Đánh giá tải lượng chất ô nhiễm từ nước thải chợ Bỉm Sơn

Một phần của tài liệu Đề tài thiết kế hệ thống xử lý nước thải chợ vĩnh tân, xã vĩnh tân, huyện vĩnh cửu tỉnh đồng na (Trang 32)

- Đối với chỉ tiêu độ đục, khi tiến hành đo độ đục của mẫu nước thải chợ tiến hành đo 03 lần Do sự khuyếch tán và chuyển động của các thành phần vật chất bên trong mẫu làm cho kết quả luôn thay đổi vì vậy kết quả của mẫu được tính trên kết quả của

3.3.2.Đánh giá tải lượng chất ô nhiễm từ nước thải chợ Bỉm Sơn

Theo kết quả điều tra về lượng nước thải chợ Bỉm Sơn thông qua điều tra trực tiếp tại các hộ sản xuất kinh doanh có sử dụng nước và thải bỏ sau quá trình sử dụng. Mặt khác, dựa trên thể tích thải của chợ tại cống thải đổ trực tiếp xuống kênh Tam Điệp. Kết quả quan trắc về lượng thải trong 5 đợt như sau:

Bảng 3.12. Kết quả quan trắc thể tích thải chợ Bỉm Sơn trong ngày Ngày quan trắc Lượng nước thải (l/ngày)

02/6/2013 2815

12/6/2013 3012

28/8/2013 2956

22/9/2013 2867

Theo kết quả quan trắc về lượng thải chợ Bỉm SơnViệc đánh giá tải lượng chất ô nhiễm Như vậy, với lưu lượng thải của chợ Bỉm Sơn từ 2806 lít/ngày đến 3012 lít/ngày là không lớn đối với một chợ thị xã.

Việc đánh giá tải lượng chất ô nhiễm phát thải từ nguồn được căn cứu trên lượng thải lớn nhất. Với số lượng đợt quan trắc về lượng thải 5 lần là không nhiều, giả sử với lượng thải lớn nhất tại ngày quan trắc 12/6/2013 là 3012 lít/ngày.

Mặt khác, việc đánh giá tải lượng ô nhiễm phải dựa trên nồng độ tối đa của chất ô nhiễm có mặt trong nguồn thải.

Tải lượng chất ô nhiễm phát sinh từ nguồn được đánh giá theo công thức:

Tải lượng (kg/ngày) = lượng nước thải (lít/ngày) x nồng độ (mg/lít) 106

Với kết quả về nồng dộ chất ô nhiễm tại bảng 3.9, lưu lượng nước thải lớn nhất là 3012 lít/ngày. Kết quả đánh giá về tải lượng chất ô nhiễm phát sinh từ chợ Bỉm Sơn trong 1 ngày, 1 tháng (30 ngày/tháng) và 1 năm được thể hiện tại bảng 3.13.

Bảng 3.13. Tải lượng chất ô nhiễm của chợ Bỉm Sơn Thông số

Lần (Kg)TSS Độ đục(Kg) COD(Kg) BOD(Kg)

Tải lượng trong 1 ngày 1,46 1,08 1,07 0,77

Tải lượng trong 1 tháng 43,73 32,26 32,17 22,95

Tải lượng trong 1 năm 532,10 392,48 391,38 279,24

Như vậy, với lượng thải 3012 lít/ngày, tải lượng chất ô nhiễm thải ra trong nước thải từ chợ Bỉm Sơn trong ngày là nhỏ, nhưng tính theo tháng và năm thì là tương đối lớn.

Mặt khác, do kênh Tam Điệp là nguồn tiếp nhận trực tiếp nguồn thải từ chơ Bỉm Sơn, về mùa khô, lưu lượng nước của kênh là nhỏ. Nước trong kênh gần như không chảy nên khả năng khuyếch tán và phân hủy chất ô nhiễm gần như là rất ít vì vậy, có thể gây ô nhiễm nặng cho nước trong kênh.

- Trong 1 ngày lượng chất ô nhiễm đổ ra kênh Tam Điệp: Tổng chất rắn lơ lửng thải ra là 1,46 kg, độ đục 1,08 kg, chất hữu cơ tính theo COD là 1,07 kg, chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học là 0,77 kg.

- Trong 1 tháng lượng chất ô nhiễm đổ ra kênh Tam Điệp: Tổng chất rắn lơ lửng thải ra là 43,73 kg, độ đục 32,26 kg, chất hữu cơ tính theo COD là 32,17 kg, chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học là 22,95 kg.

- Trong 1 năm lượng chất ô nhiễm đổ ra kênh Tam Điệp: Tổng chất rắn lơ lửng thải ra là 532,10 kg, độ đục 392,48 kg, chất hữu cơ tính theo COD là 391,38 kg, chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học là 279,24 kg.

Lượng chất ô nhiễm tích tụ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước tiếp nhận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống sinh vật thủy sinh sống trong kênh Tam Điệp. Do quá trình tích lũy sinh học, dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe người dân nếu sử dụng thường xuyên nguồn thực phẩm từ kênh.

Mặt khác, trước và sau khi tiếp nhận nguồn thải từ chợ Bỉm Sơn, kênh Tam Điệp còn tiếp nhận nguồn thải từ các khu dân cư, nguồn thải công nghiệp trên địa bàn gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước trong kênh.

Một phần của tài liệu Đề tài thiết kế hệ thống xử lý nước thải chợ vĩnh tân, xã vĩnh tân, huyện vĩnh cửu tỉnh đồng na (Trang 32)