Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty giai đoạn 2004

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY LÂM CÔNG NGHIỆP LONG ĐẠI (Trang 29 - 37)

quả sử dụng vốn của Công ty giai đoạn 2004 - 2006

Để thấy rõ hơn hiệu quả việc sử dụng vốn của Công ty, tiếp tục phân tích các nhân tố tác động đến các chỉ tiêu hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn.

3.2.4.1. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn 2004 - 2006

Từ số liệu trong Bảng 3.6, cùng với việc sử dụng phương pháp số chênh lệch để tiến hành lượng hoá sự ảnh hưởng của yếu tố hiệu suất sử dụng vốn của Công ty.

Trước hết, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh.

Kết quả số liệu ở Bảng 3.15 cho thấy: năm 2005 hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (HSSDVKD) tăng so với năm 2004 là 0,0951 lần, tương ứng 9,53% là do: doanh thu tăng 14.183 triệu đồng, tương ứng 23,76% làm cho HSSDVKD tăng 0,237 lần, tương ứng 23,75%; vốn kinh doanh tăng 7.771 triệu đồng, tương

Bảng 3.15: Ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của Công ty

So sánh

Chênh lệch của hiệu suất sử dụng vốn kinh

doanh (HVKD)

Do ảnh hưởng của các nhân tố +/-

(lần) %

Doanh thu Vốn kinh doanh +/- (lần) % +/- (lần) % 2005 với 2004 0,0951 9,53 0,2370 23,75 -0,1419 -14,22 2006 với 2005 0,2156 19,73 0,2350 21,50 -0,0194 -1,77 2006 với 2004 0,3107 31,14 0,5026 50,37 -0,1919 -19,23

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả

Năm 2006, HSSDVKD tăng lên so với năm 2005 là 0,2156 lần, tương ứng 19,73% do hai nguyên nhân: doanh thu tăng 15.880 triệu đồng, tương ứng 21,50% làm cho HSSDVKD tăng 0,235 lần, tương ứng 21,50%; vốn kinh doanh tăng 1.002 triệu đồng, tương ứng 1,48% làm cho HSSDVKD giảm xuống 0,0194 lần, tương ứng 1,77%.

So sánh năm 2006 với 2004, HSSDVKD tăng lên 0,3107 lần, tương ứng 31,14%; trong đó: do doanh thu tăng 30.063 triệu đồng, tương ứng 50,37% làm cho HSSDVKD tăng 0,5026 lần, tương ứng 50,37%; do vốn kinh doanh tăng 8.773 triệu đồng, tương ứng 14,67% làm cho HSSDVKD giảm xuống 0,1919 lần, tương ứng 19,23%.

Qua phân tích, ta thấy hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh thời kỳ 2004 - 2006 tăng lên chủ yếu là do doanh thu tăng, tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh. Đây là thành quả của Công ty trong việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh.

Để biết rõ hơn về hiệu quả việc sử dụng vốn, tiến hành phân tích sự tác động của các nhân tố đến tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh (TSSLVKD).

Bảng 3.16: Ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh của Công ty

So sánh

Chênh lệch của tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh

(TPVKD)

Do ảnh hưởng của các nhân tố

+/-

(lần) %

Lợi nhuận Vốn kinh doanh +/-

(lần) % (lần) +/- %

2005 với 2004 0,0051 56,04 0,0069 75,82 -0,0018 -19,782006 với 2005 0,0150 105,63 0,0154 108,45 -0,0004 -2,82 2006 với 2005 0,0150 105,63 0,0154 108,45 -0,0004 -2,82 2006 với 2004 0,0201 220,88 0,0243 267,03 -0,0042 -46,15

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả

Kết quả số liệu ở bảng 3.16 cho thấy: năm 2005 tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh tăng so với năm 2004 là 0,0051 lần, tương ứng 56,04%, nguyên nhân là do lợi nhuận tăng 416 triệu đồng, tương ứng 76,47% làm cho TSSLVKD tăng lên 0,0069 lần, tương ứng 75,82%; vốn kinh doanh tăng 7.771 triệu đồng, tương ứng 12,99% làm cho TSSLVKD giảm 0,0018 lần, tương ứng 19,78%.

Năm 2006, TSSLVKD tăng lên so với năm 2005 là 0,015 lần, tương ứng 105,63% (lợi nhuận tăng 1.042 triệu đồng, tương ứng 108,54% làm cho TSSLVKD tăng 0,0154 lần, tương ứng 108,45%; vốn kinh doanh tăng 1.002 triệu đồng, tương ứng 1,48% làm cho TSSLVKD giảm xuống 0,0004 lần, tương ứng 2,82%).

So sánh năm 2006 với 2004, TSSLVKD tăng lên 0,0201 lần, tương ứng 220,88%, trong đó do lợi nhuận tăng 1.458 triệu đồng, tương ứng 268,01% làm cho TSSLVKD tăng 0,0243 lần, tương ứng 267,03% và do vốn kinh doanh tăng 8.773 triệu đồng, tương ứng 14,67% làm cho TSSLVKD giảm xuống 0,0042 lần, tương ứng 46,15%.

Tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh tăng qua các năm chủ yếu là do lợi nhuận tăng. Vốn kinh doanh tăng làm cho tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh giảm xuống

3.2.4.2. Phân tích sự biến động chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định và tỷ suất sinh lợi vốn cố định của Công ty giai đoạn 2004 - 2006

Số liệu ở Bảng 3.17 cho thấy ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty.

Bảng 3.17: Ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty

So sánh

Chênh lệch của hiệu suất sử dụng vốn cố

định (HVCĐ)

Do ảnh hưởng của các nhân tố

+/-(lần) % (lần) % Doanh thu Vốn cố định +/- (lần) % +/- (lần) % 2005 với 2004 0,6043 23,69 0,6063 23,76 -0,0020 -0,07 2006 với 2005 -0,6600 -20,92 0,6784 21,50 -1,3384 -42,42 2006 với 2004 -0,0557 -2,18 1,2851 50,37 -1,3408 -52,55

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả

Năm 2005 hiệu suất sử dụng vốn cố định (HSSDVCD) tăng so với năm 2004 là 0,6043 lần, tương ứng 23,69%, nguyên nhân do: doanh thu tăng 14.183 triệu đồng, tương ứng 23,76% làm cho HSSDVCD tăng lên 0,6063 lần, tương ứng 23,76%; vốn cố định tăng 15 triệu đồng, tương ứng 0,06% làm cho HSSDVCD giảm 0,002 lần, tương ứng 0,07%.

Năm 2006, HSSDVCD giảm xuống so với năm 2005 là 0,66 lần, tương ứng 20,92% do hai nguyên nhân: doanh thu tăng 15.880 triệu đồng, tương ứng 21,50% làm cho HSSDVCD tăng 0,6784 lần, tương ứng 21,50%; vốn cố định tăng 12.554 triệu đồng, tương ứng 53,63% làm cho HSSDVCD giảm 1,3384 lần, tương ứng 42,42%.

So sánh năm 2006 với 2004, HSSDVCD giảm 0,0557 lần, tương ứng 2,18%; trong đó doanh thu tăng 30.063 triệu đồng, tương ứng 50,37% làm cho HSSDVCD

tăng 1,2851 lần, tương ứng 50,37%; vốn cố định tăng 12.569 triệu đồng, tương ứng 53,73% làm cho HSSDVCD giảm 1,3408 lần, tương ứng 52,55%.

Như vậy, hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2005 tăng hơn năm 2004, nguyên nhân là do doanh thu tăng. Tuy nhiên, qua năm 2006, hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm, nguyên nhân chính là do vốn cố định tăng lên. Vì Công ty mới đầu tư thêm trang thiết bị, cơ sở hạ tầng trong năm này, nên các TSCĐ chưa phát huy được hiệu suất sử dụng.

Mặt khác, phân tích sự tác động của các nhân tố đến tỷ suất sinh lợi vốn cố định (TSSLVCD), ta xem xét số liệu ở Bảng 3.18.

Bảng 3.18: Ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất sinh lợi vốn cố định của Công ty

So sánh

Chênh lệch của tỷ suất sinh lợi vốn cố định

(TPVCĐ)

Do ảnh hưởng của các nhân tố

+/-(lần) % (lần) % Lợi nhuận Vốn cố định +/- (lần) % +/- (lần) % 2005 với 2004 0,01778 76,31 0,01780 76,39 -0,00002 -0,08 2006 với 2005 0,01466 35,76 0,04450 108,54 -0,02984 -72,78 2006 với 2004 0,03230 138,63 0,06230 267,38 -0,03000 -128,75

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả

Năm 2005 tỷ suất sinh lợi vốn cố định tăng so với năm 2004 là 0,01778 lần, tương ứng 76,31% (do tác động bởi: lợi nhuận tăng 416 triệu đồng, tương ứng 76,47% làm cho TSSLVCD tăng lên 0,0178 lần, tương ứng 76,39%; vốn cố định tăng 15 triệu đồng, tương ứng 0,06% làm cho TSSLVCD giảm 0,00002 lần, tương ứng 0,08%).

Năm 2006, TSSLVCD tăng so với năm 2005 là 0,01466 lần, tương ứng 35,76%, do hai nguyên nhân: lợi nhuận tăng 1.042 triệu đồng, tương ứng 108,54%

triệu đồng, tương ứng 53,63% làm cho TSSLVCD giảm 0,02984 lần, tương ứng 72,78%.

So sánh năm 2006 với 2004, TSSLVCD tăng 0,0323 lần, tương ứng 138,63%, trong đó do lợi nhuận tăng 1.458 triệu đồng, tương ứng 268,01% làm cho TSSLVCD tăng 0,0623 lần, tương ứng 267,38% và do vốn cố định tăng 12.569 triệu đồng, tương ứng 53,73% làm cho TSSLVCD giảm 0,03 lần, tương ứng 128,75%.

Tóm lại, tỷ suất sinh lợi vốn cố định qua các năm đều có xu hướng tăng, nguyên nhân chủ yếu do lợi nhuận của Công ty tăng lên. Mặt khác, vốn cố định cũng tăng, làm tỷ suất sinh lợi vốn cố định giảm. Tuy nhiên, tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của vốn cố định, nên kết quả tỷ suất sinh lợi vốn cố định vẫn có chiều hướng tăng. Đây là kết quả đáng mừng của doanh nghiệp, Công ty cần phát huy trong thời gian tới.

3.2.4.3. Phân tích sự biến động chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động và tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động của Công ty giai đoạn 2004 - 2006

Từ số liệu ở bảng 3.9, tiến hành phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu suất sử dụng vốn lưu động, kết quả tính toán được trình bày ở Bảng 3.19.

Bảng 3.19: Ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu suất sử dụng vốn lưu động của Công ty

So sánh

Chênh lệch của hiệu suất sử dụng vốn lưu động

(HVLĐ)

Do ảnh hưởng của các nhân tố

+/-

(lần) %

Doanh thu Vốn lưu động +/-

(lần) % (lần) +/- %

2005 với 2004 -0,7344 -44,81 0,3894 23,76 -1,1238 -68,572006 với 2005 1,0788 64,52 0,3594 21,49 0,7194 43,03 2006 với 2005 1,0788 64,52 0,3594 21,49 0,7194 43,03

2006 với 2004 1,1122 67,87 0,8254 50,37 0,2868 17,50

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả

Năm 2005 hiệu suất sử dụng vốn lưu động (HSSDVLD) giảm so với năm 2004 là 0,7344 lần, tương ứng 44,81%. Một là, do tác động bởi doanh thu tăng 14.183 triệu đồng, tương ứng 23,76% làm cho HSSDVLD tăng lên 0,3894 lần, tương ứng 23,76%; hai là, do vốn lưu động tăng 7.756 triệu đồng, tương ứng 21,3% làm cho HSSDVLD giảm 1,1238 lần, tương ứng 68,57%.

Năm 2006, HSSDVLD tăng lên so với năm 2005 là 1,0788 lần, tương ứng 64,52%; do hai nguyên nhân: doanh thu tăng 15.880 triệu đồng, tương ứng 21,5% làm cho HSSDVLD tăng 0,3594 lần, tương ứng 21,49%; vốn lưu động giảm 11.552 triệu đồng, tương ứng 26,15% làm cho HSSDVLD tăng 0,7194 lần, tương ứng 43,03%.

So sánh năm 2006 với 2004, HSSDVLD tăng 1,1122 lần, tương ứng 67,87%; trong đó do doanh thu tăng 30.063 triệu đồng, tương ứng 50,37% làm cho HSSDVLD tăng 0,8254 lần, tương ứng 50,37%; do vốn lưu động giảm 3.796 triệu đồng, tương ứng 10,42% làm cho HSSDVLD tăng 0,2868 lần, tương ứng 17,50%.

Qua số liệu phân tích cho thấy: sự biến động của HSSDVLD năm 2005 so với năm 2004 và của năm 2006 so với năm 2005 với nguyên nhân chủ yếu là do quy mô vốn lưu động thay đổi. Nhưng nguyên nhân chủ yếu làm cho HSSDVLD của năm 2006 tăng lên so với năm 2004 lại là do yếu tố doanh thu tăng tác động.

Để biết rõ hơn về hiệu quả việc sử dụng vốn lưu động, phân tích sự tác động của các nhân tố đến tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động (TSLNVLD). Kết quả được thể hiện ở Bảng 3.20.

Năm 2005 tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động tăng so với năm 2004 là 0,0068 lần, tương ứng 45,64% (do tác động bởi lợi nhuận tăng 416 triệu đồng, tương ứng

76,47% làm cho TSLNVLD tăng lên 0,0114 lần, tương ứng 76,51%; do vốn lưu động tăng 7.756 triệu đồng, tương ứng 21,3% làm cho TSLNVLD giảm 0,0046 lần, tương ứng 30,87%).

Bảng 3.20: Ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động của Công ty

So sánh

Chênh lệch của tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

(TPVLĐ)

Do ảnh hưởng của các nhân tố +/-

(lần) %

Lợi nhuận Vốn lưu động +/-

(lần) % (lần) +/- %

2005 với 2004 0,0068 45,64 0,0114 76,51 -0,0046 -30,872006 với 2005 0,0395 182,03 0,0235 108,29 0,0160 73,74 2006 với 2005 0,0395 182,03 0,0235 108,29 0,0160 73,74 2006 với 2004 0,0464 311,41 0,0400 268,46 0,0064 42,95

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả

Năm 2006, TSLNVLD tăng lên so với năm 2005 là 0,0395 lần, tương ứng 182,03%, nguyên nhân là: lợi nhuận tăng 1.042 triệu đồng, tương ứng 108,54% làm cho TSLNVLD tăng 0,0235 lần, tương ứng 108,29%; vốn lưu động giảm 11.552 triệu đồng, tương ứng 26,15% làm cho TSLNVLD tăng lên 0,016 lần, tương ứng 73,74%.

So sánh năm 2006 với 2004, TSLNVLD tăng lên 0,0464 lần, tương ứng 311,41%; trong đó ảnh hưởng của lợi nhuận làm tăng 0,04 lần, tương ứng 268,46% và của vốn lưu động làm tăng 0,0064 lần, tương ứng 42,95%.

Có thể nói, hiệu suất sử dụng và tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động của Công ty thời kỳ 2004 - 2006 có xu hướng tăng lên. Hiệu suất sử dụng vốn năm 2005 so với năm 2004 giảm xuống, nguyên nhân chủ yếu do vốn lưu động tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Qua năm 2006, doanh thu tăng, đồng thời vốn lưu động giảm nên đã làm tăng hiệu suất sử dụng vốn, trong đó tốc độ giảm của vốn nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu lại là nhân tố chủ yếu. Đối

với tỷ suất lợi nhuận, nguyên nhân chủ yếu do lợi nhuận tăng, trong khi vốn lưu động ảnh hưởng không đáng kể. Điều đó nói lên những cố gắng trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty thời gian qua.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY LÂM CÔNG NGHIỆP LONG ĐẠI (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w