BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 76)

5.4.1. Các hình thức cách li

a. Cách li địa lí: là hiện tượng xuất hiện các chướng ngại địa lý như sông núi , ao, núi lửa…làm ngăn cách các cá thể trong cùng 1 loài tích luỹ những đột biến theo hướng khác nhau, cơ sở hình thành loài mới.

Ví dụ: sự hình thành14 loài chim sẻ khác nhau trên đảoGalapagos.

b. Cách li sinh sản: hiện tượng các cá thể trong cùng 1 loài cùng sống trong một khu vực địa lý nhưng không có khả năng giao phối với nhau. Nguyên nhân của nó là do chúng có đặc điểm cơ quan sinh sản hoặc tập tính hoạt động sinh dục khác nhau nên không giao phối với nhau.

c. Các cơ chế cách li khác: cách li sinh thái, cách li di truyền.

5.4.2. Các cơ chế hình thành loài mới

a. Hình thành loài khác chỗ: Phụ thuộc vào các cơ chế sau:

• Sự thích nghi khác nhau:2 quần thể chịu áp lực chọn lọc về khí hậu sinh thái khác nhau nên thích ứng với môi trường riêng và khác quân thể bố mẹ ban đầu.

• Ảnh hưởng của những cá thể sáng lập:1 nhóm cá thể có bộ gen không đại diện cho bố mẹ, chiếm lĩnh một vùng sinh thái mới hình thành một quần thể mới. Dưới tác động của của chọn lọc làm tăng cường sự phân ly với quân thể ban đầu, sau một thời gian hình thành nên loài mới.

• Phiêu bạt gen: liên quan đến sự thiết lập một số gen hiếm gặp mới được thiết lập.

b. Hình thành loài liền chỗ: xảy ra giữa các quần thể trong vùng liền kề nhau mà không cần có một trở ngại nào tồn tại giữa biên giới của 2 quần thể.

Ví dụ: Loài cỏ Agrostis tenuis mọc trên mỏ đồng ở Wales. Trong loài nàychỉ có một số ít cá thể có thể sống được trên đất mỏ, đa phần các cá thể sống trên đất bình thường.Hai dạng này cho con lai kém phát triển ở cả 2 nơi trên. Trong điều kiện đó, CLTN sẽ tác động dẫn đến cách li sinh sản, lâu dài hình thành 2 loài riêng biệt.từ 1 loài ban đầu.

c. Hình thành loài cùng chỗ

• Do sự xuất hiện nên nhóm các cá thể đa bội khác với quần thể bố mẹ.

• Hình thành tập tính dinh dưỡng khác nhau(cách li sinh thái).Các cá thể cùng sống trong 1 khu vực địa lí hưng lại có đk sinh thái khác nhau, nên CLTN tích luỹ những BD theo những hướng khác nhau -> hình thành loài mới từ loài ban đầu.

Ví dụ: Sự hình thành các loài côn trùng khác nhau thích nghi các kí chủ thực vật khác nhau trong một bãi bồi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kiều Hữu Ảnh (2006), Giáo trình tiếng anh sinh học, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

2. Nguyễn Bá (2005), Hình thái học thực vật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Trịnh Hữu Hằng (1998), Sinh học cơ thể động vật – Sinh học đại cương II, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.

4. Võ Thị Thương Lan (2002), Sinh học phân tử, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 76)