Một số gải pháp chủ yếu nhằm kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Vai trò của giá trị đạo đức truyền thống với xây dựng đạo đức của con người Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hiện nay (Trang 66)

TRUYỀN THỐNG VÀO XÂY DỰNG ĐẠO DỨC MỚI 2.1 Thực trạng đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay

2.3.Một số gải pháp chủ yếu nhằm kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay

truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay

2.3.1. Nhận thức mới về các giá trị đạo đức truyền thống cần phải kế thừa và phát huy

Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc vừa là di sản qúi báu, vừa là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, mọi hoạt động vì mực tiêu chung là “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [tr.85 – 86], không thể tách rời việc kế thừa các gía trị truyền thống nói trên. Lãng quên truyền thống là đồng nghĩa với sự huỷ hoại nền văn hóa dân tộc và tạo nên một hiểm hoạ mới mang tính toàn cầu đối với văn minh toàn nhân loại.

Sự tiếp biến văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay đang làm cho các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc thể hiện rõ chức năng và phương thức tác động của mình nhằm đảm bảo an toàn cho sự duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời thúc đẩy tiến bộ xã hội trên mọi lĩnh vực đời sống. Chính vì vậy, giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với

64

tư cách là một phạm trù triết học, đòi hỏi không chỉ có cách tiếp cận giá trị, mà còn nghiên cứu sự vận động của nó trong sự phát triển của xã hội.

Truyền thống, cũng như các giá trị đạo đức truyền thống có một vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi dân tộc. Giáo sư Vũ Khiêu khẳng định: “Truyền thống là một điều kiện thiết yếu của quá trình duy trì và phát triển đời sống xã hội” và “Với truyền thống, con người xã hội tiếp thu được những thành tựu của đời trước, rút ngắn được thời gian, không phải mò mẫm lại từ đầu. Con người sinh ra trong xã hội không thể tự mình chọn riêng lấy một cách thức làm ăn. Con người phải đi vào quỹ đạo của lịch sử với những với những phương tiện sản xuất, những quan hệ xã hội, những cách thức ăn, ở, đối xử, suy nghĩ, hành động... đã có sẵn và được truyền lại từ những thế hệ trước” [29, tr. 35 – 36]. Có thể nói, việc nhận thức các giá trị đạo đức truyền thống cũng như các giá trị truyền thống nào là phù hợp với điều kiện lịch sử mới để kế thừa và phát huy được xem là một giải pháp hàng đầu đối với một xã hội cần có sự ổn định để phát triển.

Ngoài vai trò tích cực, kinh tế thị trường còn là một thách thức, một môi trường tiêu cực đối với đạo đức xã hội. Song điều đó không có nghĩa là chúng ta không chấp nhận nó. Kinh tế thị trường là yếu tố quan trọng, cần thiết để xây dựng một xã hội phát triển, tiến bộ. Chúng ta phải biết thích ứng với nó và vẫn có thể tìm được một thang giá trị mới cho việc xây dựng một nền đạo đức tiến bộ.

Nếu không nhận thức việc kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống, không thấy được sự biến đổi của những giá trị đạo đức qua các thời đại lịch sử mà cứ khư khư giữ lấy những giá trị đạo đức cũ, chắc chắn chúng ta sẽ trở nên lỗi thời, lạc lõng và nhiều khi còn trở nên phi đạo đức trong xã hội mới.

Những giá trị đạo đức của xã hội cũ nhưng có giá trị tích cực trong điều kiện mới vẫn có tác dụng thúc đẩy lịch sử; ngược lại những giá trị đạo đức hủ bại mà ta lại cố níu giữ thì sẽ kìm hãm, trói buộc, cản trở sự đi lên của xã hội. Song mọi giá trị đạo đức truyền thống không biến đi một cách tự động khi cơ sở kinh tế thay đổi, vì những giá trị đó được hình thành và phát triển trong quá trình lâu dài và trở thành thói quen của con người, thậm chí những ý thức đạo đức đó đã ăn sâu trong tâm thức con người và trong tập quán xã hội mà nhiều khi, những hành vi thể hiện ý thức đạo đức ấy chỉ như một hành động vô thức của con người. Do vậy, chúng ta cần phân tích và nhìn nhận một cách khoa

65

học để phân biệt đúng, sai và để xây dựng những giá trị đạo đức mới, phù hợp và thích ứng với điều kiện nền kinh tế thị trường.

Khi nói đến những giá trị đạo đức truyền thống, chúng ta cần phân biệt những giá trị đạo đức đã lạc hậu, lỗi thời cần phải xoá bỏ với việc giữ gìn và phát triển những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp. Sự sống còn của một giá trị đạo đức truyền thống dựa vào sự lựa chọn của con người, đó là sự cân nhắc giữa đượcmất khi phủ nhận hay kế thừa một giá trị đạo đức truyền thống nào đó. Như vậy, có thể nói rằng, kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống không phải là một mệnh lệnh đạo đức mà là một sự tính toán hợp lý giữa được và mất. Sự chấp nhận (bảo tồn) hay phủ nhận một giá trị đạo đức truyền thống vì vậy không phải là một hành vi mù quáng mà là sự lựa chọn có chủ đích của con người.

Khi nói giá trị đạo đức truyền thống là nói đến giá trị đạo đức nào đã được thẩm định nghiêm ngặt bởi thời gian, đã có sự lựa chọn, sự phân định và khẳng định ý nghĩa tích cực của chúng đối với xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

2.3.2. Đưa các giá trị đạo đức truyền thống vào xây dựng đạo đức gia đình

Đạo đức gia đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và qui phạm về giá trị hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân gia đình. Nói đến đạo đức gia đình là nói đến nếp nghĩ, phương thức hành động, là nói đến những lề thói và tập tục đạo đức biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong sự nghiệp giao tiếp với nhau hàng ngày. Những nếp nghĩ, lề thói và tập tục đó được thể hiện thành khuôn phép và qui tắc xử thế trong gia đình.

Trong giai đoạn hiện nay, sự suy thoái về đạo đức nói chung, đạo đức gia đình nói riêng đang là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của xã hội. Nhận thức rõ thực trạng ấy, với quan niệm “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”, Đảng ta đã khẳng định: “Chính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hoà thuận tiến bộ. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi tầng lớp người” [8, tr.15]. Vì vậy, việc đưa các giá trị đạo đức truyền thống vào xây dựng đạo đức gia đình ngày nay là một việc làm rất cần thiết, tất yếu.

Đạo đức gia đình ngày nay cần phải kế thừa những qui tắc truyền thống như tôn kính, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ; đề cao việc tu dưỡng bản thân; xây dựng gia đình hạnh phúc. Đồng thời, trong nội dung đạo đức gia đình cũng cần tiếp thu những phẩm chất đạo đức tiến bộ, những tư tưởng bình đẳng, công bằng, chính trực, tình nghĩa, tự do

66

kết hôn, hôn nhân một vợ một chồng. Như vậy, rõ ràng là trong nội dung đạo đức gia đình, chúng ta phản đối những phong tục lạc hậu, như thói gả bán hôn nhân, trọng nam khinh nữ, đa thê; đồng thời cũng không chấp nhận hiện tuợng nam nữ chung sống không kết hôn, ly hôn không chính đáng. Xây dựng hệ thống đạo đức gia đình tiến bộ, lành mạnh, cần phải chống sự xâm nhập của chủ nghĩa sùng bái tiền vàng, chủ nghĩa cá nhân, tự do tình dục hay không chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, người già cả, ốm đau trong gia đình.

Yêu cầu cơ bản về đạo đức mới trong gia đình được thể hiện một cách rõ ràng thành những chuẩn mực có tính nguyên tắc trong luật hôn nhân và gia đình về cách ứng xử của các thành viên trong gia đình nhằm tiến đến xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.

Nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình này cùng lúc kéo theo những biến đổi trong văn hoá đạo đức xã hội cũng như đạo đức gia đình. Những đợt sóng biến đổi nhiều mặt của xã hội đã dội vào gia đình, tác động đến đạo đức gia đình. Không ít những giá trị đạo đức gia đình đang bị vi phạm, thể hiện lệch lạc.

Việc xây dựng đạo đức gia đình không tách rời việc xây dựng đạo đức xã hội. Do vậy, chúng ta cần phải có một hệ thống các giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ về nhận thức và quan điểm về kinh tế, chính trị và giáo dục...từ cấp vĩ mô tới cấp vi mô thì mới giải quyết được vấn đề.

Trong hệ thống các giải pháp đó thì việc kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và gia đình Việt nam có ý nghĩa to lớn. Các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc và gia đình giữ vai trò là cơ sở cho sự sáng tạo các giá trị mới, đồng thời còn là màng lọc cho sự tiếp thu các yếu tố mới. Để phát huy các giá trị đạo đức truyền thống một cách tích cực cần phải loại bỏ những yếu tố bảo thủ lạc hậu hoặc không phù hợp do bản thân nền đạo đức xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập, thâm nhập từ ngoài vào.

Trong việc xây dựng đạo đức gia đình rất cần tăng cường hiệu lực chấp hành pháp luật, tăng cường giáo dục pháp chế, có những đảm bảo về mặt pháp luật để làm cho người dân tuân thủ pháp luật một cách tự nguyện, trở thành ý thức cá nhân. Đồng thời chấn chỉnh hiện tượng chấp hành pháp luật không nghiêm chỉnh, đặc biệt là những hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình, luật bảo vệ chăm sóc trẻ em, luật thừa kế tài sản...

67

Giáo dục đạo đức và nếp sống gia đình truyền thống cho mọi người trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đạo đức gia đình, nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống; tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ. Chính vì vậy, việc “giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt nam; nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ; coi trọng xây dựng gia đình văn hóa; xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội” [tr.60], phải được coi là nhiệm vụ trọng yếu; cần phải cải tiến cách giảng dạy truyền thụ nội dung giáo dục đạo đức gia đình cho học sinh ở các cấp học trong nhà trường. Đồng thời trong gia đình, các bậc cha mẹ cũng phải hiểu biết sâu sắc nội dung đạo đức gia đình để bản thân họ thực hiện và giáo dục con cái. Các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò tuyên truyền, giáo dục quan trọng. Từ các phương tiện truyền thông này, một lực lượng khán thính giả đông đảo chịu ảnh hưởng tác động của những tấm gương đạo đức lành mạnh, tiến bộ. Thông tin đại chúng góp phần hướng dẫn dư luận, phê phán những quan niệm phi đạo đức.

Giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay ngoài việc tổ chức và tập hợp đông đảo các tổ chức, đoàn thể xã hội, cộng đồng cùng gia đình tham gia tích cực vào công tác này, chúng ta cần tạo ra những “sân chơi” mới, thích hợp và hấp dẫn đối với mọi người, nhất là lớp trẻ; phải kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm văn hóa, tìm cách chọn lọc và xử lý các thông tin văn hóa từ nước ngoài du nhập vào. Vai trò truyền thống, đạo lý và nếp sống gia đình văn hóa vào các hoạt động thường ngày của con người, nhất là lớp trẻ, từ học tập, lao động đến vui chơi, giải trí là rất to lớn; cần tạo ra một môi truờng sống lành mạnh ở gia đình và xã hội. Trước hết, chúng ta phải giải quyết từng bước các điều kiện tồn tại của gia đình như nhà ở, việc làm, đồng thời xây dựng các quan hệ ứng xử sao cho thích hợp với mọi lứa tuổi, với vai trò và trách nhiệm của mỗi thành viên trong trật tự gia đình. Nhớ ơn bố mẹ, kính trọng ông bà, yêu thương con cháu, anh em đùm bọc, vợ chồng hoà thuận là những tình cảm tự nhiên, tốt đẹp, xuất hiện trong xã hội truyền thống cần phải được giữ gìn, củng cố và phát huy mạnh mẽ. Xây dựng gia đình văn hóa mới cần nối tiếp các giá trị văn hóa, đạo đức, nếp sống truyền thống tốt đẹp. Đồng thời xây dựng nền nếp gia đình dân chủ, tôn trọng nhau,

68

cùng nhau bàn bạc và quyết định, khắc phục thái độ độc đoán, gia trưởng, bất bình đẳng của các quan hệ gia đình trong xã hội cũ. Chỉ có thế, mỗi chúng ta, mỗi gia đình mới có đủ sáng suốt và năng lực để tiếp tục chuyển tiếp các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp cho các thế hệ mai sau.

Đảng và Nhà nước phải có chiến lược phát tiển kinh tế - xã hội gắn với chiến lược xây dựng con người, xây dựng gia đình và đạo đức gia đình. Các chính sách kinh tế – xã hội cần quan tâm đến gia đình và quan hệ đạo đức gia đình là:

- Trước hết phải xây dựng chiến lược kinh tế – xã hội lấy con người làm mục tiêu, quan tâm đến lợi ích của từng gia đình, của mỗi cá nhân, người lao động.

- Xây dựng mô hình kinh tế – xã hội hợp lý để xây dựng mô hình nhân cách đạo đức xã hội.

- Khuyến khích phát triển kinh tế gia đình.

- Phát huy vai trò của các thiết chế chính trị xã hội.

Đây là những việc làm hết sức quan trọng nhằm tạo tiền đề xuất phát cho giáo dục đạo đức trong nhà trường và ngoài xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng trong việc xây dựng nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi người công dân ngay từ nhỏ cho tới khi trưởng thành. Thực tế đã chỉ ra rằng, gia đình hạnh phúc thì xã hội lành mạnh, gia đình càng giữ được “gia phong” thì kỷ cương xã hội càng nghiêm minh. Vì vậy, giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần phải được xác định là nhiệm vụ có vị trí chiến lược lâu dài.

2.3.3. Giáo dục và thực hành đạo đức truyền thống trong nhà trường

Cùng với gia đình, nhà trường có một vai trò to lớn trong công tác giáo dục các giá trị đạo đức cho học sinh, sinh viên. Nhà trường là nơi đào tạo con người không những về kiến thức, mà còn giáo dục cả về đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Nhà trường cần phải giữ kỷ cương, nền nếp học đường, tạo môi trường lý tưởng cho học sinh, sinh viên hình thành và phát triển nhân cách.

Giáo dục đạo đức trong nhà trường là làm cho học sinh, sinh viên nhận thức được những giá trị nào là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực đối với bản thân và xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; làm cho họ nhận thức được những giá trị truyền thống như lòng nhân ái, tinh thần yêu nước, đức tính cần cù,

Một phần của tài liệu Vai trò của giá trị đạo đức truyền thống với xây dựng đạo đức của con người Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hiện nay (Trang 66)