Các file cấu hình của Nova được lưu tại /etc/nova/.
Trong thử nghiệm này để đơn giản hóa, nhóm sẽ chỉ thay đổi thông số trong /etc/nova/nova.conf. Đây là nơi lưu các cấu hình quan trọng nhất của Nova như thông tin về CSDL, kiểu cấu hình nova- network...
Cấu hình nova-network ở chế độ VLAN. Chỉ sử dụng một interface eth0 từ server DELL nhằm kết nối các instance ra Internet và tạo VLAN cho mỗi project.
Như đã nói ở trên, chúng ta sử dụng dải private IP là: 10.0.0.0/22 32 32 và dải public IP là 172.17.2.64/27 đây là dải IP thực cùng lớp với IP của host (server DELL) do vậy khi cấu hình xong và chạy các instance, chúng ta có thể 'nhìn' thấy các instance đó thông qua dải IP này.
3.5. Tạo một Nova project
CH1301068 Trang 27
tên: testuser và sau đó sẽ gán cho testuser quyền sysadmin. Tiếp đó chúng ta tạo một project tên testproject và gán nó cho testuser với toàn quyền.
3.6. Tạo các chứng chỉ (credential) access key.
Với mỗi project, Nova sẽ cung cấp các chứng chỉ và access key cho user nhằm thực hiện việc chứng thực. Các thông tin quan trọng nhất nằm trong file novarc. File này được sử dụng để tạo một 'môi trường' với những tham số trỏ tới server mà Nova được cài đặt.
Giả sử chúng ta dùng một máy client khác để thực hiện các truy vấn trên Nova. Trên client này chúng ta cũng phải lấy các chứng chỉ và access key này về. Từ đó client này có thể dễ dàng tương tác và 'nói chuyện' với server chạy Nova.
Chúng ta cần mở cổng 22 cho SSH service và cổng 80 cho HTTP service. Sau đó khởi động lại tất cả các dịch vụ của Nova và Glance. Nếu không có lỗi thì từ bây giờ chúng ta đã có thể sử dụng Nova và Glance.
3.7. Upload image và khởi chạy instance
Các image có sẵn từ các server của Ubuntu, Stackops... đây cũng là những file chuẩn mà các nhà cung cấp này đã tạo sẵn cho người sử dụng. Chúng ta sẽ cần phải lấy chúng về và upload lên Glance (hoặc nova object-store)
Với mỗi instance chúng ta cần gán cho nó một cặp public/private key. Mục đích là để người dùng có thể sử dụng chúng để đăng nhập tới instance. Public key sẽ được gán vào instace còn private key thì người dùng sẽ lưu lại (đó là một file .pem). Từ client chỉ cần sử dụng private key tương ứng với instace bạn có thể SSH tới instance đó và thực hiện các việc cài đặt thông qua dòng lệnh.
3.8. Cài đặt và cấu hình Swift
Như đã giới thiệu, để đảm bảo việc lưu trữ an toàn và hiệu quả, Swift lưu một object (dữ liệu) trên nhiều zone khác nhau. Ở thử nghiệm này do chúng ta chỉ có một server nên tưởng chừng cơ chế này không mấy hiệu quả, nhưng hãy tưởng tượng chúng ta có nhiều server và xa hơn nữa các server nằm tại các vị trí địa lý khác nhau. Sẽ an toàn và dễ dàng hơn rất nhiều trong việc lưu trữ và cải thiện chất lượng dịch vụ đối với người dùng.
Ở thử nghiệm này, sử dụng một phân vùng đĩa cứng khác để Swift lưu trữ dữ liệu trên đó. Em sẽ tạo ra 4 server mô phỏng cho việc lưu trữ object trên 4 node khác
CH1301068 Trang 28
nhau. Bốn node này tất nhiên sẽ cùng IP nhưng sẽ sử dụng các cổng khác nhau cho từng dịch vụ như vậy có thể tạm thời mô phỏng được cách thức hoạt động của Swift.Trong thử nghiệm em sử dụng Swauthkey nhằm đơn giản hơn việc tạo user trong Swift, chúng ta có thể dùng Swauthkey để tạo mới user ngay trên dòng lệnh chứ không cần phải thay đổi thông số trong /etc/swift/proxy-server.conf.
Chúng ta có thể tương tác với Swift thông qua dòng lệnh. Một số trình quản lý FTP như CyberDuck có thể tương tác với Swift khá tốt.
CH1301068 Trang 29
KẾT LUẬN
Sự phát triển của điện toán đám mây sẽ là bước ngoặc của ngành Công nghê Thông tin (IT), tương tự như sự ra đời của world wide web hay là thương mại điện tử (e-commerce). Trong tương lai, sẽ có sự thay đổi lớn trong lĩnh vực IT, nơi mà các cơ sở hạ tầng IT, các ứng dụng, các tài nguyên, các công việc hỗ trợ được duy trì và hoạt động bởi các nhà cung cấp IT lớn và triển khai trên đám mây. Theo kết quả của một nghiên cứu với hơn 1.000 lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo CNTT toàn cầu, động lực chủ yếu để các doanh nghiệp ứng dụng điện toán đám mây là tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian tạo giá trị. Tiết kiệm chi phí bao gồm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và giảm chi phí vận hành và quản trị hệ thống CNTT. Các yếu tố rút ngắn thời gian tạo giá trị bao gồm giảm bớt áp lực lên tài nguyên nội bộ, đơn giản hóa việc cập nhật hoặc nâng cấp hệ thống, và khả năng mở rộng tài nguyên CNTT một cách linh hoạt theo yêu cầu kinh doanh. Các doanh nghiệp còn quan tâm đến điện toán đám mây do khả năng cải thiện tính sẵn sàng và độ tin cậycủa hệ thống CNT và tăng cường hiệu quả hoạt động.
Điện toán đám mây đang bùng nổ và ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động của chúng. Việc áp dụng điện toán đám mây vào nhiều lĩnh vực đã đem lại những kết quả khả quan. Việc đưa môn điện toán lưới đám mây vào chương trình đào tạo thạc sĩ khoa học máy tính của trường giúp học viên có thể bắt kịp xu hướng CNTT thế giới và tạo cơ hội cho học viên được tiếp cận đến công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất.
CH1301068 Trang 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bài giảng điện toán lưới đám mây. TS. Nguyễn Phi Khứ
[2] Cloud computing: http://en.wikipedia.org/wiki/Cloud_computing. [3] Data center: http://en.wikipedia.org/wiki/Data_center
[4] Mahjoub, M., et al. A Comparative Study of the Current Cloud Computing Technologies and Offers. in Network Cloud Computing and Applications (NCCA), 2011 First International Symposium on. 2011.
[5] Leads, O.P. OpenNebula 3.2 Key Features and Functionality. 2012 [cited 2012 22nd March]: http://opennebula.org/documentation:features
[6] Jansen, W. and T. Grance., Guidelines on security and privacy in public cloud computing, 2011.
[7] Brodkin, J. Gartner Seven cloud-computing security risks. 2008: http://www.infoworld.com/d/security-central/gartner-seven-cloud-computing-security- risks-853.