Các Nhân Tố ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Doanh Nghiệp:

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm (Trang 25 - 28)

phẩm để đưa hệ số này ngày càng cao.

III. Các Nhân Tố ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Doanh Nghiệp: Doanh Nghiệp:

1/ ảnh hưởng của môi trường vĩ mô:

Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng, nó luôn tạo ra các cơ hội kinh doanh thuận lợi cũng như các nguy cơ đối với doanh nghiệp. Vậy môi trường vĩ mô là gì?

Chúng ta có khái niệm: “ Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố, lực lượng

mang tính chất xã hội rộng lớn có tác động ảnh hưởng đến các quyết định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.

Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát và thay đổi được, đó là các yếu tố thuộc về kinh tế, pháp luật, kỹ thuật - công nghệ, văn hoá - xã hội,...

Sau đây chúng ta xem xét một số nhân tố chính của môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

a, Môi trường kinh tế:

Trong bất kỳ trường hợp nào, các yếu tố thuộc môi trường kinh tế cũng có vai trò quan trọng và quyết định hàng đầu. Bởi lẽ sự hình thành hệ thống tổ chức quản lý và các thiết chế của hệ thống đó có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chiều hướng và cường độ của các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế nói chung cũng như trong từng ngành, từng vùng và từng doanh nghiệp nói riêng.

Các nhân tố kinh tế cần phải được nghiên cứu, phân tích và dự báo bao gồm: tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng, các chính sách kinh tế của nhà nước,...

b, Môi trường luật pháp, chính trị:

Các yếu tố chính trị và luật pháp là nền tảng quy định các yếu tố khác của môi trường kinh doanh. Có thể nói: quan điểm, đường lối chính trị nào, hệ thống luật pháp và chính sách nào sẽ có môi trường kinh doanh đó, không có môi trường kinh doanh nào thoát ly quan điểm chính trị và nền tảng luật pháp.

Hệ thống luật pháp, các chính sách, chế độ,... đồng bộ và hoàn thiện sẽ tạo khung khổ pháp lý và giới hạn cho việc đảm bảo quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp.

c, Môi trường kỹ thuật-công nghệ:

Các nhân tố thuộc môi trường kỹ thuật - công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng và quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vì tiến bộ khoa học và công nghệ ảnh hưởng một cách trực tiếp và quyết định đến hai yếu tố tạo khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đó là chất lượng và giá cả của sản phẩm. Do vậy nó có tác động đến thị trường, các nhà cung cấp, đến khách hàng, quá trình sản xuất và vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.

Các nhân tố thuộc môi trường văn hoá - xã hội có ảnh hưởng chậm, song cũng rất sâu sâu sắc đến môi trường kinh doanh. Trên thực tế, các vấn đề thuộc về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo tín ngưỡng,.. có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu của nhu cầu thị trường.

e, Môi trường tự nhiên:

Trong thực tế, các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên có thể tạo ra thuận lợi khó khăn ban đầu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, của một ngành, hay thậm chí cả một quốc gia. Tuy vậy, các cơ hội hay bất lợi do các yếu tố tự nhiên gây ra chỉ trong giới hạn thời gian và không gian nhất định. Vượt quá giới hạn đó các yếu tố này sẽ không còn ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của nền kinh tế hay của doanh nghiệp nữa.

2/ ảnh hưởng của môi trường vi mô:

Môi trường vi mô chính là hoàn cảnh nội tại của doanh nghiệp, bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong doanh nghiệp. Các yếu tố nội tại chủ yếu gồm:

a, Bộ máy quản lý:

Tổ chức bộ máy quản lý ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng bởi vì tổ chức bộ máy định hướng cho toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp. Bộ máy quản lý có thể là ưu hoặc nhược điểm cho việc hoạch định và thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

b, Vấn đề tài chính:

Yếu tố này gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó bao gồm nhả năng huy động vốn ngắn hạn, dài hạn, các quyết định về tài chính. Chức năng của bộ phận này bao gồm việc phân tích, tổng hợp, lập kế hoạch kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Đây là hệ thống những đặc tính nội tại của sản phẩm, được xác định bằng các thông số có thể đo hoặc so sánh được, phù hợp với điều kiện hiện tại và thoả mãn nhu cầu của xã hội. Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng cho cạnh tranh trên thị trường, vì vậy để giữ vững được uy tín và vị trí của mình trên thị trường, doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.

d, Yếu tố giá cả hàng hoá:

Đây là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp, người tiêu dùng rất nhạy cảm đối với giá cả, mức giá của mỗi loại hàng hoá cần được nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm. Việc xác định giá của sản phẩm phải đảm bảo cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận tối đa hay ít nhất phải bù đắp được các chi phí đã bỏ ra. Các chính sách giá đúng đắn, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và loại bớt được các đối thủ cạnh tranh.

3/ ảnh hưởng của các yếu tố khác:

Ngoài ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô, vi mô nêu trên, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:

- Các kênh phân phối sản phẩm hàng hoá.

- Danh tiếng của doanh nghiệp, của sản phẩm hàng hoá. - Cơ cấu mặt hàng của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w