Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng (nghiên cứu trường hợp tại trường trung học phổ thông Mạc Đĩnh Chi, thành phố hải phòng (Trang 93)

Hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp tác động của gia đình, nhà trường và xã hội nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề, tại những nơi mà xã hội đang cần phát triển, đồng thời lại phù hợp với hứng thú, năng lực của bản thân…Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá về định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT, tác giả xin được đưa ra một số khuyến nghị như sau:

Đối với bản thân học sinh trung học phổ thông:

Chọn nghề trước rùi hãy chọn trường sau. Đầu tiên học sinh THPT cần phải xác định được đúng sở thích, nhu cầu và năng lực của bản thân. Muốn tìm được trường phù hợp, trước hết học sinh cần phải trả lời được câu hỏi “Tôi muốn làm nghề gì”. Nhiều bạn đăng kí dự thi vào các trường CĐ, ĐH đã không xét đến những yếu tố nghề nghiệp của bản thân. Có bạn chọn trường chỉ vì điểm chuẩn của năm trước thấp nên cơ hội đỗ sẽ cao, có bạn chọn trường vì trường đó nổi tiếng và danh giá, một vài bạn khác thì lựa chọn trường theo bạn bè, người thân. Những sự lựa chọn này sẽ là sai lầm nếu học sinh không yêu thích, không có hứng thú mà chỉ vì những lí do khách quan tác động mà lựa chọn theo. Vấn đề đặt ra ở đây là học sinh cần phải chọn nghề như thế nào để phù hợp? Theo tác giả học sinh cần phải vượt qua những quan điểm, tư tưởng không đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp như:

- Chọn nghề theo số đông, thấy bạn bè chọn thì chọn theo.

- Chọn nghề chỉ ở bậc đại học vì nghĩ bậc đại học có giá trị cao hơn học nghề, học trung cấp chuyên nghiệp. (Hiểu không đúng về giá trị của nghề nghiệp). - Chọn nghề dễ xin việc, dễ kiếm tiền.

- Chọn nghề theo ý thích chớp nhoáng mà không có sự tìm hiểu kĩ lưỡng. - Chọn nghề không nghĩ đến nhu cầu tuyển dụng của địa phương của xã hội. - Chọn nghề không nghĩ đến các điều kiện như: thời gian học nghề, hoàn

cảnh gia đình, đầu ra của nghề…

Muốn chọn nghề phù hợp, học sinh không thể ngồi chơi và chờ đợi ai đó sẽ lựa chọn cho mình, mà các em cần phải tự thực hiện sự hướng nghiệp cho chính mình bẳng những sự nỗ lực của bản thân như tìm hiểu thông tin về nghề nghiệp qua thầy cô, bạn bè, cha mẹ, qua các phương tiện thông tin đại chúng…

Học sinh cần phải hiểu về chính bản thân mình thì mới có thể chọn được nghề phù hợp. Tôi muốn làm nghề gì? Nghề nào là phù hợp với tôi? Khả năng của tôi đến đâu?... Tất cả những câu hỏi này phải được thực hiện một cách nghiêm túc nhằm định hướng cho việc tìm hiểu bản thân các em, và giúp các em biết được bản thân mình thật sự muốn gì, cần gì?

Chọn nghề phải phù hợp với tính cách, phù hợp với năng lực và trí tuệ của bản thân. Những bạn có tâm hồn yêu thiên nhiên có thể chọn các ngành liên quan đến du lịch, môi trường. Các bạn giàu trí tưởng tượng, thẩm mỹ tốt, phong phú về ý tưởng có thể nghĩ đến các nghề về thiết kế, nhà văn, thời trang… Và việc lựa chọn nghề cũng rất cần học sinh phải đánh giá được đúng năng lực của bản thân.

Đối với gia đình học sinh: qua nghiên cứu về thực trạng định hướng nghề nghiệp của các em học sinh THPT, tác giả nhận thấy gia đình có một sức ảnh hưởng rất lớn đối với sự lựa chọn của các em. Vì vậy gia đình cần phải có một

quan niệm, cách nhìn nhận đúng đắn về giá trị nghề nghiệp trong xã hội hiện nay. Trong xã hội thì nghề nào cũng được xã hội đánh giá cao, lao động chân tay và trí óc đều là các dạng lao động làm ra sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Và khi ra đình đánh giá được đúng bản chất của nghề nghiệp thì việc cần quan tâm tiếp theo là gia đình phải tìm hiểu về những nhu cầu, sở thích, nguyện vọng bên cạnh đó là không quên đánh giá khả năng, thế mạnh, năng lực của con mình... Và trên các cơ sở hiểu biết đó gia đình sẽ tư vấn, trao đổi, góp ý cho con cái để làm sao con có được một sự lựa chọn đúng đắn nhất.

Bên cạnh đó gia đình cũng nên tìm hiểu xem nghề nghiệp mà con mình chọn lựa có phù hợp với xu hướng và sự đòi hỏi về nguồn nhân lực của xã hội hay không. Và nhất định là không được áp đặt và lựa chọn nghề nghiệp cho con cái. Không gây áp lực cho con cái về việc thi đại học hay học nghề. Tạo tâm lý thoải mái, cởi mở ở gia đình để cho con cái sẵn sàng chia xẻ va giải quyết các thắc mắc về nghề nghiệp.

Nhà trƣờng: Ngay từ cấp THCS thì công tác hướng nghiệp đã phải được chú trọng và quan tâm. Để giúp các em học sinh có được những hiểu biết đúng đắn về giá trị nghề nghiệp. Và trên cơ sở đó hình thành nên sự yêu thích và hứng thú đối với một ngành nghề nào đó ở học sinh.

- Nhà trường THPT cần tăng cường công tác hướng nghiệp và chú trọng nhiều hơn nữa đến việc cung cấp thông tin, trao đổi với các em về yếu tố nghề nghiệp. Trong các bài học trên lớp cần nên đan xen yếu tố nghề nghiệp vào nếu bài học đó gần gũi và liên quan đến một ngành nghề cụ thể.

- Cần giáo dục cho học sinh hiểu học đại học không phải là con đường duy nhất để thành công.

- Cần phải cung cấp cho các em học sinh vốn hiểu biết sâu hơn về nghề nghiệp. Và hướng học sinh nhiều hơn đến các trường nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp. Vì nước ta đội ngũ này còn rất thiếu và đang cần được đào tạo để đáp ứng đòi hỏi của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao này.

- Cần đổi mới công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường bằng cách hoạch định lại chương trình, bài giảng, nội dung và phương pháp giáo dục để học sinh có sự quan tâm hứng thú hơn đối với công tác hướng nghiệp ở nhà trường.

- Xây dựng nội dung hướng nghiệp vừa mang tính cơ bản, đơn giản, thiết thực. Và phải đủ mềm dẻo và linh động, có sự phân hóa phù hợp với năng lực, sở trường của các đối tượng học sinh khác nhau.

- Nhà trường cũng cần quan tâm đến sự định hướng của học sinh để có những biện pháp khắc phục nếu các em mắc phải những sai lầm trong việc lựa chọn như chọn nghề theo suy nghĩ chủ quan không căn cứ năng lực, sở trường của bản thân vào nhu cầu lao động của địa phương và xã hội.

- Tăng cường công tác tư vấn chọn nghề trong nhà trường phổ thông. Để tư vấn có hiểu quả các thầy cô cần làm các phép đo các chỉ số tâm sinh lý hoặc gián tiếp liên quan đến các nghề học sinh định chọn như: cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy.

- Giúp cho học sinh xây dựng nên các kĩ năng về nghề nghiệp cơ bản và nắm bắt được những hiểu biết chi tiết về một số ngành nghề mà các em đặc biết hứng thú.

- Cần phải có sự liên hệ chặt chẽ với gia đình, để chung tay cung cấp thông tin, tăng cường sự hiểu biết của các em vào yếu tố nghề nghiệp.

Truyền thông

Truyền thông là một kênh tác động rất lớn đối với học sinh THPT. Vì vậy cần phải xây dựng các chương trình hướng nghiệp nhiều hơn trên các kênh thông tin như tivi, internet...

- Truyền thông cần thường xuyên nhấn mạnh đến vai trò của các yếu tố nghề nghiệp, giá trị của nghề nghiệp. Để cho học sinh hiểu rằng xã hội đang rất quan tâm đến công tác hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh THPT.

- Và các kênh truyền thông nên xây dựng các buổi trò truyện trao đổi giữa các nhà hướng nghiệp và các trường trung học phổ thông.

- Cần phải giúp học sinh hiểu trong xã hội nghề nghiệp nào cũng có vai trò và vị thế cao trong xã hội. Và công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đang thiếu đội ngũ lao động có chất lượng cao, được đào tạo bài bản.

- Truyền thông ở địa phương cũng cần quan tâm và hướng các em vào những ngành nghề mà địa phương đang có nhu cầu tuyển dụng.

- Các trường ĐH, CĐ (đặc biệt là các trường ở địa phương) cũng cần phải xây dựng các buổi tư vấn, hướng nghiệp ở trong các nhà trường phổ thông. Để cung cấp các em những hiểu biết về trường, về các ngành đào tạo về. Giúp các em có được sự hiểu biết nhất định về ngành và trường mình dự định đăng kí học.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Bích, (1979), Nghiên cứu động cơ chọn nghề của thanh niên, Luận án tiến sỹ tâm lý học.

2. Phạm Huy Cường (2009), Các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của

sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội, Luận văn Thạc sĩ Xã hội học,

Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.

3. Đỗ Minh Chương (2001), “Một số ý kiến đổi mới sự nghiệp đào tạo để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động”, Tạp chí Giáo dục và Thời đại, số 25/2001, tr 35. 4. TS. Nguyễn Hữu Dũng (2005), Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp

cho thanh niên, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

5. Bùi Quang Dũng, Lê Ngọc Hùng (2005), Lịch sử Xã hội học, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.

6. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (2001), Xã hội học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

7. Phạm Tất Dong, Đặng Danh Ánh, Nguyễn Thế Trường, Trần Minh Thu, Nguyễn Dục Quang, (2004), Hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Phạm Tất Dong, Nguyễn Như Ất, (2000), Sự lựa chọn cho tương lai (tư vấn hướng nghiệp.

9. Đảng Cộng Sản Việt Nam, (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng Sản Việt Nam, (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Trần Thị Minh Đức (1996), Tâm lý học đại cương, NXB Giáo dục Hà Nội, Hà Nội. 12. Trần Thị Đức (2002), Những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự định hướng trong

việc học tập, chọn nghề ở học sinh THPT, tạp chí giáo dục, Hà Nội.

13. Phạm Minh Hạc (2002a), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng của thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Phạm Minh Hạc, (2001), Về phát triển con người toàn diện thời kì CNH- HĐH, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

15. Nguyễn Thị Vân Hạnh (2008), Hoạt động đào tạo nghề cho thanh niên trong

điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Luận án Tiến sĩ Xã hội học,

Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Hộ,(1998), Cở sở phát triển công tác hướng nghiệp trong trường

phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

17. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thăng, (1997), Tâm lý học lứa tuổi và

tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội

18. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê, (2004), Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh

THPT với việc phát triển nguồn nhân lực, tạp chí phát triển giáo dục, Hà Nội.

19. Nguyễn Hùng (2008), Sổ tay tư vấn hướng nghiệp và chọn nghề, NXB Giáo dục, Hà Nội.

20. Lê Ngọc Hùng (2001), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Thanh Huyền, (2006), Thực trạng thực hiện công tác giáo dục

hướng nghiệp trong trường THPT khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, Đề tài

khoa học cấp bộ, Thái Nguyên.

22. L.A Iôvaisa, (1983), Những vấn đề hướng nghiệp cho học sinh, NXB giáo dục Liên Xô.

23. E.A Klimốp,(1975), Lựa chọn nghề như thế nào, NXB giáo dục Liên Xô.

24. Phạm Nguyệt Lãng, (1991), Tìm hiểu động cơ chọn nghề của học sinh trung học

phổ thông, Nghiên cứu giáo dục số 5/1991.

25. Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền, Bùi Văn Xuân (2004), Một số vấn đề về giáo

dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, NXB, Hà Nội

26. PGS.TS Nguyễn Hồi Loan(2010), “Giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên đại học quốc gia Hà Nội”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

27. Nguyễn Minh Ngọc (2008), Nhận thức nghề và lựa chọn nghề của học sinh

THPT Dân tộc nội trú tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường

28. Hoàng Phê (chủ biên), (1994), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 29. Triệu Thị Phương (1991), Một số đặc điểm hứng thú và định hướng nghề

nghiệp của học sinh phổ thông cơ sở, Nghiên cứu giáo dục số 5/1991

30. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

31. Phạm Tất Thắng (2007), Xu hướng lựa chọn công việc của sinh viên sau tốt nghiệp, Tạp chí Xã hội học, số 2 (98), tr. 63- 68.

32. Trần Quốc Thành, (2002), Định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh lớp 12 THPT một số tỉnh miền núi phía Bắc, Tạp chí tâm lý học, Hà Nội.

33. Trần Hữu Thực, (1997), Cẩm nang hướng dẫn tìm nghề, tìm việc, NXB Thống kê, Hà Nội

34. Đinh Thị Mai Trâm (2012), Hội nhập việc làm, nghề nghiệp của thanh niên khảo sát trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình (Giai đoạn 2005-

2011), Luận văn Thạc sĩ Xã hội học, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà

Nội), Hà Nội.

35. Nguyễn Thị Thơm (2006), Thị trường lao động Việt Nam thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

36. Nguyễn Vũ (2004), Doanh nghiệp dễ phá sản vì thiếu thợ lành nghề, Báo Phụ

nữ Thủ đô, số 33/2004, tr. 4.

37. Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010, ban hành kèm Quyết định 201/2001/QĐ- TTg ngày 28/12/ 2001 của Thủ tướng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

38. Tony Bilton và những người khác (1993), Nhập môn xã hội học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

39. Tổng cục Dạy nghề (2004), Định hướng nghề nghiệp và việc làm, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

40. Viện Nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, (1998), Đại từ điển kinh tế thị

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

1. Phiếu trƣng cầu ý kiến

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

Chọn cho mình một “nghề” là chọn cho mình một tương lai. Vì vậy việc chọn nghề là vô cùng cần thiết và ảnh hưởng tới cuộc đời của mỗi con người. Để giúp các bạn học sinh phổ thông trung học lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường. Xin bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau đây.

Bạn lựa chọn phương án nào hãy đánh dấu (X) vào ô bạn lựa chọn. Những ý kiến của bạn sẽ là nguồn thông tin quý giá đối với chúng tôi. Chúng tôi xin đảm bảo thông tin của các bạn cung cấp chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

Rất mong nhận được sự hợp tác của bạn!

Câu 1: Bạn có quan tâm đến nghề nghiệp trong tƣơng lai của bản thân mình không? (Lựa chọn một đáp án trả lời)

Rất quan tâm Quan tâm Chưa quan tâm Không quan tâm

Câu 2: Bạn thực sự có nhu cầu và luôn suy nghĩ về việc lựa chọn nghề nghiệp cho mình từ khi nào ? (Lựa chọn một đáp án trả lời)

Trước khi vào lớp 10 (từ hồi học THCS)

Trong quá trình học PTTH (Từ lớp 10 đến lớp 12)

Khi làm hồ sơ thi Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp Chưa có dự định gì về nghề.

Câu 3 : Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học bạn sẽ: (Lựa chọn một đáp án trả lời)

Thi Đại học, Cao đẳng nếu không đỗ năm sau sẽ thi lại.

Thi Đại học, Cao đẳng nếu không đỗ sẽ đi học trung cấp chuyên nghiệp hoặc học trường nghề.

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng (nghiên cứu trường hợp tại trường trung học phổ thông Mạc Đĩnh Chi, thành phố hải phòng (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)