PHƯƠNG PHÁP LẬP:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Tổng Công ty thép Việt Nam.docx (Trang 33 - 34)

Cột 1: Ghi bộ phận sử dụng

Cột 2: Ghi lương sản phẩm, căn cứ vào bảng thanh toán lương của từng bộ phận ta lấy cột như sản phẩm để ghi một dòng vào cột phù hợp.

Cột 3 đến cột 8: Căn cứ vào các bảng thanh toán lương của từng bộ phận, cột lương thời gian ta lấy cột lương thời gian, lương kinh doanh, lương phép, năng suất, bù chênh lệch, phụ cấp, trách nhiệm tương ứng từ cột 3 đến cột 8 để ghi một dòng vào cột phù hợp.

Cột 9: Tổng cộng ta lấy cột lương sản phẩm + lương thời gian + lương kinh doanh + lương phép (nếu có) + năng xuất + bù chênh lệch + phụ cấp trách nhiệm để ghi một dòng vào cột phù hợp.

Cột 10: Ghi các khoản khấu trừ chi tiết cho

BHXH 5%: trích 5% vào BHXH theo lương cố định BHYT 1%: Trích 1% và BHYT theo lương cố định VD: Phân xưởng bao bì

Tổng hệ số lượng của phân xưởng bao bì là 27,5 mức lương tối thiểu (210.000đ) vậy lương cố định = 5.775.000đ/tháng.

BHXH 5% = 5.775.000 x 0,05 = 288.750 BHYT 1% = 5.775 x 0,01 = 57.750

Tổng cộng: Ta lấy cột BHXH cộng BHYT.

VD: Phân xưởng bao bì các khoản khấu trừ là: 346.500đ/tháng Cột 11: Thực lĩnh

Ta lấy cột 9: Tổng cộng trừ đi cột cộng của các khoản khấu trừ để ghi một dòng vào cột phù hợp.

Cụ thể: Phân xưởngAH1: tổng thu nhập 10.519.878 các khoản khấu trừ: 346.500

Vậy số tiền thực lĩnh của cả phân xưởng là: 10.173.378

Khi đã lập được bảng thanh toán lương toàn xí nghiệp tháng 10/2002. Kế toán tiếp tục lập bảng phân bổ số 1 hay còn gọi là bảng phân bổ tiền lương và BHXH.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Tổng Công ty thép Việt Nam.docx (Trang 33 - 34)