Tạo nên hiệu quả trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP (Trang 29 - 30)

Hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được khi có sự tham gia tuyệt đối và có trách nhiệm của tất cả các thành viên. Khi một tập thể có sự công tác toàn diện của mọi người, mọi ban ngành thì việc sản xuất hay kinh doanh sẽ có những bước đột phá, năng suất tăng nhanh nhất lượng hàng hoá tốt và đem lại sự thoả mãn tối đa cho khách hàng.

Văn hoá có những qui định bắt buộc với các thành viên, hướng dẫn họ được làm gì và không làm gì khi có những phát sinh ngoài mong đợi . Qua đó mọi thành viên sẽ ý thức và biết cách hành động sao cho tốt nhất, ví dụ khi gặp trường hợp đối thủ đưa ra một mặt hàng tương tự, nhân viên marketing sẽ báo cáo lại cấp trên, đồng thời tìm cách khuyếch trương hàng hoá của mình. Bằng mọi cố gắng và sáng tạo để đưa ra cách tiếp cận và thống lĩnh thị trường. Họ biết rằng họ sẽ chịu trách nhiệm về danh tiếng và vị trí sản phẩm thuộc công ty mình.

Hiệu quả kinh doanh được quyết định bởi sự quan tâm của người lãnh đạo và các khả năng nuôi dưỡng đặc biệt trong một môi trường văn hoá tốt. Qua điều tra của một số nhà kinh tế cho thấy kết quả của nhiều công ty, trong đó có một tập đoàn ngân hàng Mỹ – Westpac Banlay Group đã tăng doanh thu với một con số kinh ngạc kể từ khi ban quản lý quyết định đổi mới văn hoá tại đây. Họ đã đưa ra các chính sách phù hợp với xu thế xã hội, đổi mới tư duy, thay đổi cơ chế hoạt động, giải quyết các bất đồng tồn đọng và khuyến khích nhân vật làm việc. Kết quả sau 2 năm thay đổi - doanh thu của Westpac tăng lên 705 triệu đô la vào năm 1995 so với năm 1992 .

Tại Nhật Bản, sau chiến tranh thế giơí thứ 2, các doanh nghiệp khoác trên mình bộ máy vận hành cồng kềnh, các thói quen về lao động lạc hậu và trì trệ đến mức không thể chấp nhận. Chính vì thế các nhà lãnh đạo công nghiệp Nhật bản đã tiến hành một cuộc cách mạng thực sự về văn hoá doanh nghiệp. Công cuộc đổi mới được thực hiện một các kiên trì, bền bỉ và kéo dài trong nhiều năm . Những nội dung cần thay đổi bao gồm : xác định mục tiêu hoạt động , hình thức quản lí , thái độ , tinh thần và phương pháp làm việc. Qúa trình đổi mới được thực hiện trong một chương trình với tên gọi là “Kaizen” và tiến hành trong nhiều năm. Cuộc cách mạng này đã tạo nên sự thần kỳ của nền kinh tế Nhật bản cả về năng suất và chất lượng. Đồng thời làm thay đổi diện mạo kinh tế của các công ty nói riêng và đất nước Nhật bản nói chung.

Một hệ thống qui tắc cứng nhắc, các chính sách quản lý không phù hợp với nguyện vọng của các cá nhân sẽ gây nên một kết quả ngược lại. Thực tế cho thấy văn hoá tại nhiều doanh nghiệp khi không tạo đựoc môi trường làm việc tốt sẽ phải hứng chịu rất nhiều khó khăn khi triển khai kế hoạch hoạt động, ví dụ như sự đình công của công nhân, công nhân làm việc cầm chứng hoặc bỏ sang làm co công ty khác. Từ đó dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm sút và một số doanh nghiệp phải thu nhỏ hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w