Với tiêu chí Sự thực hiện của công tác quản lý.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA BỘ TÀI CHÍNH (Trang 26 - 30)

Trực tiếp phỏng vấn các cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý đào tạo tại Bộ Tài chính cho ta bảng nhận xét sau:

Chỉ số Đánh giá

Số lượng những tiến triển trong công tác khắc phục những

thiếu sót trong các khâu quản lý Cao

Số lượng các vấn đề nảy sinh trong đào tạo được giải quyết Rất cao

Số lần khen thưởng từ tổ chức Cao

Mức độ sự trao đổi thông tin hợp tác trong công việc Bình thường Tỷ lệ cơ quan tham gia quá trình quản lý đào tạo. Tất cả Số lượng các cán bộ quản lý đào tạo được đào tạo đúng

chuyên ngành hoặc có kinh nghiệm trên 5 năm Bình thường

Bảng 13. Đánh giá các chỉ số Sự thực hiện công tác quản lý.

* Số lượng những tiến triển trong công tác khắc phục những thiếu sót trong các khâu quản lý : các cán bộ, công chức thực hiện quản lý đào tạo hàng tuần, hàng quý và hàng năm đều tiến hành tổng kết và đánh giá tình hình đào tạo thông qua các cuộc họp nội bộ. Từ đó, các cán bộ, công chức quản lý đào tạo đề xuất các phương án thực hiện mới, bổ sung các chỗ sai sót. Nhờ đó, quản lý đào tạo qua thời gian đều có những tiến triển nhất định, góp phần vào kết quả thực hiện quản lý đào tạo.

* Số lượng các vấn đề nảy sinh trong đào tạo được giải quyết : dưới sự chỉ đạo của Bộ, các vấn đề trong quản lý đào tạo đều được giải quyết, có sự ưu tiên những trường hợp quan trọng, khẩn cấp được giải quyết trước.

* Mức độ sự trao đổi thông tin hợp tác trong công việc : khi thực hiện quản lý đào tạo, giữa các cơ quan đều có sự trao đổi thông tin với nhau, tuy nhiên sự trao đổi này vẫn chưa tạo thành một mạng lưới trao đổi thong tin giữa tất cả các cơ quan, đơn vị với nhau, vẫn tồn tại trường hợp đơn vị biết, đơn vị không. Do đó, mức độ trao đổi thông tin hợp tác là bình thường.

* Số lượng các cán bộ quản lý đào tạo được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc có kinh nghiệm trên 5 năm : phần lớn các cán bộ, công chức quản lý đào tạo không đúng chuyên ngành đào tạo, tuy nhiên, một phần khá lớn trong số họ lại có kinh nghiệm làm quản lý đào tạo phong phú.

2.4.2.2. Phân tích số liệu.

Theo phương pháp Benchmarking ta có được điểm theo từng chỉ số (phụ lục 3), đồng thời qua đó ta có thể tính được bảng kết quả sau:

Đơn vị : %

Tiêu chí đo lường

Điểm thực tế

Tỷ lệ % so với điểm tối đa

Sự phù hợp với mục tiêu 0.45 90

Sự hài lòng của người được đào tạo 0.585 80.69 Ảnh hưởng tích cực đối với tổ chức và cá nhân. 1.38 72.63 Sự thực hiện của công tác quản lý 1.42 75.73

Bảng 14. Điểm đánh giá theo tiêu chí.

Từ bảng trên, ta có những đánh giá sau : nhìn chung cả 4 tiêu chí được đưa ra đều có mức độ gần với điểm tối đa là cao, từ 72.63 % đến 90 %. Trong 3 tiêu chí có 3 tiêu chí có tỷ lệ % so với điểm tối đa trên 75 % nên được đánh giá là tiêu chí tốt. Mức độ này cũng phản ánh khả năng đạt điểm tối đa của các tiêu chí là rất cao. Cụ thể hơn như sau:

Sự phù hợp với mục tiêu của quản lý đào tạo của Bộ là cao nhất, chiếm 90 % so với mức phù hợp của điểm cao nhất cho thấy quản lý đào tạo đã có một kế hoạch cụ thể, chắc chắn, phục vụ cho mục tiêu của tổ chức. Đây là cơ sở quan trọng đảm bảo cho hiệu quả của đào tạo. Trong số 4 chỉ số, có 2 chỉ số đều đạt điểm tối đa. Các chỉ số chưa đạt tối đa của tiêu chuẩn này là:

− Số lượng nhu cầu giải quyết đạt 0.04 điểm.

− Mức độ hoàn thành kế hoạch đào tạo đạt 0.16 điểm.

Sự hài lòng của người được đào tạo rất cao, đạt 80.69 % điểm so với điểm cao nhất cho thấy quản lý đào tạo của Bộ là một công tác quản lý có hiệu quả, chú trọng đến người được đào tạo, có tạo điều kiện tốt để người được đào

tạo vừa đảm bảo việc học, vừa đảm bảo nhiệm vụ. Trong số 5 chỉ số, có 2 chỉ số đạt điểm tối đa, các chỉ số còn lại đều đạt điểm từ 3 trở lên, đây là một hệ điểm cao. Các chỉ số chưa đạt tối đa của tiêu chuẩn này là:

− Tỷ lệ người được đào tạo cảm thấy các khóa đào tạo giúp thực hiện công việc tốt hơn đạt 0.32 điểm.

− Tỷ lệ người được đào tạo cảm thấy chất lượng của khóa học về phương pháp dạy, tài liệu, cơ sở vật chất là phù hợp 0.08 điểm.

− Tỷ lệ người được đào tạo có kết quả học tập khá tốt đạt 0.06 điểm.

Kết quả 1.38 điểm hay chiếm 72.63 % so với điểm tối đa cho thấy sự thực hiện quản lý đào tạo thực sự có ảnh hưởng tích cực đối với cá nhân người được đào tạo nói riêng và Bộ tài chính nói chung. Điều này còn thể hiện chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng được nâng cao, không những giúp cho việc thực hiện các nhiệm vụ được hiệu quả hơn, còn nhằm xây dựng hình ảnh một đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, xứng đáng là đầu tàu trong lĩnh vực Tài chính của đất nước. Các chỉ số chưa đạt tối đa bao gồm:

− Số học viên được thăng tiến trong nội bộ sau đào tạo đạt 0.12 điểm.

− Tỷ lệ nhân sự được đào tạo chéo đạt 0.02 điểm.

− Tỷ lệ nhân viên có đủ năng lực làm việc tại những vị trí đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao đạt 0.4 điểm.

− Mức độ tăng lượng cán bộ, công chức, viên chức có ngạch trên chuyên viên 0.32 điểm.

− Mức độ tăng về tỷ lệ trình độ trên đại học 0.32 điểm.

− Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của Bộ 0.2 điểm.

Trong đó, cần chú ý tới hai chỉ số đầu tiên chỉ được đánh giá thấp đạt 0.12/0.3 và 0.02/ 0.05. Điều này cho thấy một tỷ lệ khá lớn các cán bộ, công chức, viên chức chưa được đào tạo chéo và có sự thăng tiến sau đào tạo.

Tiêu chuẩn cuối cùng, sự thực hiện hiệu quả của công tác quản lý đạt 75.73 % so với điểm chuẩn cho thấy công tác quản lý thực sự có hiệu quả.

Chúng ta không thể phủ nhận những nỗ lực của các cán bộ quản lý đào tạo trong việc từng bước khắc phục những thiếu sót, khiến công tác quản lý ngày càng chặt chẽ, thông tin minh bạch, đầy đủ. Kể từ năm 2008 đến nay, công tác lập kế hoạch đã có nhiều thay đổi, đào tạo cho viên chức trong các đơn vị sự nghiệp và đào tạo tại nước ngoài ngày càng được quan tâm hơn. Tuy nhiên, công tác quản lý vẫn còn những bất cập, thể hiện ở các chỉ số chưa đạt điểm tối đa:

− Số lượng những tiến triển trong công tác khắc phục những thiếu sót trong các khâu quản lý đạt 0.16 điểm.

− Số lần khen thưởng từ tổ chức 0.02 điểm.

− Mức độ sự trao đổi thông tin hợp tác trong công việc 0.525 điểm.

− Số lượng các cán bộ quản lý đào tạo được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc có kinh nghiệm trên 5 năm đạt 0.09 điểm.

* Kết luận :

Với kết quả đánh giá như trên của các tiêu chí, khi đánh giá về kết quả thực hiện quản lý đào tạo của Bộ, ta có thể khẳng định, quản lý đào tạo của Bộ đã có những kết quả tốt, phản ánh cả một nỗ lực đằng sau của tập thể những cán bộ, công chức, viên chức quản lý đào tạo. Quản lý đào tạo của Bộ là một quy trình khoa học, thực hiện hầu hết đầy đủ các nhiệm vụ cần thực hiện tại mỗi khâu, tạo nên một quy trình khép kín có những điểm mạnh không thể phủ nhận. Thêm nữa, quy trình quản lý này cũng góp phần vào kết quả thực hiện cuối cùng của đào tạo nhằm thực hiện các mục tiêu của Bộ. Hơn thế nữa, điều này còn khẳng định những chính sách đào tạo cán bộ, công chức, viên chức của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn, khoa học, có hiệu quả. Mục tiêu về một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chất lượng cao có lẽ có lẽ chưa đến đích ngay được những kết quả khả quan trên từ một cơ quan Nhà nước điểm hình cho thấy hy vọng rất lớn. Dựa vào kết quả này, có thể nói, quản lý đào tạo của Bộ Tài chính có tiềm năng đạt được một quy trình tốt hơn, một kết quả thực hiện tốt

hơn. Một số giải pháp để hoàn thiện hơn quản lý đào tạo của Bộ Tài chính được trình bày cụ thể trong chương 3.

2.4.2.3. Những nguyên nhân chủ yếu của kết quả thực hiện.

Kết quả thực hiện tốt của quản lý đào tạo có được là do những nguyên nhân sau:

− Sự nỗ lực đổi mới không ngừng của các cán bộ, công chức quản lý đào tạo tại các cơ quan đơn vị thực hiện.

− Sự quan tâm sát sao của các cán bộ trực tiếp quản lý.

Tuy nhiên, những mặt hạn chế của kết quả thực hiện xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau :

− Thiếu các văn bản hướng dẫn các vấn đề quản lý đào tạo do chưa theo kịp sự thay đổi của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

− Những hạn chế về cơ sở vật chất, giảng viên, địa điểm học.

− Sự thiếu hụt kỹ năng, kinh nghiệm quản lý đào tạo của một phần không nhỏ các cán bộ, công chức làm nhiệm vụ, đặc biệt trong những kiến thức mới như đánh giá thực hiện công việc.

− Những hạn chế về nguồn cán bộ, công chức làm công tác quản lý đào tạo còn ít so với khối lượng và nhu cầu của công việc.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA BỘ TÀI CHÍNH (Trang 26 - 30)