Vè thằng nhác Ve vẻ vè ve,

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Tăng tỉ lệ chuyên cần thông qua việc tổ chức các trò chơi học tập ở lớp 5B trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thành Sơn (Trang 26)

Ve vẻ vè ve, Cái vè thằng nhác. Trời đà phú thác, Tính khí anh ta, Thuở còn mẹ cha,

6 x 4 = 24 6 x 5 = 30 6 x 6 = 36 6 x 7 = 42 6 x 8 = 48 6 x 9 = 54 6 x 10 = 60

Theo đòi thi sự. Cho đi học chữ, "Nhiều chữ ai vay" ? Cho đi học cày, Rằng "nghề ở tớ". Cho đi học thợ, Nói "nghề ấy buồn". Cho đi học buôn, Ấy "nghề ngồi chợ". Việc làm tránh chớ, Chỉ biết ăn chơi. Cha mẹ qua đời, Không ai cấp dưỡng, Dáng đi vất vưởng, Như thể cò ma. Cô bác xót xa, Kêu cho nắm gạo, Bỏ mồm trệu trạo, Sợ nấu mất công. Chết rũ giữa đồng, Rồi đời thằng nhác. Phụ lục 3: Hướng dẫn tổ chức các trò chơi. 1. Trò chơi: NÉM VÒNG Mục đích

- Rèn luyện đôi tay khéo léo, ném vòng chính xác

- Tạo bầu không khí vui vẻ, xua tan căng thẳng mệt mỏi.

Cách chơi:

Quản trò chuẩn bị một cái chai và 3 vòng tre đường kính 8cm. Vẽ vạch thẳng cách vị trí đặt chai khoảng 2m (tùy theo khả năng và mức độ chơi ở các lần khác nhau mà tăng dần khoảng cách). Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội cử 3 người tham gia chơi. Người chơi đứng thành vòng tròn xung quanh vị trí chơi. Lần lượt các đội thi ném vòng vào cổ chai, mỗi người được ném 3 vòng.

- Đội nào ném được số vòng vào chai nhiều nhất thì đội đó chiến thắng.

- Người chơi nào dẫm chân chạm vạch hoặc bước lên phía trên vạch để ném vòng thì lần ném đó sẽ không được tính.

2. Trò chơi: HÒ DÔ TA

Mục đích

- Phát triển óc hài hước

- Tạo bầu không khí vui vẻ, xua tan căng thẳng mệt mỏi.

Cách chơi :

- Nội dung : Hò theo quản trò và làm động tác chèo thuyền. Quản trò hô: “ Đèo cao ”

Người chơi : “ Dô ta ”

Quản trò : “ Thì mặc đèo cao ” Người chơi : “Dô ta ”

Quản trò : “ Nhưng đèo cao quá ” Người chơi : “Thì ta đi vòng nào ” Người chơi : “ Dô hò là hò dô ta” Lưu ý :

+ Thay lời của câu hò cho vui, và phù hợp với học sinh như :

“ Đường xa, thì mặc đường xa, nhưng đường xa quá, thì ta đi tàu… ” “ Bài khó, thì mặc bài khó, nhưng bài khó quá thì ta hỏi thầy..”. “Trời mưa , thì mặc trời mưa, nhưng mà mưa quá thì ta kêu trời…” “ Điểm thấp, thì mặc điểm thấp, nhưng mà thấp quá mẹ cho ăn đòn…” “Mùa khô thì măc mùa khô, nhưng mà khô quá cà phê hư liền. …” “Đường trơn, thì mặc đường trơn, nhưng mà trơn quá thì ta đi giày…”

Luật chơi:

Mục đích

- Phát huy năng khiếu và khả năng khéo léo, ứng xử linh hoạt cho người chơi - Tạo không khí vui tươi chơi sôi nổi, đoàn kết

Cách chơi:

Chia lớp thành 2 đội , mỗi đội cử một người chơi tham gia

- Quản trò yêu cầu người chơi diễn tả một trong các trạng thái: Vui , buồn, lo lắng , dận dữ. . . người chơi phải diễn tả tâm trạng đó bằng nét mặt, tay chân, thân mình nhưng không được nói.

Luật chơi

Người chơi nếu vô tình buột miệng diễn tả bằng lời nói là phạm quy, sẽ bị trừ điểm.

4. Trò chơi: MƯA RƠI

Mục đích

- Rèn luyện phản xạ nhanh, tính nhanh nhẹn. . . cho người chơi - Tạo không khí vui tươi chơi sôi nổi, đoàn kết

Cách chơi:

Quản trò quy định như sau: Để tay thấp thì vỗ nhỏ ( mưa nhỏ) , để tay càng cao thì vỗ to ( mưa to), đưa tay qua đầu thì vỗ tay to và nhanh, nhảy lên cao thì người chơi nhảy theo và hô “Đùng”

Luật chơi:

Người chơi thực hiện đúng theo động tác của quản trò, ai làm sai sẽ bị phạt.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Tăng tỉ lệ chuyên cần thông qua việc tổ chức các trò chơi học tập ở lớp 5B trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thành Sơn (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w