2. Tín Dụng ChứngTừ HÀNG NHẬP Phát hành
2.3.5 Đánh giá chất lượng dịch vụ TTQT tại NHVietinbank CN1 TPHCM
TPHCM
2.3.5.1 Kết quả hoạt động kinh doanh TTQT 2.3.5.1.1 Toàn hệ thống Vietinbank
Bảng 5: Kết quả hoạt động TTQT từ năm 2008-2010 của Vietinbank toàn hệ thống
(Nguồn : Theo báo cáo thường niên của Vietinbank 2008,2009,2010)
Hoạt động thanh toán có chiều hướng tăng lên qua các năm 2008, 2009 , 2010 . Năm 2009 , do còn chịu ảnh hưởng hậu khủng hoảng nên mức độ tăng trưởng ở cả 2 kênh thanh toán đều không cao lắm, về thanh toán XK tăng 0.25 tỷ USD(tăng 6%) , thanh toán NK tăng 0.58 tỷ USD(tăng 8%) so với năm 2008.
Tuy vậy trong năm 2010 hoạt động thanh toán trong toàn hệ thống năm 2010 đạt trên 13 triệu giao dịch, doanh số 4.726 ngàn tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2009. Các kênh thanh toán đều có sự tăng trưởng đáng kể so với năm 2009. Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt khoảng 10,29 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2009, doanh số thanh toán xuất khẩu 5,67 tỷ USD, tăng 26% so với 2009.
Hiệu quả của hoạt động TTQT cuả NH Vietinbank đã ngày một được nâng cao nhờ các chính sách nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT, chính sách hỗ trợ các DN XK như cung cấp gói cho vay hỗ trợ xuất khẩu 30.000 tỷ đồng năm 2010 , cùng với việc phối hợp với tổ chức SWIFT nâng cấp hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, xây dựng các sản phẩm mới như bao thanh toán, hỗ trợ nhập khẩu theo chương trình GSM 102 đồng thời mở rộng hợp tác với các tổ chức, đặc biệt là các định chế tài chính để phát triển sản phẩm và khai thác vốn ngoại tệ cũng trong năm 2010 đã tạo ra một bước ngoặc mới đưa hoạt động TTQT của NH ngày một phát triển hơn.
2.3.5.1.2 Vietinbank - CN1-TPHCM 2.3.5.1.2.1 Tổng 3 phương thức
51
52
SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn Nhìn vào bảng giá trị thanh toán XNK 2008-2010 ta thấy: kết quả hoạt động kinh doanh trong mảng thanh toán XNK có chiều hướng tăng trưởng tốt.
Năm 2008: Giá trị thanh toán XNK váo năm 2008 đạt khoảng 98.4 triệu USD với 1906 món
Phương thức chuyển tiền mậu dịch có doanh số lớn nhất đạt khoảng 60 triệu USD (chiếm tỷ trọng lớn nhất 61%) với 1,563 món, phương thức thanh toán LC giữ vị trí thứ 2 đạt doanh số khoảng 25 triệu USD ( chiếm tỷ trọng 25% ) với 287 món, chiếm tỷ trọng thấp nhất 14% là phương thức DP , đạt doanh số khoảng 13,4 triệu USD với 294 món.
Năm 2009: Giá trị thanh toán XNK đạt xấp xỉ 127 triệu USD (tăng khoảng 28 triệu USD so với năm 2008) và đạt 2270 món (tăng 300 món so với năm 2008)
Phương thức chuyển tiền mậu dịch có doanh số lớn nhất đạt khoảng 72.8 triệu USD (chiếm tỷ trọng lớn nhất 57%) với 1,325 món, phương thức thanh toán LC giữ vị trí thứ 2 đạt doanh khoảng số 25,6 triệu USD ( chiếm tỷ trọng 26% ) với 351 món, chiếm tỷ trọng thấp nhất 16% là phương thức DP , đạt doanh số khoảng 19.8 triệu USD với 332 món.
Năm 2010: Giá trị thanh toán XNK đạt khoăng 151 triệu USD (tăng lên khoảng 25 triệu USD so với năm 2009) và đạt 2813 món (tăng 534 món so với năm 2009)
Trong 2010 , cơ cấu tỷ trọng không còn giống như năm trước , vị trí dẫn đầu về doanh số lúc này là phương thức LC đạt 67.4 Triệu USD (chiếm 45% ) chỉ với 420 món , tiếp đến là phương thức chuyển tiền đạt 51,8 Triệu USD (21%) với 1963 món và thấp nhất là phương thức nhờ thu DP đạt 31.9 Triệu USD (21%)với 430 món.
Ở cả 3 năm thì phương thức chuyển tiền luôn có số món thanh toán lớn nhất. Do thói quen mà đa số các doanh nghiệp nhỏ luôn ưu ái cho phương thức này hơn , bởi vì đa phần các hợp đồng XNK của các Doanh nghiệp này thuộc loại nhỏ và đối tác cũng là những bạn hàng lâu năm, vốn thân thuộc và có uy tín cao với họ. Mặt khác thực hiện phương thức này không đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ cao và cũng rất nhanh chóng, thuận tiện với khả năng quay vòng vốn nhanh.Tuy nhiên nếu xét về tỷ trọng thì , phương thức chuyển tiền mậu dịch lại có chiều hướng giảm dần tỷ trọng qua các năm , năm 2008 chiếm 61% , năm 2009 chiếm 57%, năm 2010 chỉ còn 34% tỷ trọng trong cả 3 phương thức ,ngược lại phương thức LC có xu hướng tăng dần tỷ trọng năm 2008 là 26%, năm 2009 là 27% và tăng lên 1 cách vượt bậc vào năm 2010 chiếm tỷ trọng 45%. Nguyên nhân là do các DN đã nhận thức được những ưu việt khi sử dụng phương thức thanh toán bằng LC nhất là khi tình hình kinh tế - chính trị thế giới có nhiều biến động. Việc sử dụng phương thức này đảm bảo an toàn cao cho thanh toán. Cho nên các DN XNK đã chọn phương thức tín dụng chứng từ làm phương thức thanh toán cho mình nhiều hơn.
Trong giai đoạn 2008-2010 : DP XNK luôn là phương thức chiếm tỷ trọng thấp nhất trong 3 phương thức, tuy vậy tỷ trọng của nó vẫn được tăng lên. Cụ thể là tỷ trọng trong năm 2008 là 14%, thì 2009 là 16% và 2010 là 21%.Áp dụng phương thức thanh toán này DN sẽ tiết kiệm được thời gian nhưng bởi tính an toàn không cao do việc thanh toán chỉ dựa vào thiện chí của người mua , cho nên phương thức
53
SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn này luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất. Phương thức thanh toán nhờ thu đươc NHCTVN thực hiện từ năm 1998 như là một biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển. Nhưng hiệu quả của nó rất đáng khích lệ , nó giúp cho sản phẩm của NH đa dạng, phong phú hơn và đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của doanh nghiệp.
Nước ta đã gia nhập WTO từ năm 2007, Việc mở cửa thị trường buộc các DN phải mở rộng các mối quan hệ, làm ăn với những đối tác mới thì đến năm 2009, 2010 các mối quan hệ này đã trở nên thân thuộc hơn , do đó thúc đẩy cho phương thức thanh toán này phát triển.
Tổng doanh số thanh toán XNK có chiều hướng tăng lên từ năm 2008 đến 2010 về cả giá trị thanh toán lẫn số món đều tăng lên đáng kể. Điều này cũng cho thấy rằng NH đã rất thành công trong việc phát triển hoạt động TTQT trong khi tình hình kinh tế còn nhiều bất ổn. Sự tăng trưởng này là do Chi nhánh tận dụng tốt vị trí thuận lợi của mình. Số lượng lớn doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau Quận 1, cũng như nhiều doanh nghiệp và khu công nghiệp ở vùng lân cận và các tỉnh khác như Bình Phước, Vũng Tàu, Bình Dương…là điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh tiếp cận và thu hút khách hàng.
2.3.5.1.2.2 Thư tín dụng : (ĐVT: Triệu USD)
Biểu đồ 10: Doanh số thanh toán bằng LC XNK trong giai đoạn 2008-2010
(Nguồn : Người viết dựa số liệu của Vietinbank CN1 cung cấp 2010)
Cũng như tình hình chung đối với nền kinh tế và các NH khác , Doanh số thanh toán hàng XK tại CN1 thấp hơn đáng kể so với doanh số thanh toán hàng NK. Hàng XK của các doanh nghiệp tham gia hoạt động TTQT tại CN1 chủ yếu là các mặt hàng XK với số lượng lớn nhưng giá trị lại không cao nên doanh số cũng không cao.
54
SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn Qua biểu đồ trên, ta thấy Doanh số thanh toán bằng LC XK và NK đều có chiều hướng tăng trưởng tốt qua các năm 2008, 2009 và 2010.
Về nhập khẩu: Năm 2008,doanh số thanh toán tại CN1 đạt 21.1 triệu USD .Năm 2009 , doanh số đạt 28.6 triệu USD tương ứng tăng 7.5 triệu USD. Và tăng mạnh vào năm 2010, doanh số đạt 58.4 triệu USD tăng 30.2 triệu USD so với năm 2009.
Về xuất khẩu: Năm 2008,doanh số thanh toán tại CN1 đạt 3.9 triệu USD . Năm 2009 , doanh số đạt 5.6 triệu USD tương ứng tăng 1.7 triệu USD. Và tăng 3.5 triệu USD vào năm 2010, doanh số đạt 9.1 triệu USD.
Biểu đồ 11: Cơ cấu doanh số thanh toán LC Xuất nhập khẩu của Vietinbank-CN1
(Nguồn:Theo bảng báo cáo hoạt động TTQT của Vietinbank-CN1-TpHCM)
Qua 3 biểu đồ cơ cấu LC XNK năm 2008 - 2010 , ta thấy rằng tỷ trọng doanh số XK thấp hơn rất nhiều so với NK và đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng .Cụ thể, năm 2008 doanh số LC XK chiếm 19% trong tổng doanh số thanh toán LC, trong khi LC NK chiếm tới 81%. Năm 2009 , doanh số LC XK đã giảm đi 3% là chiếm 16% trong tổng doanh số , còn lại 84% là LC NK. Đến năm 2010, tỷ trọng doanh số LC XK giảm tiếp 3% nữa còn lại 13% và LC NK nâng dần tỷ trọng lên 87%.
Năm 2008 đến 2010, tỷ giá giữa đồng USD, đồng EURO và đồng VN không ngừng tăng trong khi giá xuất khẩu của nhiều mặt hàng giảm mạnh như cà phê, gạo và các mặt hàng nông sản khác làm cho xuất khẩu chậm. Đã làm cho doanh số thanh toán LC XK giảm đi đáng kể. Cũng vì lý do trên mà giá cả hàng hoá NK từ các nước đều tăng lên, cùng với việc nhập siêu ồ ạt của nền kinh tế trong thời gian qua đã làm tăng tỷ trọng LC NK .
Hoạt động thanh toán hàng hoá XNK theo phương thức tín dụng chứng từ đã đạt được những thành tựu đáng kể , đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng và cho khách hàng. Tuy nhiên , cũng còn rất nhiều những hạn chế mà CN1 cần khắc phục để đưa hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ ngày một phát triển , có thể sánh ngang với các ngân hàng có uy tín trong khu vực.
55
SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn Để có thể nhận thức đầy đủ hơn về tình hìnhthanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ, ta hãy cùng xem xét số liệu sau:
Đvt : USD
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị Số món Giá trị Số món Giá trị Số món Trả ngay 20,658,643 161 26,166,060 198 55,970,257 241 Trả chậm 1,563,143 25 1,455,036 16 1,271,590 15 Tổng 22,221,786 186 27,621,095 214 57,241,847 256
Bảng 7: Giá trị phát hành LC NK giai đoạn 2008-2010 của Vietinbank-CN1
(Nguồn: Theo bảng báo cáo hoạt động TTQT của Vietinbank-CN1-TpHCM)
Trong 3 năm 2008, 2009, 2010 hoạt động Thanh toán quốc tế tại CN1 đã có những thay đổi đáng kể. Tổng giá trị và số món LC được mở đều tăng lên qua các năm .
Cụ thể, năm 2008 có 186 LC được mở, trị giá 22.2 triệu USD.
Năm 2009 tăng 28 món LC được mở tương ứng tăng 5.4 triệu USD về giá trị. Năm 2010với sự cố gắng của đội ngũ CBKH mà số lượng LC được mở là 256 món với tổng trị giá là 57.2 triệu USD tăng gấp đôi năm 2009 ( tăng 29.6 triệu USD với 42 món). Đây quả là một kết quả rất đáng khích lệ với ngân hàng.
Xét theo hình thức thanh toán của LC NK, Năm 2008 số LC nhập khẩu trả ngay được mở là 161 LC với trị giá 20.6triệu USD chiếm 93% trong tổng số LC nhập khẩu được mở, còn lại 7% là giá trị của LC trả chậm được mở với 25 món.
Năm 2009, số LC trả ngay được mở và giá trị của chúng cũng tăng lên(tăng 5.5 triệu USD và 37 món) trong khi đó LC trả chậm lại giảm đi so với năm 2009. Giảm đi 9 món và giảm đi 108 ngàn USD về giá trị, làm cho tỷ trọng của LC NK trả chậm chỉ còn 5% trong tổng số LC NK được mở.
Năm 2010, LC NK trả ngay lại tăng mạnh mẽ hơn hẳn về giá trị đạt 55.9 triệu USD (tăng 29.8 triệu USD và tăng 43 món), trong khi LC NK trả chậm lại giảm đi 183 ngàn USD, và số LC được mở cũng giảm đi 1 LC. Làm tỷ trọng của LC NK trả chậm chỉ còn 2.2% trong khi LC NK trả ngay chiếm 7.8 % tổng số LC nhập khẩu.
Sau khi phân tích bảng 7, ta cũng biết được những thay đổi về số và lượng LC được phát hành trong giai đoạn 2008-2010 , ta hãy cùng xem xét đến phần giá trị thanh toán LC ở biểu đồ sau :
56
SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn
Đồ thị 12: Giá trị thanh toán LC NK giai đoạn 2008-2010 của Vietinbank- CN1
(Nguồn: Theo bảng báo cáo hoạt động TTQT của Vietinbank-CN1-TpHCM)
Cũng giống như LC NK được Vietinbank-CN1 phát hành , tổng giá trị và số món LC được thanh toán đều tăng lên qua các năm .
Cụ thể, năm 2008 có 188 LC được thanh toán, trị giá 21.1 triệu USD.
Năm 2009 tăng 57 món LC được thanh toán tương ứng tăng 7.4 triệu USD về giá trị. Đạt 28.6 triệu với 245 món.
Năm 2010,số lượng LC được thanh toán là 288 món với tổng trị giá là 58.3 triệu USD tăng 43 món nhưng đã gấp đôi năm 2009 về giá trị ( tăng 29.8 triệu USD).
Và cũng giống với việc phát hành LC, số lượng và giá trị của LC NK phát hành theo hình thức trả ngay cao hơn rất nhiều lần so với hình thức trả chậm, cả 3 năm 2008, 2009, 2010 đều chiếm hơn 90% trong tổng LC NK được thanh toán.
LC trả ngay năm 2008 đạt 19.8 triệu USD, năm 2009 tăng lên 26.8triệu USD, năm 2010 đạt 56.8triệu USD tăng hơn gấp 2 lần năm 2009 và gần gấp 3 lần năm 2008.
Trong khi LC trả chậm chỉ đạt 1.3 triệu USD năm 2008, năm 2009 chỉ tăng 40 ngàn triệu USD đạt 1.7 triệu USD, năm 2010 lại giảm đi 100 ngàn triệu USD so với 2009, chỉ còn 1.6 triệu USD.
Thanh toán bằng phương thức trả chậm có lợi rất nhiều cho người NK, việc thanh toán sẽ diễn ra sau vào một ngày xác định chậm hơn so với ngày chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành. Người XK cho người NK thêm thời gian để thanh toán.Nhà NK có thể tận dụng khoảng thời gian này để bán sản phẩm, rồi mới thanh toán cho nhà XK. Tuy nhiên không hẳn DN nào cũng có thể áp dụng phương thức thanh toán trả chậm được, chỉ những DN lớn có uy tín trên thị trường hay ít ra cũng là DN có mối quan hệ làm ăn lâu năm với các đối tác nước ngoài. Nếu xét theo
57
SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn hướng này thì các DN NK nước ta chưa có được sự nhiều tín nhiệm từ đối tác nước ngoài , nên biện pháp an toàn nhất cho bên XK lúc này là trả ngay. Một điều nữa, sự biến động tỷ giá trong giai đoạn 2008-2010 diễn ra rất phức tạp, nên các DN phải thận trọng hơn với phương thức trả chậm.
Mặt khác, trên thực tế, các khách hàng của ngân hàng khi kinh doanh hàng nhập khẩu chỉ có nhu cầu sử dụng các loại LC không huỷ ngang, LC không huỷ ngang có xác nhận, còn các loại hìn LC khác vẫn chưa được sử dụng nhiều. Điều này có thể do đặc điểm kinh doanh chưa cần thiết hoặc chưa phù hợp để sử dụng các hình thức đó.