PHẦN 31: CHỨC NĂNG CỦA ĐÁM CƯỚI KHÔNG CHÍNH THỨC LÀ GÌ?

Một phần của tài liệu Giới tính theo cuộc đời (Trang 107)

5 Việc học về vấn đề giới tính và tình cảm của tuổi trưởng thàn h Phần 28: Mở đầu

PHẦN 31: CHỨC NĂNG CỦA ĐÁM CƯỚI KHÔNG CHÍNH THỨC LÀ GÌ?

Vậy đâu là chức năng của cách chung sống mới này, có phải nó hiện hữu như sự tiếp nối hiện đại và cần thiết trước hôn nhân? Người ta có thể khẳng định rằng mục tiêu đám cưới tạm nhằm tới tận hưởng về tình dục hơn là học một sự thân thiết kéo dài. Cuộc sống ấy cho phép chia sẻ những mối xúc động, những ý kiến, những niềm vui thú, và cả hàng loạt những khó khăn mà việc chung sống đem lại.

Tuy nhiên người ta đã không để tâm tới việc nhiều cặp vợ chồng xẩy ra những vấn đề nghiêm trọng sau khi kết hôn mặc dù đã chung sống trước đó nhiều năm. Các nghi lễ ngắn gọn trong đám cưới có vẻ không làm thay đổi gì cuộc sống của họ nhưng lại để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm thức. Thử nghiệm tiền hôn nhân được tiến hành trước hết là việc kết nối một tình bạn, một sự sóng đôi tạo nên một liều giải độc chống lại sự cô đơn, nỗi lo âu bởi những cuộc gặp gỡ thoảng qua và hời hợt trong khi vẫn cho phép giữ khoảng cách với bố mẹ, người thanh niên mong muốn có một quan hệ cá nhân hóa, những vẫn giữ mình không bao giờ muốn tuột khỏi tầm nhìn những mục tiêu riêng của mình. Quan hệ tình dục là bằng chứng xác thực cho năng lực giới tính của họ nhưng hiếm khi nó kích thích họ trong những thử nghiệm tiền hôn nhân. Vậy có phải sự thỏa mãn tình dục chính là nguyên nhân thường xuyên mang đến những thất bại và đổ vỡ của các cặp vợ chồng?

Mặc dù chung sống, song những người thanh niên này vẫn muốn giữ sự riêng tư trong một số lĩnh vực khác nhau của đời sống. Họ không chia sẻ thu nhập, quần áo, những mối bận tâm công việc, cũng như những vấn đề gia đình. Trong thời kỳ chuyển giao này, có thể họ muốn không còn phải phiền muộn gia đình của họ nữa. Nhưng hình ảnh cha mẹ vẫn luôn sống động trong họ, nó như một nguồn nước trong lòng đất phun lên vào thời điểm của đám cưới, kéo theo sự họp mặt không chỉ 2 cá thể mà là cả 2 gia đình. Sự giao tiếp, hội thoại, liên lạc trong đám cưới không chính thức này thường xuyên không muốn nhắc tới lúc ức chế, và những mâu thuẫn sâu sắc nhất. Những cặp trẻ này tránh những từ ngữ gây tổn thương lẫn nhau. Họ bàn luận không mệt mỏi những vấn đề lớn nhưng chưa bao giờ có ý định hòa hợp 2 hệ thống giá trị riêng của từng người. Những mâu thuẫn về tư tưởng, sự sinh tồn chỉ xuất hiện vào thời điểm có sự lựa chọn

quan trọng giữa hai người mà chỉ có hôn nhân mới phải đối mặt. Như vậy cần quyết định rõ ràng bằng sự phân chia mức độ quan trọng, bằng cách quản lý ngân sách chung, bằng sự lựa chọn những khoản chi tiêu ưu tiên, những khoản tự do, những vai trò và những lĩnh vực cần phải tôn trọng. Sự ra đời của những đứa con chắc chắn sẽ kéo theo sự phân minh và chấp nhận những mục tiêu chung, sự hy sinh hay giải phóng chủ nghĩa khoái lạc của chồng hay vợ.

Việc chung sống chú trọng tới những mặt lý tưởng hóa và lãng mạn hóa trong mối quan hệ. Đám cưới đưa ta trở về với sự thật, gợi lên những con người thực đối mặt với những sự lựa chọn quyết định đối với nghề nghiệp, tiền bạc, giáo dục, con cái, và cách sống. Đám cưới có thể giống như sự cứu giúp của Thượng Đế dành cho những cặp trai gái mà thử nghiệm tiền hôn nhân không đem lại cho họ sự thỏa mãn. Bằng sự kỳ ảo của mình, đám cưới có thể đảm bảo một khoái cảm tình dục và sự chung thủy. Thật vậy, rất thường xuyên, việc chung sống chỉ làm khác đi quá trình chín chắn. Chính sự gần gũi thầm kín tạo thành một tiền tố, một khúc dạo đầu cho mọi đám cưới thỏa mãn. Tiền tố này giải thích rằng không có gì khiến ta phải sớm tiến hành hôn nhân cả. Những đám cưới sớm ghi nhận tỉ lệ li dị rất cao.

Việc chung sống trước hôn nhân bản chất hoàn toàn khác với hôn nhân chính thức. Nếu một cặp trai gái lấy nhau không phải vì tình yêu thì những điểm hợp nhau có vẻ giả tạo hơn là có thực, hôn nhân ấy là một quá trình sống nhân đôi được tiến hành với một đối tác có tính cách hoàn toàn khác và không có một tình cảm sâu sắc thực sự nào cả. Vậy đám cưới đòi hỏi sự tương ứng về mặt xã hội, nghề nghiệp, tương ứng không chỉ ở mặt tình dục mà là mọi mặt trong cuộc sống.

Đi từ sự chung sống sang hôn nhân không phải lúc nào cũng là bước dễ vượt qua. Khi quyết định tới gần thì sự lo âu cũng tăng lên. Mỗi người tự vấn về năng lực đảm nhận trách nhiệm, về khả năng giới tính của mình, khả năng sống đòi hỏi và chấp nhận giới hạn nào đó về tự do và đóng vai người cha, người mẹ. Một bệnh nhân nam của chúng tôi đã cắt đứt liên hệ với một cô gái trẻ 7 lần trong tuần trước ngày cưới cô, lần thứ 8 anh ta đến khám và yêu cầu chúng tôi gây hôn mê cho anh để sẵn sàng cho ngày cưới.

Điều đó có nghĩa là nhiều cặp trai gái đôi khi chung sống với nhau hàng năm trời, khi tiến hành hôn nhân lại cần đến những lời tư vấn giúp họ vượt qua những cản trở của thời kỳ chuyển giao này.

+ Trong mọi trường hợp, thử nghiệm trước hôn nhân không phải là một điều cần thiết để chuẩn bị cho hôn nhân. Trái lại nó có thể gây nên những sự mong đợi không thực tế mà đám cưới không thể làm thỏa mãn về mặt tình cảm lẫn mặt tài chính và cả những mục

tiêu cá nhân.

Tuy nhiên thử nghiệm tiền hôn nhân cho phép thanh niên có được kinh nghiệm về những loại hình khác nhau của cuộc sống cũng như quan hệ tình dục và những mối quan hệ khác của họ.

1. “Quan hệ hỗn hợp” được tìm hiểu bởi một người sống với những người tạm thời mà nỗi sợ hãi lớn nhất của họ là cô đơn. Để xoa dịu nỗi sợ hãi về cô đơn, họ sẵn sàng nhất thời nhượng cho đối tác cái quyền được lừa dối và nhục mạ họ. Những sự hi sinh của họ là vô ích. Mối quan hệ như thế đặc trưng bởi những vụ bùng nổ mạnh mẽ thô bạo nhưng ít khi kéo dài quá một năm. Khi đó sự bất hạnh hay vội vã khiến các thanh niên này cưới nhau thì chỉ 2 tháng sau họ sẽ ly dị trong một không khí đầy thù ghét. Chính người chồng hay vợ luôn nhìn nhận ý muốn độc lập của người kia như một sự đe doạ cá nhân.

2. “Van xả” (Soupape).

Đối với một số cặp thanh niên, việc sống chung giống như cái “van" xả bớt đầy dẫy những bó buộc như: thoát khỏi gia đình, giải tỏa những nỗi sợ hay muốn lợi dụng người khác. Sự lựa chọn đối tác thường xuyên mang tính xung đột và không thích hợp. Cách thức giao tiếp trong quan hệ tình dục mà người ta sử dụng giống như một phương tiện để giảm bớt những tiếp xúc với bên ngoài. Những mối liên hệ như thế cũng kết thúc nhanh chóng như việc nó hình thành vậy.

3. Quan hệ để nhận biết nhau.

Quan hệ này tinh tế hơn nhưng cũng không kém nguy hiểm. Chúng tôi minh họa bằng trường hợp của Michèle, 23 tuổi vẻ bề ngoài rất hợp với nghề kỹ sư của cô, cô đã phải chịu đựng từ thời ấu thơ một cảm giác mất an toàn và sự tự làm mất giá trị của bản thân. Mặc cho những thành công trong nghề nghiệp lẫn tình yêu, cô vẫn đinh ninh rằng mình không đáng giá gì. Để được làm an tâm thì cô phải được chăm lo săn sóc và nếu có thể, được yêu bởi một người đàn ông đầy sức mạnh mà cô đánh giá cao trí thông minh, địa vị của anh ta và anh ta hiển nhiên sẽ được thử sức về mặt tình dục.

Cô đã từng có 3 thử nghiệm trước hôn nhân, một với người đồng nghiệp đã ra đi sau khi được thăng chức, một với sếp trực tiếp của cô và một với một viên chức cao cấp. Điều mà cô luôn tìm kiếm một cách tuyệt vọng đó là việc “hợp thức hóa” về nhân cách của cô bởi những nhân vật này, họ không quyết định được kết quả cuối cùng là họ sẽ thuộc về cô. Thực tế cả 3 mối quan hệ đều thất bại chỉ vì một lý do duy nhất: thiếu sự gần gũi mật thiết và tính chính thức (authenticité). Michèle luôn muốn giữ một khoảng cách nào đó đối với bạn tình và sợ rằng họ sẽ đoán được cũng như là chính cô hiểu được cái cốt lõi thực sự của mối quan hệ giữa họ. Mặc dù những vẻ bề ngoài, đặc trưng cho kiểu quan hệ

này là sự trống rỗng và nỗi thất vọng lớn, được tổ chức bởi những sự phản bội và những hoạt động tình dục tầm thường nó luôn bị ám ảnh bởi cảm giác mất giá trị. Michèle đã làm mất giá trị luôn cả người mà dám yêu cô. “Nếu anh ta yêu tôi, - cô nói, - thì anh ta cũng chẳng có giá trị gì”. Và thêm một lần nữa cô lại lao vào cuộc tìm kiếm người đàn ông vĩ đại, người sẽ có thể làm cô an tâm và an ủi cô. Ngay khi người lạ mặt này nằm trong tầm tay cô, anh ta khinh bỉ sự dè dặt tự nhiên của cô thì cô lại lao ngay vào vòng tay của anh ta. Đây là những suy nghĩ và hành động điển hình giống nhiều cô gái khác. Những sự thất bại của cô bắt nguồn từ quá trình lựa chọn căng thẳng của chính cô cũng như sự bất lực của đối tác trong việc cung cấp một tấm hộ chiếu hợp thức hóa sẽ cưới cô - việc mà cô vô cùng cần.

4. Sự chung sống giống như một bước thử nghiệm.

Chung sống có thể là cơ hội để người thanh niên có được những kinh nghiệm về cuộc sống lứa đôi (mỗi người trong cặp có những phong cách và nhân cách khác nhau). Ở đây, mỗi đối tác học cách biểu lộ rõ hơn mức độ phụ thuộc và sự tự do, độ lượng và kiên nhẫn, tình cảm và ái dục, sự ngăn cách và sự gần gũi. Ở những thanh niên mới trưởng thành, quan hệ có thể kéo dài nhiều năm. Sau cuộc khủng hoảng tuổi 30 thì thông thường những cuộc phiêu lưu của họ diễn ra ngắn hơn.

5. Quan hệ chuyển tiếp (transition).

Nó là cơ hội cho những thanh niên lựa chọn một đối tác mới mà vẫn còn dấu ấn của người bạn trước. Sự lựa chọn một đối tác mới bắt nguồn từ một cái nhìn thánh thiện hơn bởi nhu cầu của chính anh (cô) ta và từ sự yếu đuối của chính họ. Jeane trong ba thử nghiệm tiền hôn nhân đã luôn chọn những tay nghiện rượu, nhưng người cuối cùng không còn đánh cô nữa và chấp nhận đi cai nghiện. Rõ ràng chất lượng, độ dài của việc chung sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sự chín chắn của nhân cách, tính cách của đối tác, cách thức chọn bạn tình. Nếu việc thử nghiệm tiền hôn nhân khác cơ bản với hôn nhân thì thường xuyên nó cho phép người thanh niên có thể khẳng định bản thân mình tốt nhất.

Học gần gũi mật thiết và tính chính thức trong cuộc sống (authenticité).

Điều này hiện hữu như một giai đoạn quyết định trong tình cảm, giới tính, quan hệ, và có thể xác định một năng lực biết biểu lộ những mối xúc động cũng như nhu cầu và sự mong đợi của mình.

Chính sự chung sống này hơn hẳn những mối quan hệ thoáng qua. Người thanh niên không còn giấu đi những xúc cảm tiêu cực bởi nỗi sợ hãi về sự khó chịu, cho tới việc biểu lộ những ý nghĩa đánh giá chính mình, những phán xử khác nhau mà không tự nhốt

mình vào một hình thức hóa.

Trong trị liệu tình dục, người ta có thể thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa chức năng ái dục thỏa mãn và mức độ khẳng định cá nhân. Ta có thể khẳng định rằng thiếu một chút mạnh bạo cần thiết là nguyên nhân của hầu hết những rối loạn tình dục, điều này không phải do nguyên nhân của cấu tạo cơ thể.

Thử nghiệm tiền hôn nhân cho phép khẳng định mình tốt hơn trong lĩnh vực tình yêu và tình ái. Những thanh niên ấy có thể tự đặt ra những yêu cầu và sự mong đợi của mình đối với bạn tình, mang tới cho người ấy những sự thoải mái một cách tự nhiên trong nhân cách của họ, có thể khơi mào tình dục bằng hành động nếu muốn, nhưng cũng có thể từ chối mà không cảm thấy có lỗi khi không thích.

Học cách khẳng định bản thân và hiển nhiên khẳng định điều đó trong cuộc sống nghề nghiệp và trong cuộc sống gia đình sau này. Như vậy thử nghiệm tiền hôn nhân đối mặt với một quan hệ khá dài với “một kẻ xa lạ” trên những mặt giao tiếp, quan hệ khác nhau, chúng tạo thành trường học tốt cho việc học gần gũi, học những điều thầm kín và học tính chính thức trong cuộc sống bền lâu. Tuy nhiên đối với các nền văn hóa còn cấm kỵ, hoặc chưa hài lòng cho con trẻ quan hệ tình dục trước hôn nhân thì mọi suy nghĩ và việc làm ở lứa tuổi này phải khác, nội dung trên chỉ đọc để tham khảo mà thôi.

Một phần của tài liệu Giới tính theo cuộc đời (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w