Công nghệ điện toán đám mây đang ngày càng phát triển mạnh mẽ nhờ nhiều tính năng mới như dùng chung tài nguyên và độc lập vị trí, tính năng co giãn, hiệu suất, tính tự phục vụ theo nhu cầu... Công nghệ này cũng được ứng dụng trên nền tảng của mạng viễn thông - Internet như công nghệ IP di động, mô hình mạng dịch vụ GPRS, các mô hình chuyển vùng của mạng WLAN.
Qua quá trình tìm hiểu và thực hiện, Báo cáo đã trình bày tổng quan về mô hình điện toán đám mây và các mô loại mô hình dịch vụ được cung cấp trong điện toán đám mây, nội bật nhất là IaaS, PaaS và SaaS. Một số mô hình thành phần khác cũng được mô tả là XaaS trong mô hình phân loại toàn diện công bố trong năm 2009, gồm chiến lược như một dịch vụ (Strategy-as-a-Service), sự cộng tác như một dịch vụ (Collaboration-as-a- Servic), hoạt động kinh doanh như một-dịch vụ (Business Process-as-a-Service), cơ sở dữ liệu như một dịch vụ (Database-as-a-Service)…
Bên cạnh đó, Báo cáo mô tả kiến trúc của điện toán đám mây với hai thành phần chính là Back-End (phía server)và Frond-End (phía client). Cơ sở hạ tầng trong điện toán đám mây gồm 6 phần chính: Hypervisor, phần mêm quản lý, phần mêm triển khai, mạng, máy chủ và bộ phận lưu trữ. Và bốn ràng buộc quan trọng khi triển khai điện toán đám mây là tính trong suốt, khả năng mở rộng, giám sát thông minh, bảo mật.
Cùng với đó, Báo cáo nêu lên hai khía cạnh quan trọng trong điện toán đám mây là ảo hóa và bảo mật. Trong ảo hóa, hypervisor chính là một phần mềm hoặc chương trình cấp thấp hoạt động như một Virtual Machine Manager cùng với các kỹ thuật ảo hóa phần cứng. Và bảo mật với mô hình Cloud Security Alliance (CSA) và các kỹ thuật mã hóa
Báo cáo cũng giới thiệu và trình bày các điểm nổi bật khi triển khai điện toán đám mây bằng OPENNEBULA. Đặc biệt là các thành phần chính của điện toán đám mây mã nguồn mở và bốn nền tảng chính quan trọng của OPENNEBULA. Ngoài ra, Báo cáo cũng đưa ra mô hình các thành phần chính và các bước triển khai để tạo một máy ảo trong OPENNEBULA.