Tình hình sản xuất cáp FTTx

Một phần của tài liệu Phương án triển khai mạng truy nhập quang FTTx tại VNPT – Phú Thọ (Trang 47)

Trên thế giới

Fujikura là nhà sản xuất cáp quang nổi tiếng của Nhật, là đối tác chính cung cấp các loại cáp quang cho NTT phát triển mạng FTTx. Đến nay số lượng thuê bao FTTx của NTT đạt trên 10 triệu, chiếm 40% thị trường toàn cầu. Fujikura là một trong số ít các nhà sản xuất chủ động từ khâu sản xuất phôi, sợi đến các loại cáp quang. Cáp FTTx của Fujikura cũng đầy đủ các loại gồm: cáp gốc, cáp phối và cáp thuê bao. Đặc biệt trong năm nay Fujikura đã đưa ra loại cáp thuê bao Indoor có bán kính uốn cong nhỏ tới 7.5 mm. Hàn Quốc cũng có các nhà sản xuất cáp nổi tiếng như: Samsung, LG.

Tại Việt Nam

Để đón đầu việc triển khai FTTx tại Việt Nam, các đơn vị công nghiệp sản xuất cáp quang của VNPT đã chủ động đầu tư phát triển các công nghệ sản xuất cáp FTTx, tiêu biểu có:Focal và VINA-OFC.

- Focal trong thời gian gần đây đã sản xuất các loại cáp thuê bao Outdoor, cung cấp cho các nhà khai thác trong nước (khoảng 500 km cáp/tháng).

- VN-OFC hiện đang triển khai đầu tư dây truyền sản xuất cáp thuê bao FTTx có sản lượng 20.000 km cáp/năm với các sản phẩm: cáp Indoor và cáp Outdoor.

2.4.TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI FTTx CỦA CÁC NHÀ KHAI THÁC TRÊN THẾ GIỚI

Trong năm 2008, thị trường FTTx trên toàn cầu có bước phát triển mạnh mẽ: Tổng số thuê bao FTTH/B phát triển mới là 8 triệu ( tăng 37%) nâng tổng số thuê bao FTTH/B lên 29 triệu.

Bảng 2.2: Tổng số thuê bao FTTx trên toàn cầu

Cuối năm 2008 VDLS Thuê bao

FTTH/B Thuê bao FTTLA Tổng số FTTx

Tây Âu 776 550 1 512 960 15 000 2 304 510

Đông Âu 32 000 778 940 212 393 1 023 333

Bắc Mỹ 1 045 000 3 995 000 na 5 040 0

Asia Na 22 717 500 na 22 717 500

Trung đông và Châu phi 0 15 000 0 15 000

Tổng số 1 853 550 29 019 400 227 393 31 100 343

(Nguồn ủy ban IDATE và FTTH Châu Âu)

* Ở nhiều nước Châu Á, thuê bao VDSL nằm trong cấu trúc FTTH/FTTB có vai trò như là những điểm kết cuối quang tại những nơi đặt thiết bị UDM.

Châu Á là thị trường số 1 vể phát triển FTTx về cả quy mô triển khai và số lượng thuê bao (tính đến cuối năm 2008):

 Tổng số thuê bao FTTH/B là 22.7 triệu (chiếm 80% thị phần toàn cầu).

 Trong số 10 nước có số lượng thuê bao FTTH/B lớn nhất thì Châu Á có 5 (Nhật,Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Trung Quốc).

 Có 6 nước đứng trong top 10 nước triển khai FTTx lớn nhất thế giới, trong đó có 4 nhà khai thác có số thuê bao FTTx lớn hơn 1 triệu.

 NTT của Nhật là nhà khai thác FTTx lớn nhất trên thế giới với tổng số thuê bao 10.6 triệu (chiếm 73% thị trường Nhật tương đương 37 % thị trường toàn cầu).

Bảng 2.3: Nhà khai thác FTTx lớn trên thế giới

TT Nhà khai thác Tên nước Công nghệ triển khai Thuê bao FTTx

1 NTT Nhật GEPON-FTTH/B 10 636 000

2 SK Broadband Hàn Quốc GEPON-FTTH/B 2 950 000

3 Verizon Mỹ BPON/GPON-FTTH 2 481 000

4 KT Hàn Quốc EPON/GEPON-FTTB 2 441 000

6 KDDI Nhật EPON/GEPON-FTTH 1 025 000 7 Beeline Nga Rthernet P2P-FTTH/B 630 000 8 Chungwa Telecom Đài Loan GEPON-FTTB 577 000 9 HKBN/CTI Hồng công Rthernet P2P-FTTH/B 330 000 10 FastWeb Italia Ethernet P2P-FFFB 285 000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn ủy ban IDATE)

2.5. GIỚI THIỆU GIẢI PHÁP FTTx CỦA MỘT SỐ NHÀ CUNG CẤP THIẾT BỊ

2.5.1. Giải pháp của Huawei

Hình 2.12: Giải pháp FTTx –GPON của Huawei

- Huawei là một trong các hãng phát triển công nghệ truy nhập FTTx hàng đầu trên thế giới.

Giải pháp FTTx-GPON của Huawei là giải pháp tòa diện với các tính năng nổi trội như sau:

 Thiết kế nền mạng thống nhất:

 Hỗ trợ nhiều loại hình thuê bao: Nhà dân, doanh nghiệp, trung kế di động, các đại lý...

 Hỗ trợ nhiều phương thức truy nhập: GPON, P2P, VDSL2, ADSL2+, LAN,G.SHDSL...

 Hỗ trợ nhiều loại đầu cuối: GPON ONT, P2P CPE, VDSL2 CPE...

 Hỗ trợ nhiều loại nhà khai thác mạng: Cố định, Cố định, tích hợp...

 Giải pháp mạng cáp quang (ODN) chuyên nghiệp:  Có trên 30 mô hình thiết kế mạng ODN.

 Có trên 300 kiểu và hơn 2000 tính năng tích hợp thiết bị mạng ODN.

 Trong vòng 3 tháng có thể phát triển, tối ưu hóa một sản phẩm.  Giải pháp tổng thể: thiết kế, tích hợp thiết bị, triển khai và tối ưu

hóa mạng.

Huawei cũng cung cấp đầy đủ các thiết bị mạng: OLT, MDU, MTU, ONT, Splitter...

Thiết bị OLT:

 Dung lượng được thiết kế tới mức Tbit đảm bảo cho khả năng mở rộng mạng: Dung lượng chuyển mạch 400Gb/s, băng thông lớn (10GE trên 1khe).

 Hỗ trợ nhiều mô hình kinh doanh khác nhau: Nhà dân (HDTV, VoD, HSI, Online-Gaming, P2P Download...), doanh nghiệp (HSI, Voice, E1, VPN...), Trung kế di động ( TDM, CESoP...), các đại lý.

 Hỗ trợ nhiều cấp chất lượng dịch vụ.  Thiết bị MDU:

 Lắp đặt nhanh chóng: Tự động cấu hình, tự động kiểm tra, module outdoor thuận tiện.

 Dễ dàng khai thác, bảo dưỡng: Chức năng sửa lỗi từ xa, tự động backup phần mềm.

 Chủng loại phong phú: Hỗ trợ chức năng L2&L3 cho thuê bao là nhà dân cũng như doanh nghiệp.

 Các giao diện hữu tuyến và vô tuyến thích hợp cho mạng nhà dân: 802.11b/802.11g.

 Module outdoor linh hoạt.

 Khả năng thích ứng với nhiều mô hình mạng khác nhau tốt.  Đảm bảo yêu cầu về chất lượng dịch vụ.

Các thiết bị khác của mạng ODN cũng được Huawei cung cấp đầy đủ như: ODF, Splitter, FDB, TB...

2.5.2.Giải pháp của Alcatel-Lucent

- Alcatel - Lucent đã đề xuất VNPT phương án triển khai mạng FTTH-GPON dựa trên dòng sản phẩm truy nhập 7342 (Hình 3.4). Các thiết bị của hệ thống bao gồm:

 P-OLT: Thiết bị kết cuối đường quang cung cấp các chức năng điều khiển trung tâm, các chức năng chuyển mạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 ONT: Thiết bị kết cuối mạng quang, được lắp đặt phía nhà khách hàng.

 EMS: Hệ thống quản lý bao gồm thiết bị 5528 WAM và 5520 AMS.  VG: Gateway thoại được kết nội tối tổng tại theo mô hình lớp 5.

Hình 2.13: Giải pháp FTTH-GPON của Alcatel-Lucent

Hệ thống cung cấp các chức năng GPON sau:

Thoại, dữ liệu và IPTV.

 Sử dụng phương thức sửa lỗi hướng đi (FEC).

 Hỗ trợ dịch vụ quảng bá các kênh Video tương tự và số.  Tốc độ đường truyền:

 Đường xuống: 2.488Gb/s sử dụng bước sóng 1490 nm.  Đường lên: 1.244Gb/s sử dụng bước sóng 1310 nm.  Khoảng cách tối đa: 20 km với suy hao 28 dB.

 Số lượng thuê bao tối đa: 3.584 trên 1 hệ thống.  Phương thức truyền tải: GEM.

 Hoàn toàn tuân thủ các tiêu chuẩn của FSAN. - Khả năng cung cấp dịch vụ:

 Dịch vụ thoại: Hệ thống cung cấp kết nối tới các tổng đài PSTN (theo mô hình lớp 5) và kết nối tới các Softswitch thông qua mạng IP để cung cấp dịch vụ VoIP. Hệ thống hỗ trợ các giao diện kết nối: H.248 và SIP.

 Dịch vụ IPTV: Hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV thông qua giao diện Ethernet tốc độ cao. Khách hàng cần phải trang bị Set-To Box để kết nối dịch vụ này.

 Các dịch vụ Video quảng bá: Dải tần số sử dụng để cung cấp các dịch vụ truyền hình cáp là 47 MHz đến 862 MHz. Các dịch vụ này bao gồm: VoD, Video Game, các kênh truyền hình số và tương tự.

2.6 TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI FTTx TẠI VIỆT NAM

- Triển khai FTTx AON đáp ứng nhu cầu phát triển thuê bao quang tại các khu vực có mật độ thuê bao thấp (<200).

Ưuđiểm:

 Khoảng cách phục vụ lớn: có thể đáp ứng tới 50km.

 Băng thông từ L2 switch/DSLAM tới khách hàng lên tới 1 Gbps,không bị chia sẻ, rất phù hợp cho các kết nối điểm - điểm

 Triển khai nhanh do tận dụng hạ tầng mạng hiện có

 Tốn cáp vì kết nối điểm - điểm cho từng khách hàng (P2P).

 Gặp khó khăn khi cấp nguồn cho các thiết bị ở xa (Switch, DSLAM..)  Số lượng giao diện FE/GE trên L2 switch và DSLAM nhỏ, do đó cần

đầu tư nhiều thiết bị với những địa điểm có mật độ thuê bao cao.

 Card Ethernet kết nối từ DSLAM tới thuê bao còn một số hạn chế: Khả năng hỗ trợ Multicast và khả năng tương thích với các loại CPE - Triển khai mạng FTTx GPON tại các nơi có mật độ thuê bao cao (>200), tại các địa điểm là trung tâm thành phố, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các khu đô thị.

Ưuđiểm:

 Băng thông rộng, thuận tiện cho việc cung cấp thêm các dịch vụ mới.  Giảm bớt được lượng cáp kéo đến khách hàng.

 Lợi điểm khi triển khai tại các khu vực có mật độ thuê bao cao nhằm giảm bớt được giá thành đầu tư thiết bị

 Các nhà khai thác trên thế giới đang hướng tới công nghệ này.

Nhượcđiểm :

 Khoảng cách phục vụ có thể đáp ứng tối đa là 20km

 Mất thời gian vì phải đầu tư mạng truy nhập quang, lựa chọn điểm đặt bộ chia để đảm bảo hiệu suất sử dụng cổng của OLT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Không phù hợp với những địa điểm mật độ thuê bao thấp vì lúc đó chi phí đầu tư sẽ rất lớn.

 Băng thông kết nối từ OLT tới khách hàng bị chia sẻ

- Trong các trường hợp tùy vào điều kiện cụ thể của VNPT tỉnh/thành phố có thể triển khai kết hợp AON và GPON.

2.7 KẾT LUẬN

Trong chương này đã trình bày một cách khái quát về khái niệm, các công nghệ truy nhập FTTx và các vấn đề liên quan như: Các loại cáp quang được sử dụng trong mạng, tình hình triển khai FTTx của các nhà khai thác trên thế giới, các giải pháp của một số nhà cung cấp thiết bị và định hướng triển khai FTTx của VNPT trong những năm tới. Làm tiền đề để đưa ra các mô hình triển khai mạng truy nhập FTTx tại VNPT Phú Thọ trong chương tiếp theo.

Chương 3

PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI MẠNG TRUY NHẬP QUANG FTTX TẠI VNPT - PHÚ THỌ

3.1. HIỆN TRẠNG MẠNG VIỄN THÔNG PHÚ THỌ 3.1.1. Mạng chuyển mạch

Tính đến tháng 12/2010 mạng chuyển mạch bao gồm 129 điểm, 02 tổng đài HOST được đặt tại trung tâm Việt trì và TX.Phú thọ, 89 tổng đài vệ tinh CSND đặt tại các huyện thị, 19 bộ tập trung thuê bao V5.2 và 21 bộ truy nhập MSAN.

Tổng dung lượng lắp đặt toàn mạng là 153.000 lines, dung lượng sử dụng là 134 .000 lines, hiệu suất sử dụng đạt 87,5%.

Về cấu trúc mạng của Viễn thông Phú thọ, các tổng đài vệ tinh được kết nối về Host Việt trì và TX. Phú thọ theo cấu trúc mạch vòng Ring , tại HOST Việt trì được kết nối với VTN ( Công ty Viễn thông liên tỉnh) sử dụng đường truyền cáp quang công nghệ SDH.

Hình 3.1: Hệ thống mạng chuyển mạch của Phú thọ

Bảng 3.1: Dung lượng chuyển mạch của các huyện STT Tên các huyện thành thị DL lắp đặt (lines) DL sử dụng (lines) Hiệu suất (%) 1 TP. Việt trì 40.056 38.307 95 2 Thị xã Phú Thọ 18.384 16.147 88 3 Huyện Đoan Hùng 8.932 7.209 81

4 Huyện Hạ Hòa 7.832 6.765 86

5 Huyện Thanh Ba 12.772 10.989 88

6 Huyện Phù Ninh 11.428 10.144 70

7 Huyện Yên Lập 4.348 3.433 89

8 Huyện Cẩm Khê 10.536 9.637 91

9 Huyện Tam Nông 7.176 5.842 81

10 Huyện Lâm Thao 12.548 11.023 86

11 Huyện Thanh Sơn 8.216 6.891 83

12 Huyện Tân Sơn 2.816 2.094 74

13 Huyện Thanh Thủy 8.030 6.224 77

3.1.2. Mạng truyền dẫn

Mạng truyền dẫn liên tỉnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện có tuyến cáp quang Hoàng Liên Sơn dọc quốc lộ 2, sử dụng công nghệ DWDM dung lượng 10Gbps do công ty VTN quản lý thực hiện kết nối mạng PSTN, Vinaphone, Mobifone, xDSL của Viễn thông Phú thọ. Bên cạnh các thiết truyền dẫn 20Gbps, các thiết bị 2,5Gbps sử dụng công nghệ SDH đang được khai thác đồng thời nhằm thực hiện ghép các luồng SDH từ mạng Viễn thông nội tỉnh với mạng liên tỉnh.

Mạng truyền dẫn nội tỉnh của Viễn thông Phú thọ được tổ chức truyền dẫn chủ yếu cho điểm chuyển mạch, BTS, xDSL… trên địa bàn trong tỉnh. Bao gồm 22 đầu thiết bị quang STM16 thiết lập thành 4 vòng ring STM16 tốc độ 2,5G trong đó có 01 vòng nội thành, 03 vòng nội tỉnh, 01 vòng core đảm bảo độ an toàn cho mạng và 06 vòng ring STM1 tốc độ 155Mb. Hiện tại mạng truyền dẫn nội tỉnh có 504 E1, nội thành có 441 E1 phục vụ cho các trạm BTS, chuyển mạnh, đường leasedline, cho các đơn vị khác thuê sử dụng.

Mạng truyền dẫn tỉnh Phú thọ chủ yếu là truyền dẫn quang bên cạnh đó vẫn còn sử dụng truyền dẫn Viba cho các tuyến không có quang địa hình khó khăn đồi núi.

Hiện nay trên mạng truyền dẫn của Viễn thông Phú thọ đang sử dụng cả hệ thống truyền dẫn NG-SDH và Man-E. Trong giai đoạn khi chưa có hệ thống Man- E thì toàn bộ hệ thống băng rộng và băng hẹp đều sử dụng hệ thống NG-SDH. Khi sử dụng hệ thống này phần băng hẹp chạy khá ổn định vì chỉ lấy tín hiệu E1 ra, băng rộng chạy trên nền NG chỉ lấy được tín hiệu từ duy nhất cổng GE 1Gbps nên hạn chế rất nhiều về băng thông, hạn chế kết nối các điểm IPDSLAM, ATM, MSAN. Hình dưới đây là sơ đồ cấu trúc mạng truyền dẫn quang của Phú Thọ.

Hình 3.2: Sơ đồ cấu trúc mạng truyền dẫn quang Phú Thọ 3.1.3 Mạng xDSL

MAN-E (Metropolitan Area Network- Ethernet) sử dụng các kết nối 10Gbps. Tính đến 12/2010 tổng số thuê bao xDSL 19.909 thuê bao trong đó có 72 IP_DSLAM, 44 ATM, 22 MSAN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng dung lượng lắp đặt trên phù hợp với tốc độ phát triển thuê bao xDSL tại thời điểm hiện tại nhưng tổng số IP_DSLAM còn ít tập chung chủ yếu ở khu vực đồng bằng nên không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của khách hàng nhất là khi có thuê bao MyTV của VNPT cung cấp.

3.1.4 Đánh giá hiện trạng truyền dẫn và chuyển mạch của mạng viễn thông tỉnh Phú Thọ:

Điểm mạnh:

Mạng viễn thông Phú Thọ có độ phủ rộng tương đối tốt, có khả năng nâng cấp để đáp ứng các dịch vụ mới. Mạng viễn thông đã được số hóa đang ở giai đoạn mạng thế hệ mới (NGN). Đến nay mạng truyền dẫn quang đã phát triển đến hầu hết các huyện thị trong tỉnh sẵn sàng đáp ứng, cung cấp được các dịch vụ mới.

Điểm yếu :

Tuy mạng lưới đạt độ phủ tốt nhưng mức độ sử dụng dịch vụ rất thấp, khách hàng đa thành phần dịch vụ thoại, các dịch vụ mới, dịch vụ gia tăng có doanh thu thấp. Phát triển viễn thông ở các địa phương không đều hầu hết tập chung tại các trung tâm huyện thành thị, đồng bằng. Dịch vụ xDSL do hạn chế về thiết bị nên mới cung cấp được dịch vụ cho các trung tâm huyện thành, thị.

3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN FTTx TẠI VNPT-PHÚ THỌ 3.2.1. Nhu cầu nâng cấp mạng truy nhập

Phát triển mạng truy nhập quang là xu hướng tất yếu đối với mạng truy nhập băng rộng tại VNPT-Phú Thọ trong tương lai. Mạng truy nhập băng rộng dựa trên hệ thống truy nhập xDSL với khoảng cách tới khách hàng như hiện nay đang lộ rõ những hạn chế nhất định về mặt băng thông cũng như khả năng cung cấp dịch vụ. Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường viễn thông, đòi hỏi VNPT-Phú Thọ không những cần nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng của mình mà còn cần đưa ra thị trường các gói dịch vụ mới, hấp dẫn thu hút được đối tượng khách hàng tiềm năng. Triển khai các công nghệ băng rộng mới là chìa khóa giúp cho Viễn thông Phú Thọ nói riêng và

VNPT nói chung tăng doanh thu trên nền mạng cố định, đảm bảo vị trí cạnh tranh trên

Một phần của tài liệu Phương án triển khai mạng truy nhập quang FTTx tại VNPT – Phú Thọ (Trang 47)