Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và thành phố trong thời gian qua

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ THÀNH PHỐ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 34 - 41)

thành phố trong thời gian qua

So với các nước khác trong khu vực, tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu khá cao. Nông nghiệp Việt Nam chiếm trên 30% thu nhập từ xuất khẩu trong giai đoạn 1997-2007, so với khoảng 10% của Thái Lan, Trung Quốc hoặc Indonesia. Trong mỗi nước này, tính chất của quá trình chuyển đổi cơ cấu phản ánh mức giảm tương đối trong đóng góp của nông nghiệp đối với nền kinh tế so với ngành công nghiệp. Trong khu vực, quá trình tái cơ cấu theo hướng chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ. Trong khi đó, những nước ra nhập sau như Việt Nam sẽ tận dụng được lợi thế nhờ nguồn lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên phong phú để chiếm lĩnh thị trường nông sản sơ cấp.

Biểu tỷ lệ đóng góp của xuất khẩu nông nghiệp, chỉ số cạnh tranh của Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác.

Tỷ lệ đóng góp của xuất khẩu nông nghiệp (%) Chỉ số cạnh tranh nông nghiệp Việt Nam 1997-1999 41 2,99 1999-2006 35 3,38 2007 36 2,95 Malaysia 1997-1999 35 2,45 1999-2006 39 2,23 2007 30 1,29 Thái Lan 1997-1999 51 4,36 1999-2006 36 4,14 2007 16 2,4 China

1997-1999 19 1,56 1999-2005 22 1,89 2007 14 1,1 Indonesia 1997-1999 12 0,94 1999-2006 18 1,16 2007 9 1,24

Nguồn: Kym Anderson.2007.

Từ bảng trên ta thấy, rõ ràng là các nước công nghiệp hoá nhanh trong khu vực đã thực hiện được tiến trình chuyển đổi cơ cấu mạnh mẽ. Tỷ lệ xuất khẩu hàng nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh cùng với vai trò suy giảm ngành nông nghiệp trong nền kinh tế. Trong giai đoạn 1997-2006, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu nông sản so với tổng xuất khẩu của Trung Quốc giảm từ 17% còn 9%, Malaysia từ 28% xuống còn 11%. Xu hướng này cũng diễn ra ở Thái Lan, mặc dù nước này có lợi thế cạnh tranh trong nông nghiệp khá cao. Tỷ lệ xuất khẩu nông sản so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan giảm từ 55% xuống còn 18% trong giai đoạn 1997-2006.

Lợi thế so sánh thương mại nông nghiệp ở một số nước Đông Á có thể được đánh giá thông qua chỉ số cạnh tranh. Chỉ số này cho thấy tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam cao gấp 3 lần so với mức trung bình của thế giới. Chỉ số là 1,6 trong giai đoạn 1995-2005 và là 2,05 giai đoạn 1995-2005, tăng gần 3 lần so với cuối thập kỷ 90. Mặt khác, số liệu của các quốc gia khác trong khu vực cũng giảm, trong giai đoạn 1995-2005, tính cạnh tranh của Malaysia giảm từ 2,4 xuống còn 1,9; Thái Lan giảm từ 4 xuống 2 và của Trung Quốc giảm từ 1,46 xuống 1.

Biểu thay đổi cơ cấu xuất khẩu ở Việt Nam (%)

2003 2004 2005 2006 2007

Công nghiệp

Dệt, may mặc và giầy 7,4 11,2 21,4 27 23,8

Nguồn: Niên giám thống kê 2003; 2007 Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2007.

Sau hơn một năm gia nhập WTO, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã tăng nhanh chóng. Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới và xuất khẩu gạo là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngành nông nghiệp của Việt Nam. Trong năm 2007, xuất khẩu gạo đạt trên một tỷ USD. Ngoài ra, giá trị xuất khẩu các ngành hàng khác cũng tăng nhanh, đặc biệt là cây công nghiệp có giá trị và cây lâu năm. Trong giai đoạn từ 1997-2007, xuất khẩu cà phê tăng từ 674 triệu USD đến 1.194 triệu USD, và Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ ba trên thế giới. Cũng trong giai đoạn này, xuất khẩu cao su và hạt điều tăng tương ứng từ 150 triệu USD đến 927 triệu USD và từ 126 triệu đến 1117 triệu USD.

So với các nước trong khu vực, năng suất lúa của Việt Nam thuộc loại cao. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng năng suất lúa của Việt Nam tăng nhanh. Trong giai đoạn 1997-2007, tốc độ tăng năng suất lúa của Việt Nam trung bình năm đạt 4,08%. Mặc dù giai đoạn 2005-2007, tốc độ tăng có giảm đôi chút xuống còn 3,36% song vẫn cao hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực như Thái Lan (0,98%), Philippine (0,91%), Theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực Quốc tế thì Việt Nam là một trong những nước có chi phí sản xuất lúa thấp nhất và có lợi thế so sánh trong thương mại gạo quốc tế.

Trong số các hàng nông sản thì mặt hàng cà phê có lợi thế cạnh tranh khá mạnh và đóng góp rất lớn đến giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản. Trong giai đoạn 1997-2007 tốc độ năng suất cà phê Việt Nam tăng mạnh so với các nước trong khu vực. Không những thế về số tuyệt đối năng suất cà phê của Việt Nam cũng cao hơn rất nhiều nước trong vùng.

Quốc gia

1997 2007 Tốc độ tăng bình quân năm (1997-2007)

Năng suất

Sản lượng

Năng

suất Sản lượng Năng suất (kg/ha) (1000 tấn) (kg/ha) (1000 tấn) Trung Quốc 1100 36 2017 55 3.9 Ấn Độ 765 292 32 341 1.5 Indonesia 369 489 175 410 -1.9 Philippine 678 240 983 256 -0.7 Việt Nam 1186 37 1532 500 4.0 Thế giới 593 5694 518 5385 -0.2

Nguồn: FAO.2007. Tổng hợp số liệu lương thực và phát triển nông nghiệp Châu Á Thái Bình Dương, 1997-2007 .

Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu, Việt Nam có lợi thế tiềm năng đối với một số nông sản như lợn, sản phẩm gỗ, rau quả.. Vấn đề là nguồn đầu tư nên tập trung vào công nghiệp chế biến nông sản.

Đối với trường hợp của mía đường, do thiếu vốn đầu tư vào nghiên cứu và áp dụng giống mới nên năng suất mía của Việt Nam rất thấp so với các nước trong khu vực và mức trung bình của thế giới. Thêm vào đó, chất lượng mía của Việt Nam theo đánh giá là thấp so với các nước khác.

Biểu năng suất mía của một số nước 1997-2007 (tấn/ha).

Quốc gia 1997 1999 2005 2006 2007 Tăng trưởng bình quân năm 1997-2007 Thailan 47 47 55 58 56 1,2 Philippine 65 70 69 69 69 -2 Trung Quốc 57 59 59 57 76 1,7

Indonesia 78 78 72 74 79 -0,2 Ấn Độ 60 67 71 68 71 1,7 Việt Nam 26 45 48 48 38 2,9 Thế giới 60 62 63 62 63 0,5

Nguồn: Tổng hợp số liệu lương thực và phát triển nông nghiệp Châu Á Thái Bình Dương, 1997-2007

Bên cạnh những thành công đã đạt được, ngành nông nghiệp của các địa phương cần phải có những biện pháp giải quyết tốt hơn để tránh tình trạng nông sản của chúng ta bị ép giá trên các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản... Lâu nay, EU được đánh giá là thị trường tiêu thụ lớn nhất của hàng nông sản Việt Nam. Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam được đối tác bạn đánh giá có chất lượng tốt nhất. Song có một nghịch lý là giá nông sản Việt Nam còn thấp hơn mức giá thị trường, bởi nông sản Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu và chất lượng không ổn định.

Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và thị trường các nước Liên minh Châu Âu (EU) đạt 8,5 tỷ USD, tăng 0,6 tỷ USD so với năm 2006.Trong các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường khu vực EU, hàng nông sản chiếm lượng rất lớn. Hầu hết các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như cà phê, hạt điều, hồ tiêu, thủy sản đều có vị trí quan trọng trong tỉ trọng xuất khẩu vào thị trường các nước trong khối EU.

Theo dự báo của Bộ Công Thương, trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU sẽ đạt trên 10 tỷ USD, trong đó các mặt hàng về nông- lâm-thủy sản cũng sẽ tăng mạnh về sản lượng và giá trị. Thủy sản ước sẽ đạt khoảng 1,15 tỷ USD, cà phê là hơn 800 triệu USD, đồ gỗ là 780 triệu USD. Với 27 quốc gia thành viên, EU là một thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thị trường khó tính với nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt và chặt chẽ được lập ra áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu. Đối với mỗi một mặt hàng, thị trường châu Âu đều có những tiêu chuẩn áp dụng riêng, chẳng hạn như: mặt hàng rau quả tươi yêu cầu đạt chứng chỉ chất lượng GAP, mặt hàng thủy sản phải đạt chứng nhận chất lượng của Cục Quản lý an toàn vệ sinh và thú y thủy sản (NAFIQUAVED) cấp, mặt hàng lâm sản, đồ gỗ khi xuất vào thị trường châu Âu phải có chứng chỉ rừng FSC (Forest Stewardship Council - Hội đồng Quản lí rừng Quốc tế).

Tham gia thị trường các nước châu Âu, doanh nghiệp không chỉ phải đối mặt với những tiêu chuẩn chung, mà còn phải thỏa mãn những quy định riêng của từng nhà nhập khẩu hàng hóa, bởi lẽ các nhà nhập khẩu vẫn có thể đưa ra những quy định riêng cho hàng hóa trong hệ thống phân phối của mình.

Để tiếp cận được thị trường EU, hàng hóa cần vượt qua những rào cản về tiêu chuẩn. Hai vấn đề lớn nhất đối với hàng hóa xuất khẩu vào EU là an toàn thực phẩm và chất lượng. Mặt hàng nông sản của chúng ta còn nhiều điều hạn chế, đặc biệt là vấn đề chất lượng. Bởi lẽ chất lượng chưa đạt theo yêu cầu của thị trường, nên thời gian qua, dù hàng nông sản xuất vào EU nhiều, nhưng bán giá chưa cao. Riêng đối với mặt hàng cà phê , nếu sản phẩm cà phê của khu vực Tây Nguyên đáp ứng đủ tiêu chuẩn thị trường nhập khẩu thì mỗi năm có thể thu về thêm vài trăm triệu USD. Hiện mặt hàng cà phê xuất khẩu của các tỉnh như Đắc Lắc, Kon Tum... vẫn còn theo tiêu chuẩn cũ TCVN 4193-93. Tiêu chuẩn này không xếp hạng theo hàm lượng ẩm, tỉ lệ hạt vỡ và tạp chất trong cà phê.

Tiêu chuẩn TCVN 4193:2005, áp dụng cho cà phê xuất khẩu theo tiêu chuẩn chất lượng thế giới, chưa được thực hiện; dự kiến từ niên vụ cà phê 2009 sẽ áp dụng bắt buộc. Để chất lượng hàng nông sản nâng lên, đòi hỏi mọi hoạt động sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản trong nước cần đổi mới, từ khâu trồng trọt, chăn nuôi đến tiêu thụ.

Châu Âu là một thị trường có sức tiêu thụ lớn nhưng người tiêu dùng lại rất khó tính. Để thu hút được người tiêu dùng hàng hóa không chỉ có chất lượng “ngon” mà còn phải “bổ” cả mắt. Bởi thế các doanh nghiệp cần chăm sóc sản phẩm từ khâu in ấn đến màu sắc của nhãn mác trên bao bì.

Đặc biệt là mặt hàng thực phẩm, doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc, thành phần, hàm lượng dinh dưỡng cũng như hướng dẫn sử dụng. Còn đối với những mặt hàng đồ dùng thì việc công bố các chỉ tiêu về các nguyên liệu sử dụng trong sản xuất và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng là không thể thiếu.

Tiếp đó, ngôn ngữ cũng đóng vai trò quan trọng trong sự thành-bại của doanh nghiệp. Việc sử dụng ngôn ngữ địa phương để truyền đạt thông tin sẽ gây được ấn tượng sâu sắc và tạo niềm tin với người tiêu dùng.

Hàng nông sản Việt Nam không chỉ mới xuất khẩu dạng thô vào thị trường châu Âu mà thương hiệu cũng rất ít được biết đến. Người tiêu dùng chỉ biết tên tuổi của nhà làm ra sản phẩm chứ không quan tâm đến những thứ trong sản phẩm ấy xuất xứ từ đâu. Vì vậy, nếu chỉ mãi xuất khẩu sản phẩm thô sẽ không thể có được thương hiệu. Khi quyết định làm ăn tại thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xác định về năng lực kinh doanh của mình, chịu bỏ sức thực hiện hoạt động quảng bá tiếp cận thị trường và đổi mới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, vì một khi thương hiệu đã có thì giá trị hàng hóa sẽ được nâng lên cao hơn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ THÀNH PHỐ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w