mà, một trong những hạn chế trong học thuyết đạo đức của Nho giáo là phiến diện chỉ nhìn thấy con người ở mặt đạo đức mà thôi.
1.4. Quan niệm của ho giáo về những phương thức để thực hành đạo đức đạo đức
Từ việc nhận thức vai trò của đạo đức đối với việc xây dựng, hoàn thiện đạo đức của con người và xã hội, Nho giáo không chỉ đưa ra những chuẩn mực đạo đức để con người học tập, tu dưỡng mà chủ yếu còn định ra những phương thức thực hành những chuẩn mực đạo đức ấy, con người và xã hội mới thực sự có đạo đức. Từ trong nội dung học thuyết đạo đức của Nho giáo, có thể khái quát một số phương thức chủ yếu sau:
Thứ nhất: Thường xuyên tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Nho giáo, đạo đức và tu dưỡng đạo đức gắn liền với nhau. Theo quan niệm của nhiều nhà Nho muốn xây dựng một xã hội lý tưởng, xã hội có đạo đức thì phải làm cho mọi người có đời sống đạo đức và đời sống vật chất tương đối đầy đủ. Và để có đạo đức theo Nho giáo, mọi người trước hết là nhà vua, người cầm quyền phải học tập và tu dưỡng đạo đức.
Từ chỗ đề cao địa vị và vai trò của nhà vua, của người cầm quyền trong việc trị nước, trị dân, trong việc tạo lập và duy trì xã hội ổn định và phát triển, Nho giáo càng coi trọng vai trò của đạo đức và sự tu dưỡng đạo đức của nhà vua, của kẻ cai trị.
Trong học thuyết đạo đức, các nhà Nho khẳng định rằng, để làm tròn trách nhiệm là “cha mẹ của dân”, “thay trời trị dân và giáo hoá dân”, để làm
theo “đạo trời”, “mệnh trời”, thì điều cơ bản và có ý nghĩa quyết định nhất là nhà vua, kẻ cầm quyền phải có và luôn luôn tu dưỡng đạo đức.
Quan niệm của Nho giáo về một ông vua, người cầm quyền có đạo đức biểu hiện trong sự thống nhất giữa “nội thánh và ngoại vương”, giữa “tri và hành”. Nội thánh là bản thân mình phải có đầy đủ những đức tính cơ bản, như đức Nhân - tức là lòng thương người; Hiếu đễ - tức là phải hiếu, kính cha mẹ, kính anh nhường em; Trung thứ - tức là lòng trung hậu, hoà mục, khiêm tốn, không giả dối quanh co, đã hứa phải giữ lấy lời, trong công việc trị dân, giáo dân… phải cần mẫn, siêng năng; Trọng nghĩa khinh lợi. Nói tóm lại, Nội thánh bao gồm năm đức cơ bản: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Ngoại vương là sự thể hiện, thi hành cái nội thánh ra bên ngoài để tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Trong mối quan hệ giữa Nội thánh và Ngoại vương thì Nội thánh là cơ sở bên trong của Ngoại vương, là yếu tố quyết định Ngoại vương; còn Ngoại vương chỉ là sự biểu hiện ra bên ngoài của Nội thánh, là hiện thực hoá cái nội thánh. Theo ý nghĩa này, “tri” là sự hiểu biết là sự lĩnh hội cái “đạo làm vua” còn hành là đem cái sự hiểu biết ấy trong việc tri nước, trị dân.
Nho giáo cho rằng, nhà vua có đạo đức và thi hành cái đạo đức của mình có ý nghĩa quyết định trong việc trị dân, giáo hoá dân, thu phục lòng người. Và theo các nhà Nho, nếu có đạo đức và thi hành đạo đức trong việc cai trị thì nhà vua, kẻ cầm quyền không chỉ khiến mọi người theo mình, phục vụ mình, mà bản thân mình sẽ giữ được chức vị, không lẻ loi, ít lầm lạc và không thất bại trong việc cai trị.
Cũng theo Nho giáo, để có đạo đức và làm cho đạo đức có vai trò to lớn như vậy còn phụ thuộc chủ yếu ở sự tu dưỡng đạo đức của nhà vua, của kẻ cai trị. Việc tu dưỡng đạo đức của nhà vua, của kẻ cầm quyền theo Khổng Tử trước hết phải tự mình tu dưỡng, có như vậy dân mới tuân theo phép tắc, mới tự giác theo mình và nền cai trị do đó mới được giữ vững. Như Khổng Tử nói: “Người trên chuộng lễ, thì dân chẳng ai dám bất kính. Người trên
chuộng lễ, thì dân chẳng ai dám bất phục. Người trên chuộng chữ tín, thì dân chẳng ai dám không thật lòng. Được như vậy thì dân ở bốn phương sẽ địu con mà theo về” [74, tr.444] còn nếu “tự mình không đúng đắn, thì dẫu ra lệnh, dân cũng không theo” [74, tr.444].
Sự tu dưỡng đạo đức của nhà vua, người cầm quyền không chỉ thành và kính mà còn đòi hỏi sự tu dưỡng đó phải thường xuyên, ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh, trong mội mối quan hệ. Có tu dưỡng như vậy, Theo Nho giáo trăm họ mới được yên trị, nền chính trị mới được thịnh vượng. Như Khổng Tử nói: “Sửa mình để yên trăm họ, điều ấy thì ngay cả Nghiêu Thuấn có lẽ cũng chưa làm được trọn vẹn” [74, tr.480].
Trong học thuyết đạo đức của Nho giáo, sự tu dưỡng đạo đức của nhà vua, kẻ cầm quyền còn phải được thể hiện bằng những tấm gương đạo đức của họ. Nho giáo coi nhà vua nêu gương trong việc tu dưỡng đạo đức và thi hành đạo đức là yếu tố quyết định của việc thực hiện thành công đường lối đức trị (cai trị bằng đạo đức). Có như vậy, cái đức của mình mới bổ hoá ra khắp thiên hạ, mọi người mới noi theo mà có cái đức của mình. Nêu gương về đạo đức là nói phải đi đôi với làm, mình tự tu dưỡng trước sau mới giáo hoá người. Khổng Tử luôn nhấn mạnh: “Trước hãy làm việc, rồi sau mới thu hoạch, chẳng phải là đề cao phẩm đức ư? Phê phán tội lỗi của mình chứ không phê phán tội lỗi của người khác, đó chẳng phải là sửa chữa lỗi lầm ư?” [74 tr. 427]. Ông còn cho rằng, nếu “Bề trên chuộng lễ thì dân dễ khiến” [74, tr.480].
Thứ hai: Phải giáo dục, giáo hoá bằng đạo đức.
Trong Nho giáo nói chung, học thuyết giáo dục của Nho giáo nói riêng đều coi giáo dục, giáo hoá không chỉ là một trong những biện pháp chính trị căn bản để xây dựng một xã hội ổn định, thái bình, thịnh trị, có trật tự, kỷ cương mà còn là một trong những phương thức chủ yếu và có hiệu quả trong việc kiến tạo xã hội xã hội có đạo đức và tạo ra những con người có đạo đức,
những mẫu người lý tưởng. Chính vì vậy mà, Nho giáo đặc biệt đề cao, coi trọng giáo dục, giáo hoá. Nhận thức được vai trò của con người, của giáo dục, giáo hoá mà ngay từ đầu Khổng Tử đã chủ trương “Hữu giáo vô loại”, “Phú nhi hậu giáo” với phương châm “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”. Tất nhiên, nội dung giáo dục, giáo hoá theo Nho giáo trước sau vẫn là những lời dạy của các bậc Thánh hiền trong Tứ thư, Ngũ kinh, tức là những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của đạo làm vua, đạo làm bề tôi và đạo làm người. Hầu hết các nhà Nho đều khẳng định vai trò quyết định của đạo đức đối với việc hoàn thiện con người và ổn định, hoàn thiện xã hội. Khổng Tử đã từng nói: “Người dân học đạo thì việc nào cần làm thì nên khiến họ làm, không nên khiến họ biết đạo lý” [74, tr.360].
Song, để làm cho dân có đức hạnh và tuân phục, để làm tròn trách nhiệm là người “thay trời trị dân”, “cha mẹ của muôn dân”, để xứng đáng với cương vị là người giáo hoá, “dưỡng dân”, theo các nhà Nho, người cầm quyền, kẻ cai trị trước hết phải là người được giáo dục, tự mình giáo hoá và có đạo đức. Tuân Tử chỉ rõ: “Từ bậc sĩ trở lên thì phải dùng lễ nhạc mà đối đãi; đối với dân chúng trăm họ thì phải dùng pháp lệnh mà cai trị” [76, tr.270].
Các nhà Nho, tiêu biểu là Khổng Tử và Mạnh Tử, coi việc dân đủ ăn, đủ mặc là một công việc hàng đầu để trị nước, là một trong những tiền đề cho sự ổn định của xã hội, cho việc giáo hoá thành công (có hằng sản mới có hằng tâm). Nhưng các nhà Nho vẫn coi công việc giáo dục, giáo hoá là nhiệm vụ chính trị cơ bản nhất của nhà vua và người cầm quyền; coi việc dân có đủ đức quan trọng hơn việc họ có đủ ăn; coi nhân, nghĩa cần thiết hơn nước và lửa. Khổng Tử đã từng khuyên nhà cầm quyền không chỉ phải giúp dân làm giàu, mà điều chủ yếu và cơ bản là khi dân đã giàu thì phải giáo hoá họ. Còn Mạnh Tử thì coi việc giáo hoá để dân có đạo đức là công việc quan trọng nhất của kế sách giữ nước. Tiếp tục tư tưởng này của Mạnh Tử, nhà tư tưởng của chế độ phong kiến tập quyền Đổng Trọng Thư cũng nói: “Kìa muôn dân chạy
theo cái lợi, như nước chảy xuống chỗ thấp, nếu không lấy giáo hoá mà ngăn chặn thì lại không thể giữ lại được. Thế cho nên, giáo hoá xây dựng được thì gian tà đều ngừng lại và việc ngăn ngừa mới hoàn thành, giáo hoá mà bị phế bỏ thì gian tà đua nhau mà nảy ra, hình phạt không kể xiết, việc ngăn ngừa bị hỏng. Các bậc vua tôi đời xưa đều hiểu rõ điều đó, thế cho nên họ cứ ngồi yên mà trị thiên hạ, không ai không coi việc giáo hoá là việc lớn” [76, tr.187].
Mục đích giáo dục, giáo hóa theo quan niệm của Nho giáo là thông qua việc giáo dục, giáo hóa con người theo những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản trong Tam cương, Ngũ thường để làm cho mọi suy nghĩ, hành động của con người đúng với danh phận, địa vị của mình. Có như vậy, con người mới có đạo đức, xã hội mới ổn định, mới có trật tự, kỷ cương. Tất nhiên, xét về tính chất giai cấp và mục đích chính trị, giáo dục, giáo hoá ở Nho giáo chủ yếu là nhằm bảo vệ sự tồn tại vĩnh viễn của chế độ phong kiến. Và vì vậy, ở Nho giáo, giáo dục, giáo hoá còn là một phương tiện chính trị, một biện pháp cai trị. Cho nên, không phải ngẫu nhiên, từ thời Tuân Tử về sau, các chính quyền phong kiến đều rất coi trọng và khuyến khích giáo dục, khoa cử. Đồng thời, với việc đề xuất chủ trương chọn người ra làm quan theo phương châm “Học nhi ưu tắc sĩ” thì trên thực tế, Nho giáo đã đòi hỏi người cầm quyền không chỉ là người có đạo đức mà còn phải là người có tri thức Nho giáo.
Như vậy, trong quan niệm của các nhà Nho, việc giáo dục, giáo hoá bằng đạo đức sẽ làm cho tất cả mọi người trong xã hội đều có đạo đức, đã cho thấy, giáo dục, giáo hóa bằng đạo đức đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người, đạo đức xã hội. Và ngoài ra, chính việc coi trọng giáo dục, giáo hoá đạo đức cho con người và cùng với điều đó là nhà nước phong kiến đề cao, tôn vinh người hiền (có đạo đức), áp dụng chính sách chọn cử người hiền ra làm quan thông qua con đường học tập, thi cử, Nho giáo đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một tầng lớp có trí thức,
có đạo đức trong xã hội cũng như một tầng lớp cai trị, cầm quyền có học, có đạo đức.
Tuy nhiên, với nội dung giáo dục, thi cử chỉ giới hạn ở những nguyên lý, chuẩn mực đạo đức trong Tứ thư, Ngũ kinh, với phương châm học tập và thi cử chủ yếu là “thuật nhi bất tác”, với mục đích giáo dục là đào tạo ra người làm quan để hưởng bổng lộc và hoàn thiện đạo đức con người phù hợp với xã hội phong kiến, cho nên nền giáo dục, khoa cử Nho học - cũng là nền giáo dục trong xã hội phong kiến - không thể không để lại những di hại, những hạn chế. Điều dễ nhận thấy là, nền giáo dục đó đã tạo ra một lớp người mà tri thức của họ chỉ thu hẹp ở những hiểu biết về đạo đức, về các quan hệ xã hội và cách ứng xử (chủ yếu về mặt đạo đức) của con người trong các quan hệ xã hội đó. Do vậy, trước sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, trước những bước ngoặt của sự phát triển xã hội, họ thường lúng túng, bi quan, dao động.
Tất nhiên, với chủ trương coi trọng giáo dục đạo đức, coi việc giáo dục để hoàn thiện nhân cách đạo đức của mỗi người là điều kiện để xây dựng và hoàn thiện xã hội, Nho giáo đã góp phần tạo dựng cho con người lối sống có trách nhiệm với gia đình, đất nước, với cả chính mình và đặc biệt coi trọng trật tự, kỷ cương xã hội, một lối sống mà “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Giáo dục đạo đức còn tạo ra một cộng đồng, xã hội có đạo đức, có tôn ti, trật tự, hoà mục từ trong gia đình đến nhà nước, thiên hạ. Song cũng do những hạn chế trong nội dung giáo dục mà Nho giáo còn góp phần tạo ra những con người bảo thủ, trì trệ, lạc hậu và do đó, hạn chế mặt tài năng và tính sáng tạo của con người cũng như cản trở sự phát triển của xã hội, của lịch sử.
Thứ ba: Phải thi hành đạo đức trong việc cai trị, quản lý xã hội.
Trong học thuyết đạo đức Nho giáo, tư tưởng đức trị không chỉ là nội dung của đường lối đức trị mà còn là cơ sở, căn cứ để định hướng và chỉ đạo việc thực hiện đường lối cai trị, quản lý xã hội bằng những chuẩn mực, quy
phạm đạo đức. Ngoài ra, những phạm trù đạo đức căn bản của Nho giáo không chỉ nhằm tạo ra và hoàn thiện đạo đức của con người, của xã hội mà còn là công cụ có tính chính trị để ràng buộc con người, cai trị và quản lý xã hội nhằm đáp ứng những yêu cầu và mục đích chính trị của giai cấp phong kiến thống trị. Vì vậy, có thể nói, ở Nho giáo, đạo đức và chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau.
học thuyết đạo đức của Nho giáo, bên cạnh việc thường xuyên tu dưỡng đạo đức suốt đời, đòi hỏi mọi người, nhà vua và người cầm quyền phải được giáo dục, giáo hoá bằng những chuẩn mực, quy phạm đạo đức thì việc thi hành đạo đức trong việc cai trị, quản lý xã hội là một nội dung quan trọng được nhiều nhà Nho quan tâm, bàn luận. Để thi hành đạo đức trong việc cai trị, quản lý xã hội, các nhà Nho đặc biệt quan tâm tới các biện pháp Nhân, Lễ và Chính danh.
Nhân và Lễ là hai phạm trù trung tâm, cơ bản nhất trong tư tưởng đức trị nói riêng và trong học thuyết đạo đức chính trị - xã hội của Nho giáo nói chung. Nó còn là biện pháp để thi hành đường lối đức trị. Về vấn đề này, sách Kinh Lễ đã viết: “Đạo đức nhân nghĩa phi lễ bất thành” (nghĩa là: đạo đức, nhân, nghĩa, không do lễ không thành) [75, tr.734].
Tuy nhiên, ở Nho giáo, Nhân, Lễ, Chính danh là thống nhất với nhau trong tư tưởng đức trị, trong việc thực thi đường lối đức trị. Trong đó, nhân là nội dung, là hạt nhân của lễ, còn lễ là hình thức biểu hiện của nhân và trên bình diện chính trị, sự thống nhất của nhân và lễ là chính danh.
Nhân như đã trình bày, là một phạm trù cơ bản trong học thuyết đạo đức mà còn là biện pháp để thi hành đường lối đức trị. Nhân bao gồm hai nghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp, Nhân là một phẩm chất đạo đức cụ thể, cơ bản, nền tảng của con người, nó là chuẩn mực đạo đức để con người tự tu dưỡng và hoàn thiện nhân cách của mình. Theo nghĩa rộng, nhân bao gồm mọi đức cần có khác của con người. Nói một cách khác, mọi đức
khác của con người như Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Hiếu, Trung,… đều biểu hiện cụ thể của đức nhân.
Với tư cách là phạm trù phản ánh mối quan hệ về mặt đạo đức giữa con người và con người, Nhân còn được hiểu là quy phạm, nguyên tắc đạo đức nhằm chi phối, ràng buộc con người trong việc tu dưỡng và hoàn thiện đạo