Ví dụ minh họa

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 25 - 28)

c) Quy định mức phán quyết tíndụng đối với từng chức danh

2.2.2.1.3. Ví dụ minh họa

Trường hợp BIDV Huế cho vay một khách hàng là doanh nghiệp (Do lý do bảo mật của Ngân hàng và khách hàng, nên một số thơng tin đã được thay đổi song vẫn đảm bảo bản chất nghiệp vụ).

Ơng Nguyễn Văn A đại diện cho Doanh nghiệp tư nhân ABC chủ động đến Chi nhánh đề nghị xin vay vốn. Ngày 03/03/2010, được sự đồng ý, BIDV Huế ký kết hợp đồng tín dụng ngắn hạn hạn mức với số tiền là 3.500.000.000 đồng, thời hạn là 12 tháng.

Doanh nghiệp tư nhân ABC vay vốn nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động. Khi vay, cơng ty thế chấp tài sản là quyền sử dụng nhà ở, đất và được định giá là 2.925.932.000 đồng. Thời hạn vay theo từng hợp đồng cụ thể

(1) Hồ sơ xin vay vốn: Căn cứ vào nhu cầu của Doanh nghiệp tư nhân ABC, cán bộ

QHKH sẽ tư vấn cho người đại diện Cơng ty là ơng Nguyễn Văn A các hình thức vay vốn với thời hạn vay vốn hợp lý. Khi thấy hợp lý khách hàng sẽ làm hồ sơ xin vay vốn trình lên cho Phịng QHKH để thẩm định. Hồ sơ xin vay vốn của khách hàng là DN bao gồm:

- Giấy đề nghị vay vốn

- Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của DN. (Bản gốc hoặc bản sao cĩ cơng chứng của cơ quan cĩ thẩm quyền).

- Báo cáo tài chính qua các năm (Bản gốc hoặc bản sao cơng chứng). - Giấy chứng nhận đăng ký thuế

- Bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký của khách hàng - Các giấy tờ khác (nếu cĩ).

(2) Đánh giá khách hàng và lập Báo cáo đề xuất tín dụng (Bộ phận QHKH thực hiện)

Khi xem xét hồ sơ xin vay vốn, cán bộ QHKH cần phải thu thập thơng tin từ mọi nguồn khác nhau (Sách, báo, thuyết minh báo cáo tài chính, đơi khi phải lấy thơng tin từ trung tâm thơng tin tín dụng CIC của NHNN ).

Việc xem xét khơng chỉ dừng lại ở thu thập thơng tin mà cán bộ khách hàng cần cĩ kiến thức về kế tốn và tài chính để cĩ khả năng dựa vào chỉ tiêu tài chính, để chỉ ra những

gian lận cĩ thể cĩ trong báo cáo cũng như đưa ra những rủi ro tiềm tàng đối với doanh nghiệp. Đĩ là cơ sở để thực hiện cơng việc cho điểm và xếp hạng tín dụng. Doanh nghiệp tư nhân ABC cĩ quan hệ tín dụng thường xuyên tại Ngân hàng, do đĩ cán bộ QHKH sẽ sử dụng kết quả xếp hạng lần gần nhất vào ngày 31/12/2009 theo đĩ cơng ty ABC đạt mức xếp hạng A với tổng điểm 86,93 ( Tham chiếu phụ lục 06)

Theo chính sách khách hàng đối với mức xếp hạng A, cơng ty ABC phải cĩ tài sản đảm bảo với tỷ lệ tối thiểu 50% nhằm bảo đảm quyền lợi của BIDV khi cho vay. Chính vì vậy mà cán bộ khách hàng phải cĩ nghĩa vụ ước tính sơ bộ tài sản và định giá tài sản mà khách hàng cầm cố, thế chấp.

Việc định giá TSĐB do bộ phận QHKH tại Chi nhánh thực hiện và được thể hiện trên Báo cáo thẩm định giá trị Tài sản đảm bảo (Phụ lục 07)

Sau khi thu thập đầy đủ các thơng tin cần thiết, cán bộ QHKH đưa ra ý kiến đánh giá của mình thơng qua việc lập Báo cáo đề xuất tín dụng (Phụ lục 08) và trình lên Trưởng phịng QHKH xem xét. Trưởng phịng QHKH chịu trách nhiệm kiểm tra lại các thơng tin nêu tại báo cáo đề xuất tín dụng và ghi ý kiến đánh giá tại phần cuối của Báo cáo.

Giới hạn tín dụng của Cơng ty ABC theo Báo cáo đề xuất tín dụng là 3.500.000.000 đồng, là khoản vay bắt buộc phải qua thẩm định rủi ro và thuộc phạm vi thẩm quyền phê duyệt tín dụng của Giám đốc Chi nhánh. Do đĩ báo cáo khi đã cĩ đầy đủ chữ ký của cán bộ QHKH và Trưởng phịng QHKH cùng tồn bộ hồ sơ giấy tờ liên quan sẽ được Phĩ Giám đốc QHKH phê duyệt lần nữa trước khi chuyển sang bộ phận QLRR để thẩm định rủi ro.

(3) Rà sốt rủi ro độc lập (Phịng Quản lý RRTD thực hiện): Rà sốt rủi ro là bước

đánh giá lại rủi ro trên cơ sở nội dung báo cáo đề xuất tín dụng nhằm bổ sung thơng tin cho cấp cĩ thẩm quyền trong việc đi đến quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.

- Căn cứ vào Báo cáo kết quả thẩm định giá trị tài sản bảo đảm ngày 03/03/2010, Cán bộ QLRR lập Báo cáo kết quả thẩm định rủi ro giá trị tài sản đảm bảo (Phụ lục 09), trong đĩ ghi rõ ý kiến đồng ý với kết quả định giá của Bộ phận QHKH, trình Trưởng

- Đồng thời cán bộ QLRR thu thập thêm thơng tin, phân tích, đánh giá rủi ro và lập Báo cáo thẩm định rủi ro (Phụ lục 10), ghi rõ ý kiến đồng ý với các thơng tin nêu trong Báo cáo đề xuất của bộ phận QHKH. Báo cáo thẩm định rủi ro được Trưởng phịng QLRR kiểm tra lại, ký kiểm sốt và trình Giám đốc Chi nhánh phê duyệt.

Bộ phận QLRR chịu trách nhiệm soạn thảo Quyết định cấp tín dụng (Phụ lục 11) trình Giám đốc Chi nhánh ký duyệt. Quyết định cấp tín dụng đã được ký cùng tồn bộ Hồ sơ tín dụng được chuyển lại cho BP QHKH. Cán bộ QHKH thơng báo cho khách hàng, trao đổi, thương thảo với khách hàng về các điều kiện tín dụng. Sau khi khách hàng đồng ý với các điều kiện tín dụng đã được phê duyệt , bộ phận QHKH chịu trách nhiệm soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo, biên bản định giá, biên bản giao nhận, đăng ký giao dịch đảm bảo (Vì tài sản bảo đảm của cơng ty ABC là quyền sử dụng đất nên yêu cầu bắt buộc phải thực hiện đăng kí giao dịch bảo đảm theo quy định)

Nhận xét: Theo quy định hiện hành của BIDV Thừa Thiên Huế, hồ sơ tài chính do khách hàng cung cấp phải kèm theo báo cáo tài chính của 03 năm gần nhất, tuy nhiên qua quan sát thực tế hồ sơ vay vốn của Doanh nghiệp tư nhân ABC chỉ cĩ báo cáo tài chính từ năm 2006 – 2008; do đĩ các thơng tin về đánh giá tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của khách hàng trên Báo cáo đề xuất tín dụng chỉ dựa trên số liệu trong ba năm 2006 – 2008, điều này cĩ thể ảnh hưởng đến kết quả đánh giá trước khi đi đến kết luận đồng ý cho vay. Tuy nhiên, xét về tổng thể, cơng tác kiểm sốt trước cho vay đối với Doanh nghiệp ABC đã được thực hiện đúng quy định, đầy đủ các thủ tục kiểm sốt cần thiết.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w