Việt Nam khai thác chưa hết tiềm năng của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 25)

mạnh tay, hàng năm Hoa Kỳ nhập khẩu hơn 2.000 tỷ USD.

Song, cho đến nay hàng hóa Việt Nam mới chỉ chiếm chưa tới 1% tổng nhu cầu nhập khẩu của nước này, dù Hoa Kỳ hiện là 1 trong 2 đối tác nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam (bảng 1.4). Hàng xuất khẩu nông sản của Việt Nam mới chỉ mang tính chất bổ xung cho cơ cấu hang hóa xuất nhập khẩu.

Bảng 1.4: 4 thị trường hàng nông sản lớn nhất của Việt Nam 2008-2012

(Đơn vị tính: 1000 USD) Quốc gia 2008 2009 2010 2011 2012 Trung Quốc 1.308.191 1.121.539 1.789.986 2.612.752 2.853.232 Hoa Kì 583.256 551.409 774.213 1.018.280 1.245.524 Philipin 1.269.923 956.939 1.001.401 537.346 664.263 Malaixia 371.175 365.575 414.626 595.297 634.547 (Nguồn:Tổng cục thống kê)

Mặc dù hiệp định Thương Mại Việt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lực, hàng hoá Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ được hưởng MFN nhưng chưa ở mức cao và thường xuyên, vẫn phải cạnh tranh quyết liệt với các hàng hoá của Trung Quốc, của các nước ASEAN và nhiều nước khác trên thị trường Hoa Kỳ, trong cuộc chiến này giá cả và chất lượng mang tính quyết định. Hàng nông sản của Việt Nam với chủng loại tương tự nhưng có chất lượng thấp hơn và giá thành cao hơn, khó có thể cạnh tranh với hàng hoá các nước nói trên vốn đã có mặt tại thị trường Hoa Kỳ trước hàng hoá của Việt Nam hàng chục năm.

Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang gặp một số khó khăn nhất định khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ đó là đa số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ở nguyên liệu thô nên giá trị còn thấp, nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được các kênh bán lẻ, còn yếu về năng lực cạnh tranh về giá cả, chất lượng sản phẩm…

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN QUA THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2008-2012

trường Hoa Kỳ

Một những thành tựu lớn của nền kinh tế Việt Nam trong trong thời kỳ đổi mới là tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, trong đó có sự đóng góp rất lớn từ sự phát triển của nông nghiệp. Giai đoan 2008-2012 , nông nghiệp tuy phát triển chậm hơn tốc độ chung của nên kinh tế nhưng tỉ lệ không đáng kể. Cũng trong giai đoạn này, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp thường giao động ở mức 22%(bảng 2.1) Điều đó cho thấy nông nghiệp luôn là gánh đỡ quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam trước sự suy giảm của kinh tế thế giới.

Bảng 2.1: Tăng trưởng GDP theo ngành kinh tế của Việt Nam 2008-2012

(Đơn vị tính:%) Nhóm ngành 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng trưởng GDP 6,23 5,32 6,78 5,89 5,03 Nông nghiệp 3,79 1,83 2,78 4,00 2,72 Công nghiệp 6,33 5,52 7,70 5,53 4,52 Dich vụ 7,20 6,63 7,52 6,99 6,42 Cơ cấu GDP 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Công nghiệp 22,1 20,66 20,58 22,02 22,10 Nông nghiệp 39,7 40,24 41,09 40,25 41,73 Dịch vụ 38,2 39,10 38,33 37,73 36,17 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Kể từ chính sách mở cửa 1986, theo chủ chương phát triển nền của Đảng, nền nông nghiệp Việt Nam đã chuyển dần từ tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp đa dạng hóa, hiện đại hóa, xuất khẩu là lối đi giúp thay đổi nền kinh tế. Mặt hàng nông sản xuất khẩu Việt Namg giữ một vị trì trọng yếu, đóng góp đáng kể vào việc cân bằng cán cân thương mại Việt Nam

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đang nằm trong top đầu trên thị trường thế giới. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đứng thứ nhất về hồ tiêu (chiếm khoảng 14,3% thị phần), đứng thứ hai về lúa gạo (12% thị phần) và hạt điều (9,5% thi phần), tháng 7 năm 2012 Việt Nam chính thức vượt qua Braxin để trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, giá trị kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm ước đạt 2.599 triệu USD

2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Hiện nay,Hoa kỳ đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.Thành công đó có được nhờ sự nỗ lực từ hai quốc qia và được biểu hiện qua hiệp định thương mại hai chiều giữa Viêt Nam-Hoa Kỳ(BTA) năm 2001.Từ đó đến nay,kim ngạch giữa hai quốc gia đã tăng hơn 13 lần từ mức 1,5 tỷ USD 2001 lên hơn 22 tỷ USD tính đến 2012.

Trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ thì hàng nông sản luôn chiếm tỷ trọng lớn, góp phần quan trọng trong việc xúc tiến thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ.Đến năm 2012, Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất các mặt hàng nông sản sang Hoa Kỳ

Bảng 2.2:Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 2008-2012

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Kim ngạch xuât khẩu NS

(triệu USD) 583.256 551.409 774.213 1.108.280 1173058 Ti lệ gia tăng

(%) - -5.46 40.4 31.5 15.2

(Nguồn:Tổng cục Thống kê)

Năm 2008, nền kinh tế Hoa Kỳ đã trải qua những biến động to lớn, ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.Theo thống kê của tổng cục Hải Quan Việt Nam, năm 2008, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sang Hoa Kỳ đạt 2,52 tỉ USD trong đó nông sản chiếm 583,256 triệu USD. Tuy nhiên, chỉ một số ít các mặt hàng nông sản đứng đầu đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn gồm: Đồ gỗ nội thất,cà phê, hạt tiêu, hạt điều... Các mặt hàng khác đóng vai trò khá thấp trong tỷ trọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Năm 2009 là một năm khó khăn đối với kinh tế toàn cầu.Cùng với việc Hoa Kỳ chưa dành cho Việt Nam quy chế hưởng Hệ thống thuế quan phổ cập (GSP) và công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp các mặt hàng nông sản sang thị trường Hoa Kỳ khiến giá trị xuất

khẩu hàng nông sản sụt giảm xuống 551,409 triệu USD giảm 5,46%.

Bước sang năm 2010,cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế Hoa Kỳ, xuất khẩu nông sản sang thị trường này tăng mạnh đạt giá trị 774,213 triệu USD với mức tăng 40,4%.

Năm 2011,tiếp tục đà tăng 2010,giá trị xuất khẩu hàng nông sản đạt mức 1.1018,28 triệu USD,tăng 31.5%. Thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho thấy, hầu hết các mặt hàng nông sản mà Việt Nam có thế mạnh như cao su, cà phê, chè, hoa quả tươi, tôm, cá tra… đã tăng đột biến về lượng vào thị trường Hoa Kỳ. Tiêu biểu là cao su đạt 86,6 triệu USD, cà phê đạt 487,5 triệu USD…

Tính đến tháng 6 năm 2012, có 36 loại rau của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ với tổng kim ngạch đạt 1,1 triệu USD, trong đó, nấm rơm muối, nấm rơm đóng lon đạt kim ngạch cao nhất. Tiếp đến là mặt hàng ngô non đóng lon, ngô luộc. Còn dưa chuột vẫn là một trong những mặt hàng rau xuất khẩu mạnh nhất trong những năm qua.

Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia, trong thời gian tới, hàng nông sản Việt Nam xuất vào Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Nguyên do là nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ thực hiện kiểm tra chất lượng theo Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA) mới được Chính phủ nước này ban hành. Theo đó, từ năm 2012, Hoa Kỳ sẽ thực hiện quy trình kiểm tra hết sức ngặt nghèo đối với các sản phẩm hàng hóa của tất cả các nước khi xuất khẩu vào thị trường này, bao gồm nông sản, đồ ăn, đồ uống. Theo FSMA, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ có quyền ra lệnh kiểm tra hoặc thu hồi sản phẩm xuất khẩu vào Hoa Kỳ nếu không đảm bảo chất lượng đồng thời tính phí cho chủ hàng xuất khẩu sản phẩm đó.

Mặc dù tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 tác động sâu rộng lên tất cả các nền kinh tế trên thế giới và tình hình kinh tế vĩ mô của nước ta chưa ổn định, nhưng giá trị xuất khẩu nông sản nước ta trong các 2008-2012 đã tăng cả về số lượng lẫn về giá trị, là ngành duy nhất mang lại giá trị thặng dư cho cán cân thương mại nước nhà trong suốt thập niên qua, thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, danh mục các mặt hàng nông sản tham gia xuất khẩu tăng đáng kể theo thời gian.

2.3 Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa kỳ

Một số mặt hàng nông sản của Việt Nam như cà phê, hạt tiêu,chè, hạt điều… đã có mặt trên thị trường Hoa Kỳ, đứng hàng thứ 3 đến thứ 9 trong số các nước có hàng nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.Cụ thể ở một sô mặt hàng chủ yếu như sau:

Bảng 2.3:Cơ cấu mặt hàng nông sản chính xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2008-2012

( Đơn vị tính:1000 USD) Nhóm hàng 2008 2009 2010 2011 2012 Điều 267.718 255.224 372.368 397.659 420.354 Cà phê 210.770 196.674 250.132 341.093 357.088 Hạt tiêu 46.585 43.615 57.627 144.843 165.325 Cao su 43.337 28.521 63.326 89.552 106.78 Rau quả 10.212 21.644 25.843 28.864 31.156 Chè 3.024 5.370 4.917 4.937 5.098 (Nguồn:Tổng cục Thống kê)

Qua bảng 2.3, ta có thể thấy được hoat động xuất khẩu nông sản của nước ta sang thị trường Hoa Kỳ tăng đều qua các năm 2008-2012. Do chịu ảnh hưởng của hai cuộc khủng nên sự gia tăng này không cao trong hai giai đoạn 2008-2009 và 2011-2012 nhưng ta vẫn thấy được nhu cầu, niềm tin của người dân Hoa Kỳ vào hàng nông sản Việt Nam đã cao hơn qua các năm. Đây là một dấu hiệu đáng mừng, đáng khích lệ cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.

Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét sự gia tăng xuất khẩu sang thị trường của một số tiêu biểu để có cái nhìn rõ hơn đối với mỗi ngành

Điều

Theo hiệp hôi điều Việt Nam (Vinacas), Việt Nam hiện có khoảng 400.000héc ta hạt điều, trồng chủ yếu ở các tỉnh phía nam với năng suất 1,06 tấn/hec ta

Với nguồn lao động sẵn có và chi phí chế biến rẻ là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi thế so sánh trong xuất khẩu, đây cũng là một trong những đặc điểm củ a các quốc gia đang phát triển.Ngành điều hiện nay thu hút khá lớn nguồn lao động tham gia chế biến xuất khẩu, hơn nữa lại chủ yếu là lao động phổ thông nên mức lương lai giữ ở mức thấp. Việc nguồn lao động, chi phí rẻ và có khả năng đáp ứng

tạo ra lợi thế lớn cho Việt Nam trong việc

Việc nguồn lao động, chi phí rẻvà có khả năng đáp ứng tạo ra lợi thế lớn cho Vi ệt Nam trong việc xuất khẩu nhân điều ra thế giới.

Bên cạnh đó, hiện nay ở Việt Nam đã có công nghệ chế biến điều ri êng thay vì nhập khẩu máy móc rất đắt từ nước ngoài. Với năng suất cao, tỷ lệ hạt bễ vỡ thấp hơn nữa giá thành lại rẻ, đây là một trong những yếu tố góp phần đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều.

Theo đánh giá của Bộ công thương thì: “Công nghệ chế biến hạt điều Việt N am chính là báu vật, bí kíp vì đã góp phần vào sự thành công của ngành điều trong n ước trong vòng 20 năm trở lại đây”.

Cà phê:

Việt Nam là nước sản xuất và XK cà phê đứng thứ hai thế giới, sau Brazil với kim ngạch XK năm 2011 đạt mức 2,7 tỷ USD và hơn 1,2 triệu tấn cà phê đã được XK. Trong đó, Hoa Kỳ là nước NK cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm 11,7% tổng số cà phê mà Việt Nam bán ra nước ngoài. Tuy nhiên, XK cà phê sang thị trường này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi cà phê Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu lớn cùng với những hàng rào kỹ thuật qui định về tiêu chuẩn cũng như chất lượng cà phê NK.

Nhìn chung, sự tăng giảm trong khối lượng và kim ngạch XK cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ là do tác động của nhiều yếu tố trong các giai đoạn khác nhau, như diễn biến trái chiều của thời tiết, nhu cầu thị trường chất lượng cà phê XK của Việt Nam còn thấp, thương hiệu cà phê Việt Nam chưa được biết đến nhiều trên thị trường Hoa Kỳ, các rào cản NK…

Tiêu thụ cà phê của Việt Nam hiện nay phần lớn phụ thuộc vào XK với trên 90% sản lượng nên gây khó khăn trong việc chủ động về giá tiêu thụ. Ngoài ra, chất lượng cà phê XK của Việt Nam bị các nhà NK Hoa Kỳ đánh giá thấp và không đồng đều dẫn đến cà phê bị ép giá

Các DN Việt Nam thường ký kết hợp đồng kinh doanh XK cà phê theo 2 phương thức là bán hàng giao ngay và bán hàng giao xa không chốt giá. Về hình thức XK thì giao dịch qua trung gian là phổ biến vì tính đơn giản, nhanh chóng,

mức độ rủi ro thấp; mặt khác, việc nắm bắt thông tin về thị trường Hoa Kỳ của các DN Việt còn hạn chế, qui mô hoạt động nhỏ lẻ, chưa có uy tín trên thị trường, thiếu liên kết nên chưa hình thành mạng lưới tiêu thụ ở nước ngoài trong khi các nhà rang xay cà phê Hoa Kỳ có xu hướng mua cà phê từ các trung tâm kinh doanh cà phê lớn nhằm đảm bảo nguồn hàng có chất lượng tốt, đa dạng

Hạt tiêu:

Từ năm 1996, diện tích canh tác tiêu đã được mở rộng, với mức tăng gần 30%, đạt trên 52 nghìn ha vào cuối năm 2004. Các vùng trồng tiêu lớn nhất cả nước thuộc các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Gia Lai và Đắk Nông và các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu.

Việt Nam hiện xuất khẩu hạt tiêu vào hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chỉ chiếm 30% lượng hạt tiêu tiêu thụ hạt tiêu toàn cầu. Với điều này, ngành sản xuất tiêu của Việt Nam có rất nhiều triển vọng phát triển trong những năm tới,

Trong 24 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chính của Việt Nam, Hoa Kỳ thị trường nhập khẩu hạt tiêu chính của Việt Nam (chiếm 21,13%). Cụ thể, trong tháng 1/2010, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang Hoa Kỳ đạt gần 3,8 triệu USD, chiếm 16,1% tổng kim ngạch; tăng 9,46% so với tháng 12/2009 và tăng 61,97% so với cùng kỳ năm 2009.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong thời gian gần đây, thị trường hồ tiêu Hoa Kỳ đang có nhiều thuận lợi, nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh và giá hạt tiêu xuất khẩu cũng tăng ở mức cao. Dự báo, trong thời gian tới, giá tiêu xuất khẩu sẽ tiếp tục biến động theo chiều hướng tăng vì nhu cầu tiêu thụ trên thế giới chưa có dấu hiệu giảm.

Cao su:

Việt Nam lại là quốc gia phát triển cao su bậc nhất. Bởi lẽ, như các số liệu thống kê cho thấy, trong vòng 10 năm 1999-2008, trong khi tổng sản lượng cao su của Việt Nam chỉ đạt 4,236 triệu tấn, thì tổng khối lượng xuất khẩu ra thị trường thế giới đã đạt 4,908 triệu tấn, tức là tổng khối lượng xuất khẩu cao hơn tổng sản lượng 673.000 tấn và 15,9%.Đặc biệt, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ luôn đạt những tín hiệu đáng khích lệ khi sản lượng luôn tăng đồng đều ở mức

Không những vậy, đây cũng không phải là hiện tượng nhất thời, mà là yếu tố có tính chất truyền thống. Bởi lẽ, trong 10 năm trước đó, trong khi tổng sản lượng chỉ đạt 1,062 triệu tấn, thì tổng khối lượng xuất khẩu đã đạt 1,228 triệu tấn. Có nhiều khả năng nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiếm có này là do các doanh nghiệp nước ta đã thu hút được nguồn nông sản nguyên liệu này từ hai quốc gia láng giềng còn kém phát triển hơn để xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Bên cạnh đó, điều cũng quan trọng không kém là hoạt động thương mại trong lĩnh vực này đã đạt hiệu quả có lẽ cao hơn bất cứ loại nông sản nào khác của Việt Nam trong suốt 50 năm qua.

Bởi lẽ, từ các số liệu thống kê của FAO có thể thấy, tuy cũng có lúc trồi, khi sụt, nhưng tính chung cho cả thời kỳ 1961-2008, với bình quân 1.212 đô la Mỹ/tấn, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam cao hơn giá bình quân của thế giới tới 26,1%. Trong đó, nếu chỉ tính 10 năm gần đây nhất (1999-2008), với bình quân 1.400 đô la

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w