GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập: Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Can Lộc (Trang 31)

1. Hoàn thiện công tác triển khai kế hoạch

Kế hoạch có vai trò hết sức to lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng. Công tác kế hoạch không chỉ xây dựng các mục tiêu cần đạt tới mà còn phải tổ chức thực hiện kế hoạch sao cho có hiệu quả, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Vì thế Ngân hàng cần phải có sự đổi mới tư duy và nhận thức về công tác kế hoạch không chỉ ở cấp lãnh đạo mà còn cả ở người lao động. Các hoạt động triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch là khâu mang

tính quyết định đến việc thực hiện các chỉ tiêu đặt ra trong các kế hoạch Chính vì thế việc triển khai kế hoạch cần phải được quán triệt từ các cấp lãnh đạo, các phòng ban chức năng cho tới các chi nhánh Ngân hàng cấp 3. Sau khi ban lãnh đạo duyệt các kế hoạch thì kế hoạch sẽ được đưa xuống các phòng ban, tại đây các phòng ban chức năng sẽ lập các kế hoạch cụ thể, chi tiết dựa trên kế hoạch tổng thể. Để đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện đúng tiến độ và hiệu quả thì Ngân hàng nên có kế hoạch đưa xuống từng chi nhánh trực tiếp hoạt động.

Công tác lập kế hoạch là việc làm chủ quan của con người, các phương án và quyết định thường dựa vào số liệu trong quá khứ, kinh nghiệm bản thân. Do đó tất yếu sẽ có khoảng cách giữa thực tế và kế hoạch, điều này cần phải được điều chỉnh kịp thời. Để có thể kịp thời ứng phó được với những tình huống bất ngờ xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có công tác theo dõi kiểm tra chặt chẽ. Mặc dù công tác theo dõi, giám sát thực hiện kế hoạch đã được Ngân hàng No&PTNT huyện Can Lộc thực hiện trong thời gian qua, tuy nhiên vẫn chưa có những cuộc họp cần thiết để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những phát sinh không phù hợp. Vì thế cần phải thường xuyên tổ chức những cuộc họp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch và tìm ra những nguyên nhân của các vấn đề phát sinh để có những điều chỉnh tích cực nhất nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra.

3. Tăng cường điều kiện vật chất hỗ trợ cho công tác kế hoạch hoá.

Để nâng cao công tác kế hoạch hoá thì Ngân hàng cần phải có biện pháp gắn quyền lợi với trách nhiệm của người làm kế hoạch. Có những hình thức thưởng phạt cụ thể, khuyến khích vật chất cho những người có trách nhiệm và thi hành kỷ luật đối với những người thiếu trách nhiệm gây ảnh hưởng đến sự phát triển của Ngân hàng.

4. Tổ chức phòng kế hoạch tổng hợp nhằm tạo mối liên kết giữa các phòng ban chức năng trong công ty. phòng ban chức năng trong công ty.

Việc tổ chức phòng kế hoạch tổng hợp giúp cho công tác kế hoạch hoá có tính logic, chặt chẽ và chính xác hơn. Bởi vì mối liên hệ giữa phòng kế hoạch và các phòng, ban chức năng giúp cho phòng kế hoạch nắm bắt được cụ thể tình trạng của máy móc thiết bị, các nghiệp vụ, thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh. Các phó giám đốc, các trưởng phòng chức năng có liên quan sẽ cung cấp số liệu cho phòng kế hoạch để tổng hợp số liệu, tuy nhiên không phải việc của ai người ấy làm mà giữa họ phải có mối liên hệ chặt chẽ liên tục để có sự hỗ trợ lẫn nhau, tiến tới kế hoạch đặt ra và mục tiêu sản xuất kinh doanh.

Về tổ chức bộ máy kế hoạch, Ngân hàng nên phân nhỏ phòng kế hoạch thành hai tổ, bao gồm : tổ kế hoạch sản xuất tổng hợp và tổ kế hoạch kinh doanh. Trong đó:

+Trưởng phòng chịu trách nhiệm quản lý chung công tác tổ chức của phòng, chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch doanh nghiệp.

+Tổ kế hoạch sản xuất tổng thể: chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch huy động vốn và cho vay, các họat động khác. Đồng thời chịu một phần trách nhiệm cùng các phòng, ban chức năng về kỹ thuật sản xuất, về tình hình sử dụng định mức vốn, năng lực hoạt động sản xuất của toàn bộ dây chuyền kinh doanh.

+ Tổ kế hoạch kinh doanh: chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch chi phí hoạt động. Đồng thời chịu một phần trách nhiệm cùng với các phòng ban chức năng về kinh doanh, kế toán thống kê tài chính, tài vụ, tình hình nhu cầu thị trường tiêu thụ, tình hình tài chính công ty, nhu cầu vật tư kỹ thuật trong thời kỳ sản xuất.

KẾT LUẬN

Với những vai trò to lớn mà công cụ quản lý bằng kế hoạch hoá mang lại thì việc thực hiện tốt và hoàn thiện công tác kế hoạch hoá luôn là yêu cầu đặt ra với người làm công tác quản lý. Thông qua công cụ kế hoạch hoá, doanh nghiệp có thể kiểm soát được các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động tổ chức đoàn thể của mình đồng thời hướng các hoạt động đó đến những mục tiêu đã định trước của doanh nghiệp. Hoạt động kế hoạch hoá ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Can Lộc đã đóng góp không nhỏ vào thành tích chung của công ty. Tuy nhiên bên cạnh những mặt được, công tác kế hoạch hoá tại Ngân hàng vẫn còn một số những tồn tại cần khắc phục.

Từ thực tế đó, đề tài: “Hoàn thiện công tác kế hoạch tại Ngân hàng No&PTNT huyện Can Lộc” đã đi vào nghiên cứu về quy trình hoạt động kế hoạch hoá tại Ngân hàng, tìm hiểu về ưu nhược điểm trong quy trình cũng như trong thực tế triển khai công tác kế hoạch hoá. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kế hoạch hoá của Ngân hàng.

Trong quá trình thực hiện đề tài do kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự đánh giá đóng góp từ phía Ngân hàng cũng như của cô giáo- Tiến sỹ Vũ Thị Tuyết Mai.

Để hoàn thành đề tài, em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Tiến sỹ Vũ Thị Tuyết Mai và các bác cùng các anh chị trong phòng kế hoạch và kinh doanh sản xuất đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện đề tài này.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn./.

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập: Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Can Lộc (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w