Một số thắc mắc liên quan đến “Thiết Vậ n”

Một phần của tài liệu Khảo sát sự tương ứng giữa một số âm đầu Hán Việt và tiếng Quảng Châu (Trang 87)

I. Vấn đề

1.Một số thắc mắc liên quan đến “Thiết Vậ n”

Có rất nhiều chuyên gia, trong đó bao gồm Benhard Karlgren đều cho rằng hệ thống ngữ âm được ghi trong cuốn sách Thiết Vận chính là sự phản ánh thực tại của âm Tràng An thời nhà Tùy. Nhưng chúng tôi nghĩ chưa hẳn là thế. Tuy rằng Thiết Vận đã thất lạc, nhưng chúng ta vẫn có thể tìm được bài tựa của Lục Pháp Ngôn. Trong bài tựa ông có viết mục đích làm ra cuốn sách Thiết Vận, và ngay từ đầu ông đã nhận thức rằng ngữ âm của các địa phương khác nhau. (Xem tài liệu tham khảo 13, tr.52-53. Nguyên văn như sau: 以古今声调既自有别,诸家取舍亦复不同。吴

楚则时伤轻浅,燕赵则多涉重浊,秦陇则去声为入,梁益则平声似去. Dĩ cổ kim

thanh điệu ký tự hữu biệt, chư gia thủ xá diệc phục bất đồng. Ngô Sở tắc thì thương khinh thiển, Yên Triệu tắc đa thiệp trọng trọc, Tần Lũng tắc Khứ Thanh vi Nhập, Lương Ích tắc Bình Thanh tự Khứ. Chúng tôi dịch ý là: Thanh điệu xưa nay có khác, các nơi đều có sự lựa chọn khác nhau. Ngô Sở nói hơi nhẹ, chưa đủ sâu; Yên Triệu lại hơi nặng, nghe hơi trọc; Tần Lũng đọc Khứ Thanh thành Nhập Thanh; Lương Ích thì nói Bình Thanh giống Khứ Thanh.) Sau khi ông khái quát nhắc đến tình hình về

các vận thư trước đó, ông viết tiếp: 江东取韵,与江北复殊。因论南北是非,

古今通塞;欲更捃选精切,除削疏缓,萧颜多所决定。(Giang Đông thủ vận, vũ

Giang Bắc phúc thù. Nhân luận nam bắc thị phi, cổ kim thông tắc; dụ

cánh quân tuyển tinh thiết, trừ tước sơ hoãn, Tiêu Nhan đa sở quyết định. Chúng tôi dịch ý là: Lấy âm vận của phía đông sông Trường Giang, sẽ

khác với âm vận của phái bắc sông Trường Giang. Vậy phải xem lại âm vận nam bắc cái nào là đúng cái nào là sai, âm vận xưa nay cái nào vẫn

còn sử dụng phổ biến cái nào đã ít được sử dụng; rồi lựa chọn những âm chính xác, bỏ đi những âm sai lầm, thường là do Tiêu Cai, Nhan Chi Suy quyết định.) Dựa vào đoạn trích dẫn này chúng ta có thể suy ra mấy điều: ngữ âm của vùng phía đông Trường Giang đã khác với vùng phía bắc Trường Giang, vậy ở các nơi cách xa hơn nữa chắc chắn ngữ âm sẽ khác nhau. Khi thẩm âm, Tiêu Cai, Nhan Chi Suy đã phải thông qua thao luận

để lựa chọn. Nếu hoàn toàn chỉ là ghi chép ngữ âm thực tế của Tràng An, lẽ

ra không cần hai người bàn bạc rồi quyết định. Ngoài ra chúng ta còn phải nghĩ đến mấy vấn đề: Hai ông căn cứ vào kinh nghiệm của mình để thẩm âm, vậy hai ông quê quán ởđâu, họ nói tiếng gì? Những âm họ cho rằng là sai hoặc là không thông dụng, sẽ không được ghi vào Thiết Vận, nhưng không có nghĩa là những âm “sai” hoặc “không thông dụng” này sẽ không tồn tại trong thực tế, ngược lại chúng có khả năng tồn tại cho đến bây giờ. Chúng tôi thử nêu vấn đề giải quyết mấy nội dung này như sau.

Tiêu Cai, căn cứ vào Tùy Thư, là người Lan Lăng (xem tài liệu tham khảo 24, quyển 45, liệt truyện thứ 40). Vào nhà Tùy, địa danh Lan Lăng là chỉ khu vực Thường Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc hiện nay, thuộc khu vực phía nam sông Trường Giang. Họ Tiêu là hoàng tộc của nhà Lương, thời Nam Bắc Triều Trung Quốc. Nên có thể khẳng định rằng Tiêu Cai được giáo dục ở nhà chứ không cần đi đâu xa. Đến khi nhà Lương mất Kinh Châu, Tiêu Cai mới cùng bạn đến Tràng An. Do đó, dù Tiêu Cai có nói được giọng Tràng An, thì tiếng mẹ đẻ của ông vẫn nên là tiếng Lan Lăng.

Đọc tài liệu tham khảo 18, chúng ta có thể biết rằng Nhan Chi Suy là người Kiến Khang. Kiến Khang hiện nay là thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô Trung Quốc. Gia đình họ Nhan cũng là danh gia vọng tộc, trước khi ông bị bắt làm tù binh đến phương bắc vào năm 554, ông đã trường thành một người có học thức. Chính vì vậy sau khi hai năm làm tù binh,

ông được làm quan ở nhà Bắc Tề vào tuổi 26. Đến năm 581, Dương Kiên lên vua, nhà Tùy bắt đầu. Nhan Chi Suy mới vào Trang An làm quan hơn mười năm. Cho nên tiếng mẹ đẻ của ông cũng không phải là tiếng Tràng An mà nên là tiếng Kiến Khang.

Tràng An, thủ đô của nhà Tùy, là chỉ khu vực Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc hiện nay. Từ Tây An đến Nam Kinh, tính một cách bảo thủ nhất cũng phải hơn 900km, nếu đến Thường Châu thì hơn 1000km. Khó tưởng tượng hai nơi cách xa thế mà nói tiếng giống nhau. Hơn nữa, như trên đã nói, Lục Pháp Ngôn trong bài tựa có viết khu vực Tần Lũng đọc Khứ Thanh thành Nhập Thanh. Khu vực Tần Lũng chính là chỉ vùng tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc hiện nay. Tóm lại, một mặt Lục Pháp Ngôn đã ý thức đến người ở vùng Tần Lũng (trong đó bao gồm Tràng An) nói sai thanh điệu, lẽ ra khi viết vào Thiết Vận phải được sửa lại; mặt khác hai người thẩm âm Tiêu Cai và Nhan Chi Suy đều không phải người vốn nói giọng Tràng An. Vậy nếu cho rằng hệ thống ngữ âm được ghi trong cuốn sách Thiết Vận chính là sự phản ánh thực tại của âm Tràng An thời nhà Tùy, xem ra còn chưa đủ tính thuyết phục.

Một phần của tài liệu Khảo sát sự tương ứng giữa một số âm đầu Hán Việt và tiếng Quảng Châu (Trang 87)