cả nƣớc, tỷ lệ thất nghiệp lại cao hơn ở các vùng kinh tế xã hội đi đầu cả nƣớc. Hà Nội là địa phƣơng có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất (3,7%), gấp 4,6 lần Trung du và miền núi phía Bắc (0,8%) – vùng có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất.

Bảng 11. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động năm 2013

Đơn vị tính: Phần trăm

Vùng Chung

Khu vực cƣ trú Giới tính Thành Nông Nam Nữ

22

thị thôn

Cả nƣớc 2,8 1,5 3,3 3,0 2,5

Trung du và miền núi phía Bắc 1,7 1,2 1,8 2,0 1,3

Đồng bằng sông Hồng(*) 3,5 2,1 3,9 3,6 3,4

Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung 2,9 2,4 3,1 3,1 2,6

Tây Nguyên 2,4 2,1 2,5 2,7 2,0

Đông Nam Bộ(*) 1,6 0,8 2,1 1,9 1,2

Đồng bằng Sông Cửu Long 5,2 2,8 6,0 5,3 5,1

Hà Nội 1,0 0,4 1,4 1,1 0,9

Thành phố Hồ Chí Minh 0,2 0,2 0,1 0,3 0,2

Đồng bằng sông Hồng không bao gồm Hà Nội và Đông Nam Bộ không bao gồm tp. HCM

(Nguồn: Tổng cục thống kê- Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2013)

Tỷ lệ thiếu việc làm so với cả nƣớc ở mức thấp (0,73%), chỉ bằng 1/3 chỉ số này của cả nƣớc. Năm 2013, ở Hà Nội, cứ 100 ngƣời đang làm việc thì có trung bình 1 ngƣời thiếu việc làm. Tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn (1,4%) cao gấp 3,5 lần ở thành thị (0,4%), trong khi có sự chênh lệch không đáng kể về tỷ lệ thiếu việc làm giữa nam và nữ (1,1% đối với nam và 0,9% đối với nữ).

Mặc dù kinh tế tăng trƣởng chậm nhƣng tỷ lệ thất nghiệp của cả nƣớc nói chung và Hà Nội nói riêng biến động không nhiều. Điều này có thể giải thích là do trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp, đời sống của ngƣời dân chƣa cao, hệ thống an sinh xã hội chƣa phát triển nên ngƣời lao động thƣờng chấp nhận làm những công việc trong khu vực phi chính thức với mức thu nhập thấp, bấp bênh để nuôi sống bản thân và gia đình.

Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên đƣợc tính cho những ngƣời từ 15- 24 tuổi và tỷ lệ thất nghiệp ở các nhóm còn lại đƣợc tính cho những ngƣời từ 25 tuổi trở lên. Năm 2013, Hà Nội có 38,7 nghìn thanh niên thất nghiệp, tƣơng ứng với 8,5% lực lƣợng lao động thanh niên trên địa bàn thành phố. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao gấp 3 lần tỷ lệ thất nghiệp của những ngƣời từ 25 tuổi trở lên (2,7%).

23

So với năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm 3,04 điểm phần trăm. Thất nghiệp thanh niên đang trở thành vấn đề quan tâm của xã hội, thanh niên đƣợc xem là một trong những nhóm lao động dễ bị ảnh hƣởng nhất bởi các biến động trên thị trƣờng lao động.

Một phần của tài liệu Dân số, lao động và việc làm tại Hà Nội, thực trạng và giải pháp (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)