f) Thực hiện mục đích chính trị
1.3.2 Một số nước ASEAN
Trong khu vực Đông Nam á có 3 nước xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ lớn. Đó là Thái Lan, Indonexia và Việt Nam. Trong đó hàng dệt may của Thái Lan chiếm một thị phần khá lớn và ổn định ở Hoa Kỳ (năm 2005 là 2,1%). Vì Thái Lan là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới nên các rào cản của Hoa Kỳ đặt ra đối với hàng dệt may của Thái Lan có nhiều điểm khác Việt
Nam và cách thức vượt rào cản của Thái Lan cũng khác. Nhưng sắp tới khi Việt Nam là thành viên của WTO thì những bài học kinh nghiệm của nước này là rất quý báu với Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng.
Trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may, Thái Lan luôn tìm cách đáp ứng các yêu cầu và biện pháp kỹ thuật có tính rào cản của Hoa Kỳ để đẩy mạnh xuất khẩu. Đối với rào cản chống phá giá và trợ cấp, Thái lan luôn chủ động phòng ngừa và dự báo. Ngay từ khi có sự đe doạ bị kiện vì bán phá giá hàng dệt may Thái Lan đã chủ động thuê các công ty luật để sẵn sàng đối phó với vụ kiện này. Một mặt, tranh thủ người tiêu dùng, mặt khác Bộ Thương mại Thái Lan luôn tìm cơ hội để hội đàm với Bộ Thương mại Hoa Kỳ để giảm tổn thất cho ngành dệt may đến mức thấp nhất. Bên cạnh đó, Thái Lan tiến hành thu thập các bằng chứng có tính thuyết phục việc Thái Lan không bán phá giá hàng dệt may để kiện lên WTO.
Kinh nghiệm của Thái Lan đối phó với các rào cản của Hoa Kỳ còn là áp dụng lại các biện pháp mà Hoa Kỳ đã sử dụng với mình như kiện bán phá giá mặt hàng khác. Thái Lan cũng sử dụng một loạt các biện pháp thuế quan và phi thuế với các mặt hàng của Hoa Kỳ xuất sang Thái Lan để thực hiện mục đích khiến Hoa Kỳ giảm các rào cản với hàng dệt may. Thái Lan và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng vì vậy kinh nghiệm của Thái Lan cho Việt Nam bài học để đối phó với rào cản của Hoa Kỳ khi xuất khẩu hàng dệt may.