Phương pháp quản lý chất lượng xét nghiệm đang thực hiện tại khoa hóa sinh :

Một phần của tài liệu Thực tập tại khoa xét nghiệm bệnh viện Đại học Y Hà Nội (Trang 29)

Để nâng cao chất lượng xét nghiệm hóa sinh trong chẩn đoán nhi khoa, khoa Hóa sinh - bệnh viện Nhi Trung Ương đã thực hiện nghiêm túc các hoạt động đảm bảo chất lượng xét nghiệm và cải tiến cỏc khõu làm việc.

- Cần có một phòng xét nghiệm riêng cho trẻ sơ sinh, cần sử dụng các kỹ thuật xét nghiệm vi lượng hoặc bằng máy xét nghiệm tự động với lượng bệnh phẩm ít.

- Nghiêm túc, thực hiện tốt kiểm tra chất lượng xét nghiệm ở các giai đoạn trước phân tích, giai đoạn phân tích và giai đoạn sau phân tích.

- Nên triển khai một phòng lấy mẫu bệnh phẩm tập trung. - Sắp xếp phòng lấy mẫu gần phòng phân tích mẫu.

- Triển khai nối mạng cỏc mỏy xét nghiệm, dùng mã vạch trong thực hiện quy trình làm xét nghiệm, nhằm nâng cao hiệu quả công việc, đảm bảo độ chính xác cao, đáp ứng tình trạng quá tải bệnh nhân.

Thực hiện quy trình làm việc một cửa :

- Đối với bệnh nhân ngoại trú : Bệnh nhân khi có chỉ định làm xét nghiệm, đến phòng lấy mẫu bệnh phẩm chung, nhân viên y tế sẽ lấy mẫu bệnh phẩm và vận chuyển đến khoa xét nghiệm để làm. Đối với bệnh nhân cấp cứu hẹn trả kết quả trong vòng 60 phút. Đối với bệnh nhân không phải cấp cứu thì hẹn trả kết quả sau 2 tiếng. Cán

bộ y tế sẽ trả kết quả cho bệnh nhân tại phòng lấy mẫu bệnh phẩm chung ban đầu.

- Đối với bệnh nhân nội trú : Bệnh nhân khi có chỉ định xét nghiệm, nhân viên y tế tại khoa điều trị nội trú sẽ lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân tại khoa và chuyển xuống khoa xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm sẽ được trả về cho từng khoa điều trị nội trú.

- Tăng cường nhân lực, nâng cao trình độ cho các cán bộ để đáp ứng tốt yêu cầu công việc.

- Xây dưng các nhóm làm việc chuyờn sõu để nâng cao chất lương công việc.

- Đề xuất với lãnh đạo viện những giải pháp nâng cấp máy móc, trang thiết bị tiên tiến hiện đại nhằm đáp ứng tốt mọi yêu cầu chuyên môn của khối lâm sàng.

-Chương trình kiểm tra chất lượng xét nghiệm bao gồm:

+ Kiểm tra độ chính xác (Precision). + Kiểm tra độ xác thực (Accuracy).

Mỗi kết quả xét nghiệm được coi là tin cậy khi nó có đủ 2 thông số là độ chính xác và độ xác thực:

Chính xác + Xác thực = Tin cậy

Qua các thông số thống kê ta có thể xác định được độ tin cậy của kết quả xét nghiệm.

- Thời gian tiến hành:

+ Chạy QC hàng ngày: thường tiến hành chạy QC vào buổi sáng trước khi thực hiện xét nghiệm cho bệnh nhân và vào lúc cuối

ngày sau khi đã hết bệnh nhân. Nếu số lượng xét nghiệm quá nhiều thì có thể quy định sau khi thực hiện số lượng xét nghiệm nhất định sẽ tiến hành chạy QC.

+ Chạy QC định kỳ: tuỳ thời gian quy định của từng hoá chất, từng loại xét nghiệm mà có thể tiến hành chạy QC định kỳ (VD: 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng)

- Phương pháp tiến hành:

+ Sử dụng huyết thanh kiểm tra: có thể tự chế tạo huyết thanh kiểm tra hoặc sử dụng huyết thanh kiểm tra của nhà sản xuất.

+ Tiến hành chạy mẫu kiểm tra. + Lưu kết quả lại và tớnh cỏc trị số.

Một phần của tài liệu Thực tập tại khoa xét nghiệm bệnh viện Đại học Y Hà Nội (Trang 29)