Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại HTX Cường Thịnh (Trang 39)

Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ và CCDC

2.2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Tại HTX Cường Thịnh, công việc tính giá thành được tiến hành theo từng khoản mục. Sau khi tiến hành tập hợp chi phí cho toàn HTX, kế toán tiến hành phân bổ chi phí cho từng sản phẩm theo tiêu thức thích hợp. Cụ thể, đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí thuê ngoài gia công được tập hợp và được tính trực tiếp cho từng sản phẩm nhập kho. Đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng loại sản phẩm nhập kho theo phương pháp hệ số.

a) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

* Chi phí nguyên vật liệu chính.

Hàng tháng, vào thời điểm cuối tháng, sau khi hoàn tất quá trình tập hợp chi phí, căn cứ vào Bảng kê xuất, phiếu xuất kế toán tính giá thành mở "Sổ cấp phát bán thành phẩm khâu cắt” nhằm theo dõi nguyên vật liệu chính tiêu hao cho từng loại sản phẩm sản xuất trong tháng. Gía trị nguyên vật liệu chính trong bán thành phẩm cắt chuyển sang may chính là cột "Tiêu hao” trên "Sổ cấp phát bán thành phẩm khâu cắt” được tính theo phương pháp giản đơn.

Giá trị BTP cắt chuyển sang may = Giá trị vải tồn đầu tháng + Giá trị vải nhập trong tháng - Giá trị vải tồn cuối tháng

Sau đó, căn cứ vào báo cáo nhập - xuất thành phẩm khâu may và kết quả kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng, kế toán giá thành xác định

được chi phí nguyên vật liệu chính có trong thành phẩm nhập kho theo phương pháp giản đơn, công thức:

Giá trị NVLC trong thành phẩm nhập kho = Giá trị SPDD TĐT khâu may + Giá trị BTP cắt chuyển sang - Giá trị SPDD TCT khâu may

Ví dụ: Sản phẩm SM Sunk -Xí nghiệp II,trong tháng 3 năm 2011:

Tồn đầu tháng: SL: 1.500 Thành tiền: 25.600.000 đồng Cắt nhuyển sang: SL: 40.500 Thành tiền: 565.700.000 đồng Tồn cuối tháng: SL: 9.700 Thành tiền: 165.520.000 đồng

Thành phẩm nhập kho: SL : 26.514 (áo).

Từ đó tính được chi phí nguyên vật liệu chính trong thành phẩm Sunk là: 565.700.000 + 25.600.000 – 165.520.000 = 591.134.480(đ). Riêng đối với sản phẩm thuê ngoài gia công, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm hoàn thành và kết quả đánh giá giá trị vải tồn cuối tháng cho từng đơn vị nhận gia công, kế toán giá thành xác định được giá trị nguyên vật liệu chính (vải, dựng) nằm trong thành phẩm nhập kho theo công thức:

Giá trị NVLC nằm trong SPi nhập kho = Giá trị vải sản xuất SPi TĐT + Giá trị vải sản xuất SPi nhập trong tháng - Giá trị vải sản xuất SPi TCT * Chi phí phụ liệu:

Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành nhập kho và định mức tiêu hao phụ liệu kế toán giá thành tính được giá trị phụ liệu nằm trong sản phẩm nhập kho theo công thức

Giá trị phụ liệu nằm trong SPi hoàn thành

nhập kho = SL SPi hoàn thành nhập kho x Định mức tiêu hao phụ hao phụ liệu

SPi

Ví dụ : SM Sunk sản xuất trong tháng 3 năm 2011.

Theo báo cáo kết quả sản xuất trong tháng số lượng SM Sunk hoàn thành nhập kho là : 57.000 (áo). Định mức tiêu hao cho một SM Sunk trong tháng

850 đ do đó :

Giá trị phụ liệu trong SM Sunk nhập kho = 57.000 x 850 =48.450.000(đ)

b) Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp tại HTX Cường Thịnh được tập hợp cho từng xí nghiệp, phân xưởng. Nhưng đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm. Bởi vậy, khi tính giá thành sản phẩm, kế toán giá thành sẽ tiến hành phân bổ tiền lương cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức sản phẩm quy đổi, cách thức phân bổ được tiến hành như sau:

Căn cứ vào đơn giá gia công thực tế của từng loại sản phẩm, xây dựng cho mỗi loại sản phẩm một hệ số quy đổi, trong đó lấy sản phẩm có đơn giá gia công bằng 0,7 USD là hệ số 1.

Hệ số quy đổi SPi = Đơn giá gia công SPi : 0,7

Căn cứ vào hệ số quy đổi sản phẩm đã tính và sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm sản xuất ra trong tháng để xác định sản lượng quy đổi cho từng loại sản phẩm.

Sản lượng quy đổi SPi = Hệ số quy đổi của SPi x Sản lượng thực tế của SPi

Cuối cùng, kế toán tiến hành phân bổ chi phí tiền lương trong tháng theo công thức:

Chi phí tiền lương theo tháng

CP tiền lương cần phân bổ cho sản phẩm i

sản lượng quy đổi

Ví dụ: Sản phẩm Sunk - Xí nghiệp May 1 ,tháng 03 năm 2011

- Đơn giá gia công là 0,85 USD, suy ra hệ số quy đổi là: 0,85 : 0,7= 1,214

- Sản lượng thực tế trong tháng: 26.514 (áo).

- Từ đó, sản lượng quy đổi: 26.514 x 1,214= 32.188 (áo).

- Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí ta có tổng sản phẩm quy đổi toàn công ty trong tháng: 890.675 (áo).

c) Chi phí thuê ngoài gia công

Khoản mục này phản ánh số tiền Công ty phải trả cho đơn vị nhận gia công. Từ các hợp đồng thuê ngoài gia công và các phiếu nhập kho thành phẩm thuê ngoài gia công, kế toán giá thành xác định chi phí thuê ngoài gia công cho từng sản phẩm trong từng đơn vị nhận gia công và tập hợp trên "Sổ theo dõi chi phí thuê ngoài gia công”. Toàn bộ chi phí thuê ngoài gia công tập hợp trên sổ được ghi vào khoản mục chi phí thuê ngoài gia công trên "Bảng tính giá thành”.

Ví dụ: Sơ mi Sunk tháng 3 năm 2011 tổ chức sản xuất tại xí nghiệp May 1 và

thuê xí nghiệp Bình Nguyên gia công:

- Sản phẩm hoàn thành nhập kho là 26.514 (áo), trong đó có 15.740 (áo) nhận từ xí nghiệp Bình nguyên.

- Chi phí thuê ngoài gia công tổng hợp cho Sơ mi Sunk trên sổ theo dõi lương gia công là 15.740 x 7.980 = 125.605.200(đồng).

Toàn bộ số lượng này phản ánh khoản mục chi phí thuê ngoài gia công trong "Bảng tính giá thành”

d) Chi phí sản xuất chung

Cuối tháng, căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 154 đối ứng với bên Có TK 627 để tổng hợp chi phí và phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức sản phẩm quy đổi.

Chi phí sản xuất chung

phân bổ

∑ CPSX chung trong tháng ∑ sản lượng quy đổi

Ví dụ: Vẫn sản phẩm Sơ mi Sunk -Xí nghiệp II.

- Chi phí sản xuất chung trong tháng toàn công ty: 4.148.230.865 đồng - Tính ra chi phí sản xuất chung phân bổ cho Sơ mi Sunk là:

4.148.230.865

=4657,4012575đ 890.675

Trên bảng tính giá thành sản phẩm, các khoản mục chi phí đã được xác định cho từng loại sản phẩm. Tổng cộng các khoản mục chi phí đó sẽ được tổng giá thành sản xuất và giá thành đơn vị từng loại sản phẩm.

Phần 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại HTX Cường Thịnh (Trang 39)