Làm tốt công tác thông tin truyền thông, đưa thông tin đầy đủ, kịp thời về

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 37)

các giải pháp điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng.

Đồng thời trong thời gian này, NHNN cũng sẽ tích cực hỗ trợ thanh khoản đối với NHTM với kỳ hạn dài hơn, khối lượng lớn hơn so với trước đây, hỗ trợ thông qua tái cấp vốn và hoán đổi ngoại tệ và chỉ đạo các NHTM nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng vốn và điều chỉnh lãi suất giảm dần phù hợp diễn biến nền kinh tế.

Tuy nhiên, về lâu dài, khi các xu hướng đầu tư đã rõ nét, nền kinh tế dần ổn định thì việc tháo dỡ trần lãi suất huy động cũng sẽ được thực hiện nhằm tuân thủ các nguyên tắc trên con đường tự do hóa lãi suất đã lựa chọn.

Tính mốc từ năm 2004 đến nay

NHNN xác định lãi suất tái cấp vốn là lãi suất chủ đạo để điều hành nền kinh tế

Trên những cơ sở sau:

Lãi suất cơ bản thực chất chỉ là lãi suất tốt nhất của một ngân hàng áp dụng cho khách hàng; mặt khác cơ sở hình thành lãi suất cơ bản được tính toán dựa vµo lãi suất bình quân cuả một số ngân hàng, chưa phải là toàn bộ các ngân hàng, cũng chưa được tính toán dựa vµo lãi suất của các tổ chức tài chính phi ngân hàng là tổ chức góp thị phần khá lớn khoảng 20% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, từ đó lãi suất cơ bản chưa thực sự có vai trò tác động tích cực đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế, do đó cần phải thay đổi điều

hành lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước.

Nếu xác định lãi suất trên thị trường liên ngân hàng làm lãi suất điều hành thì lãi suất này cũng chưa phải là lãi suất chủ đạo.Bởi vì, tuy lãi suất này được thành lập theoquan hệ cung cầu về vốn nhưng là cung cầu giữa các ngân hàng trên thị trường, chứ chưa phải là lãi suất cho vay cuối cùng của NHNN đối với NHTM. Lãi suất này cũng không tác động trực tiếp đến việc NHNN quyết định đưa vốn vào hoặc rút vốn ra khỏi lưu thông thông qua kênh tín dụng để NHNN đưa ra chính sách tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng trong từng giai đoạn, thời kỳ của chính sách tiền tệ . Do đó, lãi suất này cũng không thể đóng vai trò chủ đạo được.

Nếu điều hành theo lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu: lãi suất này tuy là lãi suất cho vay cuối cùng của NHNN đối với NHTM, xuất phát từ nhu cầu vế vốn của các NHTM, nhưng chỉ làm được khi NHTM có các hối phiếu, chứng từ có giá, để đem chiết khấu hoặc chiết khấu lại. Lãi suất này cũng không tác động trực tiếp đến việc NHNN quyết định đưa vốn vào hoặc rút vốn ra khỏi lưu thông thông qua kênh tín dụng để NHNN có chính sách tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng trong từng giai đoạn, thời kỳ của chính sách tiền tệ. Do đó, đây cũng không phải là lãi suất chủ đạo để NHNN điều hành lãi suất.

Như vậy chỉ còn lãi suất tái cấp vốn có thể được xem như là lãi suất chủ đạo để NHNN điều hành cơ chế lãi suất

Để lãi suất tái cấp vốn thực sự là lãi suất chủ đạo, điều hành nền kinh tế, cần phải làm đồng bộ các việc sau:

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu kiểm soát được thị trường liên ngân hàng, theo dõi kịp thời diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, làm cơ sở nghiên cứu ban hành lãi suất tái cấp vốn.

Làm đồng bộ các công cụ điều hành chính sách tiền tệ như tỷ giá, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu, hạn mức tín dụng và kiểm soát khối lượng tiền cung ứng.

Dự báo sự biến động lãi suất theo tình hình kinh tế trong và ngoài nước, qua đó áp dụng các biện pháp định hướng lãi suất phù hợp với thực tế nền kinh tế.

NHNN nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy chế tái cấp vốn, quy chế chiết khấu-tái chiết khấu của NHNN đối với các NHTM theo hướng thông thoáng hơn

về điều kiện vay, hạn mức vay...

Theo thông lệ quốc tế, việc điều hành lãi suất cơ bản của nhiều Ngân hàng Trung ương trên thế giới là khung lãi suất, tức là Ngân hàng Trung ương quy định lãi suất cao nhất về huy động vốn ngắn hạn của NHTM nhằm bảo vệ quyền lợi bên gửi tiền và quy định lãi suất cao nhất cho vay ngắn hạn của NHTM nhằm bảo vệ quyền lợi bên vay vốn NHTM.Lãi suất tiền gửi 12 tháng gọi là sàn lãi suất, lãi suất cho vay ngắn hạn gọi là trần lãi suất.Từ sàn lãi suất đến trần lãi suất gọi là khung lãi suất. Sàn và trần lãi suất là bàn tay của Nhà nước, còn trong khung lãi suất là bàn tay của thị trường. Các NHTM được tự do định đoạt trong khung lãi suất, tức là mỗi NHTM có quyền nâng sàn lãi suất và hạ trần lãi suất để cạnh tranh với nhau mà không bị phạm luật. Thông thường chênh lệch giữa sàn lãi suất và trần lãi suất là 3,5%. Số 3,5% đó là các loại chi phí, tiền trả lương cho các cán bộ nhân viên ngân hàng, các quỹ… của NHTM. Ví dụ, hiện nay sàn lãi suất huy động của các NHTM là 14% còn trần lãi suất cho vay là 17,5%. Nên chăng NHNN Việt Nam cần tham khảo thông lệ quốc tế này để điều hành chính sách lãi suất hiện nay cho phù hợp hơn, góp phần chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

3.2. Điều kiện thực hiện

Thực tế việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ thời gian qua ở Việt nam cho thấy chính sách lãi suất là một bộ phận quan trọng trong chính sách tiền tệ. Sự vận động, thay đổi của chính sách lãi suất có tác động nhanh và mạnh mẽ đến thị trường tiền tệ, tín dụng, tạo ra các hiệu ứng rõ rệt với hoạt động của hệ thống NH và tác động tới nền kinh tế. Quá trình đổi mới cơ chế lãi suất lãi suất tiến tới tự do hoá hoàn toàn lãi suất của Việt nam thời gian qua đã được thực hiện từng bước thận trọng, phù hợp với cơ chế kinh tế của Việt nam trong từng giai đoạn phát triển. Tuy vậy, để cơ chế lãi suất mới phát huy được hết tác dụng thì đòi hỏi chúng ta phải:

Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và chắc chắn, hành lang pháp lý tương đối ổn định và hoàn chỉnh, hệ thống ngân hàng ổn định và hoạt động hữu hiệu, thị trường tài chính (bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán) hình thành và vận hành có hiệu quả, các nguồn lực trong nước đã được phân phối và sử dụng

có hiệu quả, các tổ chức kinh tế đều đảm bảo khả năng sử dụng vốn triệt để và có hiệu quả.

Nhà nước với các chính sách điều tiết vĩ mô nền kinh tế và định hướng cần tạo ra cho đất nước một thế đi lên vững mạnh trong cơ chế thị trường. Như vậy đòi hỏi ta phải có những phương án tổng thể đổi mới hoạt động hệ thống kinh tế quốc doanh theo hướng tinh gọn hiện đại, hiệu quả, nắm vững khâu then chốt của nền KTQD đóng vai trò định hướng đối với các thành phần kinh tế khác. Vấn đề là hiệu quả quản lý đạt tới mức độ đủ trang trải lãi suất cho người cấp vốn, làm nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, có lợi nhuận cho doanh nghiệp theo nguyên tắc tự hoàn vốn, tự tăng trưởng. Nó chính là nền tảng để ổn định xã hội, chấn hưng các quan hệ tài chính- tiền tệ trong nền kinh tế, là điều kiện mở rộng thị trường hàng hoá, thị trường tài chính, thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng và cũng là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện chính sách lãi suất, đưa ra được những mức lãi suất phù hợp với nền kinh tế.

ơ

KẾT LUẬN

Lãi suất là một công cụ quan trọng đặc biệt trong tay NHNN để hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ. Lãi suất là vấn đề hết sức nhạy cảm định và điều hành chính sách tiền tệ. Lãi suất là vấn đề hết sức nhạy cảm trong nền kinh tế, nó tác động đến mọi khâu của quá trình sản xuất , kinh doanh, tích luỹ, tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư...Lãi suất là một phạm trù kinh tế có tính hai mặt. Nếu xác định lãi suất hợp lý, nó sẽ là đòn bẩy quan trọng thúc đâỷ sản suất, lưu thông hàng hoá phát triển. Ngược lại một cơ chế lãi suất bất hợp lý sẽ là một nhân tố kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, có thể gây nên những cuộc khủng hoảng trầm trọng. Chính tính chất vô cùng quan trọng của lãi suất mà Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã nhiều lần điều chỉnh chính sách lãi suất của mình cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế. Trong hơn 15 năm đổi mới vừa qua, cơ chế lãi suất của NHNN đã được hoạch định và điều hành theo hướng tích cực, nới lỏng từng bước tiến tới tự do hoá, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong nước, mức độ hội nhập của nền kinh tế nước ta với thị trường tài chính khu vực và thế giới. Cơ chế

điều hành lãi suất trở nên kinh hoạt hơn, bám theo cung cầu vốn trên thị trường, dần dần mở rộng quyền chủ động xác định lãi suất kinh doanh cho trường, dần dần mở rộng quyền chủ động xác định lãi suất kinh doanh cho các tổ chức tín dụng để tăng khả năng cạnh tranh, nhưng vẫn đảm bảo sự kiểm soát và điều hành của NHNN đối với lãi suất trên thị trường tiền tệ. Cụ thể việc điều hành lãi suất trên thị trường thương mại theo cơ chế thị trường đã được thực hiện hoàn toàn đối với ngoại tệ và nội tệ, tạo ra sự thông thoáng trên thị trường tín dụng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình đổi mới hoạt động ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

-Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính; NXB Khoa học Kỹ thuật

1994 (Frederic S. Mishkin).

-Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ; Chủ biên PGS.TS Nguyễn

Hữu Tài; Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội, 2007.

-Tạp chí Tài chính và Tạp chí Phát triển Kinh tế các số trong năm

2008 và 2009

- Cục Quản lý cạnh tranh, Báo cáo cạnh tranh các NHTM năm 2009.

-Trang chủ của ngân hàng nhà nước Việt Nam

(http://www.sbv.gov.vn/vn/home/tinnghiencuu.jsp?tin=370)

-Trang web : http://vneconomy.vn/2012012207365875P0C6/ngan-

hang-nha-nuoc-se-lam-gi-trong-nam-2012.htmTài liệu tiếng Anh Tài liệu tiếng Anh

- Asso, P.F., Kahn, G.A., Lesson, R. (12/2007), The Taylor Rule and The Transformation of Monetary Policy, The Federal Reverse Bank of The Transformation of Monetary Policy, The Federal Reverse Bank of Kansas City, Economic Research Department.

- Liu, H.C.K., 21/2/2008, The Road To Hyperinflation Part 3: Inflation targeting, Asia Times Online, targeting, Asia Times Online,

(http://www.atimes.com/atimes/Global_Economy/JB21Dj02.html)

- Taylor Rule: http://en.wikipedia.org/wiki/Taylor_rule

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w