SATC, LATC SATC

Một phần của tài liệu Tổ chức và hành vi cung ứng đầu ra của doanh nghiệp (Trang 25 - 36)

SATC1 A B 0 q1 q2 SATC2 LATC q

4.2.4. Lợi thế và bất lợi thế kinh tế của quy mô

Lợi thế kinh tế theo quy mô: thể hiện khoảng sản lượng mà ở đó, càng tăng sản lượng thì chi phí bình quân dài hạn càng giảm. Trong miền sản lượng này, sản xuất với quy mô lớn hơn tỏ ra có ưu thế hơn so với quy mô nhỏ. Khi đó, tăng quy mô sản lượng là một giải pháp để doanh nghiệp có thể hạ được chi phí bình quân dài hạn. Về mặt đồ thị, ứng với miền lợi thế theo quy mô, đường LATC có xu hướng đi xuống theo chiều tăng của sản lượng.

Tại sao lợi thế kinh tế theo quy mô lại xuất hiện? Thông thường, khi sản lượng còn nhỏ, việc tăng quy mô đầu ra có thể làm giảm chi phí bình quân dài hạn vì những lý do sau:

Thứ nhất, để sản xuất doanh nghiệp luôn luôn phải bắt đầu bằng việc sử dụng một số lượng tối thiểu các yếu tố đầu vào không thể phân chia được nào đó. Một dây chuyền sản xuất đồng bộ chỉ có thể khai thác được khi nó được sử dụng một cách nguyên vẹn. Một máy điện thoại, một nhân viên văn phòng, một chiếc ô tô, một con đường sắt v.v… là những yếu tố sản xuất mà một khi đã tồn tại thì về cơ bản, rất khó chia nhỏ. Nếu sản lượng cần tạo ra là quá thấp, những yếu tố sản xuất trên sẽ không được sử dụng hết công suất hay năng lực. Trong trường hợp này, tăng sản lượng không làm tăng chi phí lên một cách tương ứng. Sản lượng cao hơn cho phép doanh nghiệp khai thác hiệu quả hơn các năng lực hay công suất dư thừa của các đầu vào. Trong phạm vi này, sản xuất với quy mô lớn hơn sẽ là một lợi thế: chi phí bình quân sẽ giảm xuống.

Thứ hai, quy mô sản lượng lớn hơn cho phép doanh nghiệp khai thác được lợi thế của việc chuyên môn hóa. Lao động, máy móc phải với số lượng đủ lớn mới cho phép người ta tổ chức sử dụng chúng theo kiểu chuyên biệt. Chúng có thể được phân bổ và được sử dụng riêng cho những khâu, những công đoạn sản xuất khác nhau mà nhờ đó, năng suất của chúng có thể tăng lên. Khi sản lượng còn quá nhỏ, điều đó không xảy ra vì số lượng đầu vào được sử dụng quá thấp.

Thứ ba, trong nhiều trường hợp, việc chế tạo một chiếc máy có công suất gấp đôi lại rẻ hơn việc chế tạo hai chiếc máy có công suất nhỏ bằng một nửa chiếc máy trên. Điều đó có nghĩa là chi phí để mua một chiếc máy lớn thường nhỏ hơn mua hai cái máy nhỏ có tổng công suất là tương đương. Sản lượng phải đủ lớn mới tạo ra cơ hội để doanh nghiệp khai thác được lợi thế của chiếc máy lớn.

Thứ tư, quy mô sản lượng lớn cho phép doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí giao dịch. Khi bán một khối lượng hàng lớn hơn, chi phí đàm phán, liên lạc (qua thư từ, điện thoại, fax v.v…) không tăng tương ứng so với trường hợp bán một khối lượng hàng nhỏ hơn…

Bất lợi thế theo quy mô thể hiện khoảng sản lượng mà ở đó chi phí bình quân dài hạn sẽ tăng lên nếu sản lượng tăng. Lúc này, đường chi phí bình quân dài hạn có xu hướng đi lên.

Lợi thế kinh tế theo quy mô (cũng có thể gọi là hiệu suất tăng lên theo quy mô) chỉ phát huy trong một giới hạn sản lượng nào đó. Quá một ngưỡng sản lượng nhất định, việc tăng sản lượng không còn đem lại lợi thế cho doanh nghiệp. Khi các đầu vào không còn dư thừa công suất, khi mà quá trình sản xuất không còn chia nhỏ một cách kinh tế hơn nữa thành các khâu, công đoạn khác nhau, khi mà việc sản xuất những chiếc máy công suất quá lớn trở thành tốn kém… thì việc tăng quy mô không còn giúp doanh nghiệp hạ chi phí bình quân được nữa. Vả lại, quy mô quá lớn làm gia tăng nhanh một số loại chi phí như chi phí quản lý. Bộ máy quản lý, theo đà tăng của quy mô sản lượng, sẽ ngày càng trở nên phức tạp hơn, cồng kềnh hơn. Các quyết định quản lý trở nên khó khăn hơn. Một khi những xu hướng gia tăng về chi phí lấn át các lợi thế đã phân tích trên, miền bất lợi vì quy mô xuất hiện.

Giữa hai miền lợi thế và bất lợi thế theo quy mô, có thể tồn tại một khoảng sản lượng mà ở đó chi phí bình quân dài hạn không đổi khi sản lượng tăng. Miền sản lượng này được gọi là miền hiệu suất không đổi theo quy mô. Ở phần này, đường LATC trở thành đường nằm ngang. Nó gắn với tình huống khi mà việc tăng sản lượng một mặt, vẫn cho phép doanh nghiệp khai thác được một số lợi thế hạ chi phí của quy mô lớn,

song mặt khác, xu hướng gia tăng chi phí đã bắt đầu bộc lộ, đồng thời hai tác động trái chiều nhau này lại cân bằng, do đó triệt tiêu nhau.

Nói chung, lợi thế theo quy mô bộc lộ rõ khi sản lượng còn thấp. Thọat tiên, đường LATC thể hiện là một đường đi xuống. Đến một mức sản lượng nào đó, xu hướng này bắt đầu dừng lại. Mức sản lượng đó được gọi là quy mô tối thiểu có hiệu quả. Nếu tiếp tục tăng sản lượng, LATC có xu hướng đi ngang và sau đó nhanh chóng đi lên, khi miền bất lợi thế theo quy mô xuất hiện. Vì thế, về đại thể, người ta vẫn hình dung đường LATC là một đường hình chữ U.

LATC LATC LATC

q q q

a b c

Hình 4.13: a) Lợi thế theo quy mô; b) Bất lợi theo quy mô; c) Hiệu suất không đổi theo quy mô

4.3. Mô hình tổng quát về hành vi cung ứng của doanh nghiệp

4.3.1. Một vài khái niệm có liên quan: tổng doanh thu, doanh thu biên, lợi nhuận.

Tổng doanh thu (TR): là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được nhờ bán hàng. Khi tính tổng doanh thu tương ứng với khối lượng hàng hóa q được tiêu thụ, ta có:

Trong đó P chính là mức giá tính cho mỗi đơn vị hàng hóa.

Nói cách khác, tổng doanh thu trước hết là một hàm số của sản lượng. Sự thay đổi của mức sản lượng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của tổng doanh thu. Tuy nhiên, tổng doanh thu còn phụ thuộc vào mức giá P. Đến lượt mình, mức giá P cũng thường không độc lập với mức sản lượng. Trừ trường hợp quy mô sản lượng của doanh nghiệp là tương đối nhỏ so với quy mô hàng hóa được giao dịch chung trên thị trường, nói chung nếu doanh nghiệp muốn bán được một khối lượng hàng hóa lớn hơn, nó thường phải hạ giá. Điều này thực ra xuất phát từ quy luật cầu: khi mức giá hàng hóa hạ xuống, người tiêu dùng sẵn lòng mua một khối lượng hàng hóa lớn hơn, tức là doanh nghiệp có khả năng bán được nhiều hàng hóa hơn. Ngược lại, khi mức giá tăng lên, lượng cầu về hàng hóa của người tiêu dùng giảm xuống, doanh nghiệp chỉ có thể bán được một khối lượng hàng hóa ít hơn. Vì thế, có thể coi mức giá P cũng là một hàm số của sản lượng q.

Trong trường hợp mức giá P là một hằng số của sản lượng q, đường tổng doanh thu là một đường thẳng dốc lên, với độ dốc không đổi là P. Ở trường hợp điển hình hơn, khi P phụ thuộc vào sản lượng q, thoạt tiên, tổng doanh thu thường tăng lên khi sản lượng hàng hóa bán được tăng lên do mối lợi bắt nguồn từ việc tăng sản lượng bán ra lớn hơn khoản thiệt hại bắt nguồn từ việc giảm giá. Đến một ngưỡng sản lượng nào đó, việc tiếp tục tăng sản lượng sẽ làm tổng doanh thu giảm xuống. Lúc này, mối lợi của việc tăng sản lượng không còn bù được những thiệt hại do phải giảm đơn giá hàng hóa liên quan đến một lượng hàng hóa lớn. Hình dạng đường tổng doanh thu được minh họa bằng hình 4.14.

TR

TR

0

q

Hình 4.14: Hình dáng của một đường tổng doanh thu

Doanh thu biên (MR) là doanh thu có thêm được nhờ sản xuất và bán ra thêm một đơn vị hàng hóa. Nếu ký hiệu TRq là tổng doanh thu có được nhờ bán một khối lượng hàng hóa q và TR(q-1) là tổng doanh thu nhờ bán một khối lượng hàng hóa ít hơn (q-1), thì doanh thu biên của đơn vị hàng hóa thứ q (đơn vị hàng hóa cuối cùng trong khối lượng q) là:

MRq = TRq - TR(q-1)

Ví dụ, khi bán một lô hàng gồm 10 chiếc xe máy, doanh nghiệp có thể đặt giá (và được thị trường chấp nhận) mỗi chiếc xe máy là 20 triệu đồng. Tổng doanh thu của lô hàng này là: 20 triệu đồng/1 xe x 10 xe = (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

200 triệu đồng. Để bán một lô hàng gồm 11 chiếc xe máy, giả sử doanh nghiệp phải hạ giá mỗi chiếc xe máy xuống còn 19,5 triệu đồng/1xe máy. Khi này, tổng doanh thu của lô hàng thứ hai là: 19,5 triệu đồng/1 xe x

11 xe = 214,5 triệu đồng. Như vậy, doanh thu biên của chiếc xe máy thứ 11 là: 14,5 triệu đồng (= 214,5 triệu đồng - 200 triệu đồng).

Một cách tổng quát hơn, người ta có thể định nghĩa doanh thu biên tại một điểm sản lượng nào đó là tỷ số giữa mức gia tăng trong tổng doanh thu so với mức gia tăng trong sản lượng:

MR = ∆TR/∆q

Theo công thức trên, doanh thu biên cũng là một hàm số của sản lượng. Tại một sản lượng q, doanh thu biên của đơn vị sản lượng cuối

cùng chính là giá trị đạo hàm của hàm tổng doanh thu tại mức sản lượng

q. Nói một cách tương đương, doanh thu biên chính là độ dốc của đường tổng doanh thu tai mỗi điểm sản lượng. Khi doanh nghiệp buộc phải hạ giá trong trường hợp muốn tăng sản lượng bán ra, quá một ngưỡng sản lượng nhất định, doanh thu biên có xu hướng giảm dần theo đà tăng của sản lượng.

Lợi nhuận: là chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí ứng với mỗi mức sản lượng. Nếu ký hiệu π(q) là lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được khi sản xuất một sản lượng hàng hóa q, ta có:

π(q) = TR(q) - TC(q)

Dễ nhận thấy rằng lợi nhuận cũng là một hàm số của sản lượng: nó thay đổi cùng với sự thay đổi của mức sản lượng.

Trong công thức trên, nếu tổng chi phí là tổng chi phí kế toán, lợi nhuận sẽ được gọi là lợi nhuận kế toán. Còn nếu tổng chi phí là tổng chi phí kinh tế, lợi nhuận tương ứng là lợi nhuận kinh tế. Tương ứng với cùng một mức sản lượng q của doanh nghiệp, lợi nhuận kinh tế thường nhỏ hơn lợi nhuận kế toán.

Nếu chỉ dựa vào thông tin về lợi nhuận kế toán, người ta khó nói được một cách chắc chắn rằng doanh nghiệp đang kinh doanh thực sự có hiệu quả hay không. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp có mức lợi nhuận kế toán của một năm nào đó là 100 triệu đồng, nó có thể đang kinh doanh hiệu quả khi lượng vốn mà nó phải đầu tư không nhiều (chẳng hạn, 200 triệu đồng). Ngược lại, nếu để có được khoản lợi nhuận trên, doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng vốn đầu tư tương đối lớn (chẳng hạn, 10 tỷ đồng), thì tuy có lợi nhuận, doanh nghiệp vẫn có thể đang ở tình trạng hoạt động không hiệu quả.

Trái lại, mức lợi nhuận kinh tế có thể cho chúng ta những kết luận rõ ràng về tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh tương ứng mà chúng ta đang xem xét. Cụ thể, khi lợi nhuận kinh tế do một hoạt động nào đó của doanh nghiệp mang lại là không âm, ta có khẳng định được rằng, hoạt

động đó là hiệu quả. Một khi mà tổng doanh thu của hoạt động này bù đắp được tất cả các khoản chi phí có liên quan, kể cả những chi phi cơ hội “ẩn” (vốn thể hiện lợi ích của các phương án thay thế tốt nhất bị bỏ qua), thì rõ ràng đó là một phương án sử dụng nguồn lực tốt nhất hay hiệu quả nhất. Chỉ khi lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn 0, doanh nghiệp mới có khả năng rơi vào trạng thái chưa hiệu quả: khi mà doanh thu chưa bù đắp được toàn bộ các chi phí kinh tế, chắc chắn có phương án thay thế cho phép doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả hơn.

Khi phân tích về hành vi của các doanh nghiệp, cũng như khi nói về chi phí, ta hàm ý đó là chi phí kinh tế, khái niệm lợi nhuận thường được sử dụng với tư cách là lợi nhuận kinh tế.

4.3.2. Các điền kiện tối đa hóa lợi nhuận

Điều kiện cần: để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp phải lựa chọn mức sản lượng sao cho ở đơn vị sản phẩm cuối cùng, doanh thu biên và chi phí biên của nó là bằng nhau: MR = MC

Trong ngắn hạn, điều kiện này có nghĩa là doanh thu biên của đơn vị sản phẩm cuối cùng mà doanh nghiệp lựa chọn phải bằng chi phí biên

ngắn hạn của nó: MR = SMC

Còn trong dài hạn, điều kiện này thể hiện ra là: trong trường hợp doanh nghiệp có thể thay đổi được tất cả các yếu tố đầu vào, mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận sẽ là mức sản lượng mà tại đơn vị sản phẩm cuối cùng, doanh thu biên mà doanh nghiệp thu thêm được bằng với chi

phí biên dài hạn tại đó: MR = LMC

Để chứng minh điều kiện trên, sự phân biệt ngắn hạn và dài hạn ở đây là không cần thiết. Giả sử doanh nghiệp đang sản xuất một loại hàng hóa tại một mức sản lượng q nào đó. Tại mức sản lượng này, doanh nghiệp thu được một mức lợi nhuận (đương nhiên là lợi nhuận kinh tế) nhất định. Nó đang cân nhắc xem có nên sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm nữa hay không? Để sản xuất thêm đơn vị sản phẩm này, chi phí mà nó phải bỏ ra thêm là chi phí biên MC(q+1); còn lợi ích mà nó thu thêm

được chính là doanh thu biên MR(q+1). Nếu đại lượng thứ nhất còn nhỏ hơn đại lượng thứ hai, việc sản xuất thêm đơn vị sản phẩm trên là có lợi đối với doanh nghiệp vì nó có thêm lợi nhuận. Nói cách khác, sản phẩm trên làm gia tăng quỹ lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu trước đó, lợi nhuận của doanh nghiệp là dương, việc sản xuất thêm làm tăng thực sự mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu mức lợi nhuận trước đó của doanh nghiệp là âm (doanh nghiệp đang thua lỗ), nhờ việc sản xuất thêm, mức thua lỗ của doanh nghiệp sẽ giảm xuống. Về mặt đại số, cả hai trường hợp đều biểu hiện sự gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều này cho thấy, khi theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp phải sản xuất thêm đơn vị sản phẩm thứ (q+1) này. Bằng lập luận tương tự như vậy, ta chứng minh được rằng: doanh nghiệp cũng sẽ phải sản xuất thêm đơn vị sản phẩm tiếp theo - đơn vị thứ (q+2) - nếu như chi phí biên của đơn vị sản phẩm này vẫn nhỏ hơn doanh thu biên của nó. Tổng quát hơn, ta có thể khẳng định: chừng nào mà chi phí biên tại đơn vị sản phẩm cuối cùng của một mức sản lượng còn nhỏ hơn doanh thu biên tại đó, để tối đa hóa lợi nhuận, chừng đó doanh nghiệp còn phải gia tăng sản lượng.

Cũng theo một lô gic tương tự, có thể thấy, chừng nào mà chi phí biên tại đơn vị sản phẩm cuối cùng của một mức sản lượng lớn hơn doanh thu biên tại đó, thì việc sản xuất đơn vị sản phẩm cuối cùng trên sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Muốn tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp phải cắt giảm sản lượng.

Hai nhận xét trên kết hợp lại với nhau cho thấy, doanh nghiệp chỉ có mức sản lượng tối ưu khi theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nếu tại đơn vị sản phẩm cuối cùng, chi phi biên và doanh thu biên là bằng nhau.

Cần lưu ý rằng, theo cách mà chúng ta chứng minh nói trên, mức sản lượng q*, mà tại đó doanh thu biên MR bằng chi phí biên MC, chỉ là

Một phần của tài liệu Tổ chức và hành vi cung ứng đầu ra của doanh nghiệp (Trang 25 - 36)