Công tác lát:

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật xây dựng công tác thi công tại công trình trung cư cao tầng CT4 - 15 tầng, khu nhà ở Bắc Linh Đàm -Thanh Trì - Hà Nội (Trang 26)

VII. CÔNG TÁC XÂY TƯỜNG VÀ HOÀN THIỆN.

2. Công tác lát:

Lát nền nhà có hai phần chính: Nền chịu lực và mặt nền.

Mặt nền (mặt sàn) là phần lát trên nền chịu lực để tạo điều kiện tốt cho sử dụng và đồng thời có tác dụng để trang trí. Lát nền nhà có thể sử dụng các loại vật liệu khác nhau tuỳ theo thiết kế như: gạch chỉ, gạch lá nem (gạch vuông nhỏ), gạch xi măng, gạch men, gạch granitô…

a. Lát gạch chỉ: Thường được lát trên nền đất chặt hoặc trên lớp đệm cát. Gạch

lát phải là loại tốt. Phương pháp lát nền:

+ Trước khi lát nền, ta phải đặt các hàng gạch chuẩn sát tường đối diện nhau rồi căng dây làm mức.

+ Trên nền cát Èm, ta dải một lớp vữa lát (vữa tam hợp mác 50 hay mác 75) dày 2 cm rồi đặt gạch lên trên.

+ Dùng gỗ hay chuôi bay gõ nhẹ lên mặt gạch để chỉnh cho khớp với dây mức làm chuẩn.

+Lát xong, ta phải chờ vữa lát khô rồi mới tiến hành chèn mạch.

+ Chèn mạch bằng cách rót vữa xi măng cho đầy các mạch rồi dùng mũi bay để miết cho mịn.

b. Lát các loại khác (lá nem, xi măng, men, granitô): Ta cũng tiến hành tương

tự như cách lát gạch chỉ. Những quy định cụ thể:

* Chiều rộng mạch vữa giữa các viên gạch thường được quy định như sau: Với gạch lá nem: lớn nhất là 5 mm.

Với gạch xi măng và granitô: Có mạch từ 1 mm đến 2 mm. Với gạch men (gạch hoa): Không được lớn hơn 1mm. * Vữa mạch:

Ở gạch lá nem là phải chèn đầy và miết nhẵn.

Ở gạch xi măng và granitô thì không phải miết mạch mà được tráng bằng nước xi măng.

Ở gạch lá nem thì được lấp đầy bằng vữa xi măng trắng hoặc màu. Cần lưu ý là trước khi lát ta phải đặt thử để khỏi bị nhầm lẫn hoặc trái hoa.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật xây dựng công tác thi công tại công trình trung cư cao tầng CT4 - 15 tầng, khu nhà ở Bắc Linh Đàm -Thanh Trì - Hà Nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w