7. Kết cấu của Luận văn
2.2. Những chuẩn mực về đạo làm ngƣời theo tƣ tƣởng Nho giáo thể hiện trong Quốc
hiện trong Quốc triều hình luật
Quốc triều hình luật như trên đã trình bày, được xây dựng chủ yếu từ nền tảng tư tưởng Nho giáo, cho nên nó bị chi phối và ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng Nho giáo. Mục đích cuối cùng của bộ luật là đề ra những qui định nhằm giáo dục đạo đức cho con người và xã hội , hạn chế hành vi sai trái của con người. Những chuẩn mực đạo đức của đạo làm người theo Nho giáo là căn cứ để định ra việc được làm hay không được làm của mỗi người trong Quốc triều hình luật. Phần lớ n các chương, các điều của bộ Quốc triều hình luật đều thể hiện và bảo vệ những luân lí, chuẩn mực đạo đức trong gia đình, gia tộc, xã hội theo tinh thần Nho giáo. Điều đó sẽ thể hiện rõ hơn khi chúng ta phân tích những mối quan hệ cơ bản của con người.
2.2.1. Mối quan hệ vua - tôi
Nho giáo coi mối quan hệ vua - tôi là mối quan hệ rường cột, đứng đầu trong Ngũ luân. Trong quan niệm của Nho giáo Tiên Tần mối quan hệ này chứa đựng một số điểm tiến bộ, ít nhiều mang tính nhân văn , nhân đa ̣o . Nhưng từ đời Hán, thời Tống trở đi, mối quan hệ này trở thành mối quan hệ một chiều, khắt khe với viê ̣c tuyệt đối đề cao vị trí, uy quyền của nhà vua đối với bề tôi. Quốc triều hình luật là bộ luật chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo Tống Nho cho nên nó đặc biệt đề cao đi ̣a vi ̣ và vai trò của nhà vua, người cầm quyền, yêu cầu bề tôi phải tuyệt đối trung thành với nhà vua . Tất nhiên, trong bộ luật này, do chi ̣u nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, cho nên bộ luật cũng dành sự quan tâm đă ̣c biê ̣t tới đạo đức và vai trò đạo đức
của nhà vua, đô ̣i ngũ quan la ̣i trong việc trị nước, an dân, coi đó là điều kiện quan trọng để đem lại sự hưng thịnh của đất nước, của triều đại.
Khi nhận trách nhiệm gánh vác giang sơn Đại Việt, Lê Thánh Tông đã tự nhủ:
“Đạo lớn đế vương nghĩa đã tình
Thương yêu dân chúng kính Trời xanh” (dẫn theo 7, tr.31)
Như vậy, đạo làm vua với Lê Thánh Tông trước hết là phải kính trời và thương dân. Trước tiên, do chịu ảnh hưởng của Nho giáo, Lê Thánh Tông luôn quan niệm rằng, đạo làm vua là phải “thừa thiên mệnh”. Mỗi khi đề ra một chủ trương, đường lối nào là ông luôn suy nghĩ xem có hơ ̣p thi ên thời, địa lợi, nhân hòa hay không. Quốc triều hình luật ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tư tưởng mệnh trời đó. Theo đó mọi việc tốt - xấu trong thiên hạ đều được viện dẫn là có quan hệ và gắn chă ̣t với đa ̣o đức của thiên tử. Do đó, một trong những việc làm quan trọng nhất của bậc Thiên tử là kính trời, tế trời, thờ trời. Lễ Tế giao hàng năm như một sự kính cáo với trời công việc trị dân của bậc thiên tử và thường được tổ chức hàng năm. Những lễ tế đó mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc nên được chuẩn bị rất chu đáo, cẩn thận thể hiện tấm lòng thành kính của nhà vua cũng như muôn dân đối với trời. Thể hiê ̣n tư tưởng này, trong Quốc triều hình luật qui định hình phạt rất nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm những tế lễ thiêng liêng này. Điều 598 qui định: “Phá hủy những đàn tế lớn (như đàn tế Giao, tế Xã tắc) thì xử tội đồ làm khao đinh; phá tường và cửa đàn thì giảm tội một bậc”. Ngoài ra, các điều 105, 106, 107 của bộ luật qui định chặt chẽ việc chuẩn bị cho các lễ tế. Nhà vua đề cao đạo đức cũng là cách để nhà vua rèn luyện mình, thấy được trách nhiệm của mình đối với dân, với nước.
Ngoài ra, vua Lê Thánh Tông cũng luôn lấy việc giáo dục dân làm trọng, thương yêu dân làm gốc. Niên đại Quang Thuận, năm thứ 8 (1467), trong lệnh đại xá, Lê Thánh Tông có viết: “Trẫm là kẻ không có đức, làm chủ muôn dân. Năm ngoái, từ mùa thu đến mùa đông, trời mãi không mưa, người mất hy vọng được mùa, dân lo khó khăn đói kém. Trẫm là cha mẹ dân, chỉ biết đau xót trong lòng. Nếu không ban ơn rộng khoan tha thì sao thấy huệ thực tới dân được?” (14, tr.631). Với vị vua này, tư tưởng thân dân của Nho giáo là phải biết thương yêu dân, lo cho dân ấm no hạnh phúc đồng thời luôn có tấm lòng cởi mở, hòa hợp, khoan dung, độ lượng.
Như vậy, thông qua Quốc triều hình luật cũng như thực tiễn cai trị đất nước của các vua đầu triều Lê, mối quan hệ vua - tôi đã yêu cầu nhà vua phải là bậc minh quân, luôn sửa mình, lấy đức sáng mà soi rọi cho muôn dân. Tuy nhiên, do ảnh hưởng trực tiếp của Tống Nho, mối quan hệ này thường nhấn mạnh đến nghĩa vụ của bề tôi đối với vua. Theo đó, bề tôi phải tuyệt đối trung thành, phục tùng nhà vua. Bề tôi được qui định trong bộ luật thuộc hai nhóm đối tượng. Thứ nhất, bề tôi bao gồm mọi người dân Đại Việt nói chung. Thứ hai, bề tôi là đội ngũ quan lại, giúp vua cai trị đất nước. Dù là bề tôi nằm trong nhóm đối tượng nào cũng phải tận trung theo đúng cái đạo làm tôi của Nho giáo. Quốc triều hình luật đã qui định cụ thể trách nhiệm của hai nhóm đối tượng này.
Trước hết, những người bề tôi - mọi người dân của Đại Việt nói chung phải tuyệt đối trung thành, bảo vệ của nhà vua. Tư tưởng tôn quân và bảo vệ hoàng tộc thể hiện rõ nét quyền lực của nhà vua đối với mọi người dân. Ngay trong điều 2 của bộ luật đã xác định những tội thuộc thập ác (mười tội ác nguy hiểm nhất ) và bắt buộc phải xử tử, kể cả những hạng được xét vào hàng bát nghị (tám đối tượng được xem xét giảm tội) khi mắc những tội này cũng không được dung tha, thì có 4/10 điều liên quan đến nhà vua, đến việc bảo vệ nhà vua.
1. Mưu phản, là mưu mô làm nguy đến xã tắc.
2. Mưu đại nghịch, là mưu phá hủy tông miếu, lăng tẩm và cung điện nhà vua. 3. Mưu chống đối, là mưu phản nước theo giặc.
4. Đại bất kính, là ăn trộm đồ thờ trong lăng miếu, đồ ngự dụng; làm giả ấn tín của vua; chế thuốc ngự không theo đúng phương, thuốc bao gói đề lầm, chỉ trích vua…
Quốc triều hình luật dành hẳn chương Cấm vệ (47 điều) và nhiều điều luật ở các chương khác nhằm bảo vệ tuyệt đối thân thể, tính mạng, quyền sở hữu tối cao của nhà vua. Điều này thể hiện thái độ tuyệt đối trung thành của bề tôi đối với nhà vua. Về việc bảo vệ tính mạng của nhà vua, điều 55 bộ luật qui định rõ: Những kẻ vào trong cung điện làm việc hết giờ mà không ra khỏi ngoài điện thì phải chịu tội lưu, ở lại trong cung phải chịu tội giảo, ở lại nơi vua nằm phải chịu tội chém. Điều 52 còn qui định: Người trèo qua tường điện bị xử tội chém. Khi xa giá của nhà vua
đi, người nào xông thẳng gần kiệu thì bị tội chém (điều 56). Ngoài ra, việc thuốc thang và ăn uống cho vua cũng phải cẩn trọng, bất cứ một nguy cơ nào đe dọa đến tính mạng nhà vua dù đã xảy ra hay chưa đều bị trừng trị ở những khung hình phạt cao nhất.
Để đảm bảo uy quyền của nhà vua , bộ luật cũng qui định viê ̣c trừng tri ̣ nghiêm khắc những hành động sau: Vào cung điện không được hát dâm thanh, hòa dâm nhạc, người trong cung không được đánh trống hát (điều 58); trước khi Hoàng đế lên ngôi một tháng, cấm các nhà ở trong kinh thành cử hành tang lễ (điều 89); trong cung điện mà đùa cợt ngạo mạn, vô lễ thì xử tội biếm hoặc đồ (điều 95); trừng trị những kẻ có hành vi xâm hại đến danh dự của nhà vua như vào cung điện, tự tiện nói với cung tần… thì xử tội chém (điều 61).
Các biểu trưng liên quan đến quyền lực, sự uy nghiêm của vua cũng được bảo vệ nghiêm ngă ̣t và nếu ai vi pha ̣m đều bị trừng trị với hình phạt rất nặng như việc ăn trộm ấn tín của vua và đồ ngự dụng (điều 430), lấy trô ̣m đồ thờ tự trong lăng miếu (điều 431), phá hủy lăng tẩm các tiên đế đều bị xử tội chết (điều 599); làm giả chiếu chỉ (điều 519), bất kính với quan khâm sai thì bị xử tội lưu, có thái độ khinh mạn với chiếu chỉ của vua, phạm húy khi dâng thư (điều 125) bị xử tội chém.
Ngoài việc qui định những đặc quyền của nhà vua thì những người họ hàng thân thích của vua - hoàng tộc cũng được pháp luật bảo vệ. Họ hàng nhà vua được xếp hàng đầu trong việc xét giảm khi mắc tội, thuộc vào hàng “nghị thân” (được cân nhắc vì có quan hệ thân thích với nhà vua hay hoàng hậu, và được đặc cách không xử theo luật mà tâu lên để vua định đoạt). Điều 6 ghi rõ: Những người này khi phạm tội, nếu là họ hàng hoàng thái hậu thì được miễn tội đánh roi, đánh trượng, họ hàng hoàng hậu thì được chuộc tội bằng tiền. Hình luật rất nương nhẹ với sự lộng quyền của tầng lớp này và rất ít khi sử dụng nhục hình với họ. Điều này cho thấy rõ sự khác biệt trong cách đối xử giữa nghi ̣ thân và hình phạt với hàng ngũ quan lại không làm tròn chức trách hay những người thường dân phạm tội.
Những qui định trên đây thể hiện đặc quyền tối cao của vua và hoàng tộc đối với bề tôi. Điều này cũng phản ánh sự ảnh hưởng rõ nét của quan điểm Nho giáo trong mối quan hệ vua - tôi. Vua là cha mẹ của dân và dân phải tuyệt đối phục tùng mọi mệnh lệnh của vua.
Trong Quốc triều hình luật, mối quan hệ vua - tôi được thể hiện đậm nét nhất trong vai trò và đa ̣o làm tôi của đội ngũ quan lại. Đội ngũ quan lại là những người phụ tá đắc lực giúp nhà vua thực thi quyền lực cai trị đất nước đồng thời được coi là “cha mẹ của dân”, đóng vai trò thay thế vua trong việc hướng dẫn, dạy dỗ dân chúng theo kỉ cương, phép nước. Bởi vậy, các vua triều Lê đều rất chú ý đến việc xây dựng đội ngũ quan lại vừa trung thành với triều đại, vừa có tư cách, năng lực thực hiện các mục tiêu cai trị của nhà nước, nhà vua . Quốc triều hình luật với tư cách là pháp luật của triều Lê đã qui định chặt chẽ trách nhiệm của quan lại trong từng trường hợp cụ thể. Thông qua những qui định này, đạo làm tôi của Nho giáo đã được thể hiện rất cụ thể và thực tế trong cuộc sống Đại Việt.
Qua nhiều điều luật trong Quốc triều hình luật ta thấy rõ , đạo làm tôi, trước tiên đòi hỏi bề tôi phải phục tùng, kính cẩn nhà vua, trong từng cử chỉ, lời nói, việc làm. Điều 125 qui định: Dâng thư hay tâu việc gì mà lại lầm phạm đến tên vua hay tên húy các vua trước thì xử phạt 60 trượng, biếm 2 tư; miệng nói hay văn thư khác lầm mà phạm phải thì xử phạt 80 trượng. Viết những chữ húy phải bớt nét , mà không bớt nét thì xử phạt 60 trượng. Miệng nói phạm tên húy thì xử tội xuy. Người nào cố ý đặt tên chính hay tên tự phạm vào chữ húy, thì xử tội lưu, tô ̣i tử hình; thậm chí các quan coi việc nói lầm như không nói “tâu” mà lại nói “thưa”, không xưng là “thần” mà lại xưng là “tôi” thì cũng bị xử phạt. Dâng thư mà viết lầm thì xử phạt roi và biếm chức (điều 126); dâng thư nói đến triều đại trước, lại có ý chê bai thì xử tội đồ làm chủng điền binh, nếu nói miệng thì xử phạt 60 trượng, biếm hai tư (điều 127); các quan chức theo hầu giá nhà vua mà đến chậm hay về trước đều xử tội biếm hay đồ, các quan hầu cận thì phải xử nặng thêm hai bậc (điều 102)…
Nho giáo chỉ rõ, đa ̣o làm tôi là phải tận trung với vua, đức trung là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu trong các thang giá trị đạo đức của học thuyết này . Ảnh hưởng của quan điểm này, trong Quốc triều hình luật đã dành nhiều điều ở nhiều chương để qui định đức trung của đạo làm tôi và trừng trị nghiêm khắc bề tôi vi phạm những tội danh này . Trong những tội danh ấy thì tội tiết lộ bí mật quốc gia, tội bán nước theo giặc được xếp vào tội phản nghịch và bị xử với hình phạt rất nặng. Chẳng ha ̣n như , những kẻ bán ruộng đất cho người nước ngoài (vi pha ̣m
quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà vua) thì xử tội chém (điều 73). Sứ thần đi nước ngoài, hay sứ thần vào trong nước mà trò chuyện riêng… lấy của hối lộ mà tiết lộ việc nhà nước thì chịu tội chém (điều 79). Như vậy, trung quân ở đây gắn liền với yêu nước. Trung quân, tận trung với nhà vua còn là không được làm những việc trái với đạo trung như: kéo bè, kéo cánh, cục bộ, kết đảng phái… Trong bộ luật ghi rõ: Các quan ty và quân nhân ở trong kinh và ngoài trấn, mà cùng các vùng Man Liêu biên trấn, riêng ngầm uống máu, ăn thề với nhau, thì phải tội lưu… Nếu mưu làm việc nghịch thì xử tội chém (điều 103). Đây là những qui định ngăn ngừa và trừng trị tội phản nghịch, bất trung của đạo làm tôi.
Để tận trung với vua, bộ luật còn có nhiều điều qui định , yêu cầu quan lại phải trung thực và làm tròn trách nhiệm, bổn phận được giao. Đây là một trong những thước đo lòng trung của kẻ làm quan. Theo đó, những viên quan làm nhiệm vụ cử người mà không cử được người giỏi sẽ bị biếm hoặc tùy theo lỗi nặng, nhẹ, nếu vì tình riêng hoặc lấy tiền thì tăng thêm tội hai bậc (điều 174). Các xã quan khi tuyển đinh tráng cho quân đội mà ẩn lậu người khỏe mạnh chỉ đưa người hèn kém vào trong quân đội, nếu đưa một người bị tội đồ, còn đưa từ 6 - 9 người thì bị tội thắt cổ, quan lộ bị biếm hay cắt chức, nặng ra thì bị đồ hoặc lưu (điều 170). Việc thu thóc cho nhà nước được quy định rất qui củ, các quan ở lộ căn cứ theo số ruộng đất mà đốc suất các quan ở huyện bắt xã trưởng phải nộp thóc vào kho cho đủ số, sau đó lộ quan làm tờ trình nộp cho quan sảnh, quan sảnh làm bản tấu về tình hình thu thuế ở các lộ dâng cho vua. Nếu qui trình này chậm trễ do các quan không làm tròn chức trách thu thuế cho đúng hạn, thì quan lộ bị phạt hay bị biếm, quan huyện bị nặng hơn 2 bậc, xã quan bị đồ hay lưu (điều 176). Nếu báo ơn, báo oán… mà đổi trắng thay đen, thì không kể việc lớn hay nhỏ, ăn nhiều hay ít đều bị xử tội lưu hoặc tội chết (điều 179). Bộ luật còn trừng trị nghiêm với hành vi lười nhác, trốn việc của các quan. Điều 199 qui định: Các quan đang tại chức, mà trễ nải việc công thì bị phạt 70 trượng, biếm ba tư và bãi chức. Nếu vì trễ nhác để xảy ra việc gì, thì tội thêm một bậc. Khi vâng mệnh coi sóc làm những việc cần cấp, mà không dụng tâm coi đốc, để tốn nhân công, hại của công, mà công việc không xong, thì quan giám lâm bị tội đồ; quan đốc sát, quan đề hiệu bị biếm hoặc bãi chức. Hay trong qui định
tại điều 222: Những quan chức được sai làm việc công, thấy việc nặng, khó khăn mà nói dối là đau ốm để khỏi phải đi, thì bị biếm hay bị đồ; nếu việc quân khẩn cấp mà trốn tránh thì xử tội lưu hay tội chết (điều 124). Những quan tướng hiệu cai quản từ ba vạn quân trở xuống, 50 lính trở lên, nếu không săn sóc luyện tập để hàng ngũ không chỉnh tề, quân khí không tinh nhuệ, biếng nhác việc quân, làm cho quân khí hư hỏng phải sửa chữa, hao tốn tiền công, hay ăn bớt của công, làm việc riêng, bỏ việc công, xét tội nhẹ thì bị biếm hay cách chức, tội nặng thì bị đồ hay lưu. Nếu