Tăng cường quảnlý sử dụng các loại rừng và đất rừng có hiệu quả

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của vùng trung du và miền núi phía bắc (Trang 25)

- Vì vùng có đặc điểm địa hình miền núi làm cho đất canh tác nông nghiệp theo đầu người thấp cho nên rừng và đất rừng trở thành tư liệu sản xuất chủ yếu đối với các đồng bào dân tộc.

- Đối với vùng núi cao, đầu nguồn, rừng sâu biên giới, điều kiện đất nông nghiệp càng ít hơn, rừng và đất rừng càng trở thành nguồn sống chính và nơi

thiêng liêng đến với các dân tộc. Vì vậy việc gieo đất giao rừng cho hộ gia đình ở miền núi tự chủ kinh doanh quản lý sử dụng hiệu quả các loại rừng phòng hộ.

- Đối với rừng phòng hộ núi cao, đầu nguồn rừng sâu biên giới, dân cư thưa thớt thì Nhà nước cần trực tiếp quản lý thông qua các hình thức tổ chức của các doanh nghiệp nông, lâm trường, trạm trại quốc doanh thu hút đồng bào các dân tộc.

- Đối với rừng đặc dụng: Cần tính toán để lại rừng kinh doanh sản xuất thích hợp cho cư dân tự nguyện ra khỏi rừng hoặc cùng với các doanh nghiệp Nhà nước quản lý.

- Đối với rừng kinh doanh sản xuất hàng hoá cần xác định phạm vi quản lý và sử dụng có hiệu quả chio từng doanh nghiệp Nhà nước số còn lại bàn giao cho chính quyền địa phương để giao khoán cho hộ gia đình kinh doanh, quản lý sử dụng lâu dài theo luật định.

- Vì vậy, tăng cường quảnlý sử dụng các loại rừng và đất rừng thông qua các doanh nghiệp Nhà nước trên cơ sở đổi mới cơ cấu quản lý là hết sức cấp thiết. Nó mang ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh, sắp xếp lại rừng và đất rừng để kinh doanh quản lý có hiệu quả.

c.Thực hiện chính sách kinh tế- xã hội nhằm mục tiêu phát triển sản xuất hàng hoá đi đôi với viêc “xoá đói giảm nghèo”.

- Vấn đề lớn nhất hiện nay là sở hữu đất đai còn nhiều vướng mắc do quan niệm xưa nay rừng núi vốn thuộc sở hữu của đồng bào các dân tộc, vì vậy quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi thành lập các nông - lâm trường quốc doanh, đưa đồng bào miền xuôi lên xây dựng các vùng kinh tế mới nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa những người đi khai hoang với những người địa phương (sở tại).

- Tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trọng làm cho tiềm năng đất đai, khí hậu, môi trường sinh thái bị mất cân bằng, phá huỷ nặng nề. Tình trạng khai thác khoáng sản, đá quý tự do, thiếu sự quản lý chặt chẽ gây ra lãng phí mất mát tài nguyên và ô nhiễm môi trường, nguồn nước ở nhiều vùng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của vùng trung du và miền núi phía bắc (Trang 25)