Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển và mở cửa hội nhập của Bưu điện Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ Viễn thông trong thời gian qua (Trang 37 - 41)

1. Những thành tựu

Trong thời gian qua, do đón đầu được công nghệ, đi thẳng vào kỹ thuật hiện đại và không ngừng cập nhật công nghệ mới một cách có chọn lọc nên Viễn thông Việt Nam đã đạt được những thành tựu sau:

+ Trình độ công nghệ Viễn thông Việt Nam hiện tại đã đạt ngang tầm với các nước có nên công nghiệp phát triển. Công nghệ, kỹ thuật số là công nghệ hiện đại và mới nhất trong Viễn thông hiện nay. Sử dụng loại thiết bị công nghệ này, Việt Nam có thể chủ động phát triển mạng lưới Viễn thông của mình, không những hiện tại và cả trong tương lai. Mạng Viễn thông Việt nam có thể hoà nhập đấu nối được với các mạng thông tin hiện đại của khu vực và thế giới

+ Mạng Viễn thông Việt Nam với kỹ thuật hiện đại đã mở ra nhiều loại hình dịch vụ mới, ứng dụng rộng rãi tin học trong tất cả các lĩnh vực quản lý, khai thác, sản xuất, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước.

+ Viễn thông Việt Nam đã vận dụng linh hoạt các mối quan hệ hợp tác quốc tế đa phương cũng như song phương nhằm tranh thủ kinh nghiệm khai thác quản lý, công nghệ và vốn của các tổ chức quốc tế, các cơ quan quản lý Bưu điện của các nước và của các hãng khai thác, sản xuất Viễn thông trên thế giới.

+ Việc tách quản lý Nhà nước và sản xuất kinh doanh trong tổ chức ngành Bưu điện đã tạo điều kiện cho công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông dần đi vào nề nếp và có hiệu quả góp phần vào sự phát triển không ngừng của Viễn thông Việt Nam trong thời gian qua. Bước đầu tạo dựng được môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông phát triển sản xuất kinh doanh.

+ Tốc độ tăng trưởng máy điện thoại bình quân giai đoạn 1991 - 1997 đạt trên 40%. Đóng góp của dịch vụ Viễn thông vào GDP đã tăng từ 0,2% GDP năm 1991 lên 1,45% năm 1997.

2. Những tồn tại:

+ Cơ sở hạ tầng Viễn thông Việt Nam tuy có tốc độ phát triển và hiện đại hoá nhanh so với một sô ngành khác trong nước nhưng do xuất phát điểm rất thấp nên về quy mô và năng lực mạng lưới còn nhỏ bé, yếu kém so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. So với thế giới thì mật độ điện thoại của Việt Nam còn thấp so với mức bình quân của Thế giới (Bình quân Thế giới là 12 máy/100 dân). Còn so với các

nước trong khu vực thì mật độ điện thoại của Việt Nam chỉ cao hơn các nước Lào, Campuchia và Myanmar

(xem thêm phụ lụcII)

+ Tuy Nhà nước đã chủ trương đưa cạnh tranh vào lĩnh vực Viễn thông song cho đến nay về thực chất Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) vẫn gần như độc quyền, các nhà khai thác dịch vụ mới triển khai hoạt động chậm. Nhiều lĩnh vực ở khâu đầu cuối như bán lại dịch vụ, làm đại lý... Có thể thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia nhưng chưa làm được bao nhiêu điều này hạn chế việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thông qua tập dượt cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ở trong nước.

+ Doanh nghiệp chủ đạo là Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, lâu nay hoạt động trong môi trường độc quyền trong một thời gian dài cho nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi chuyển sang môi trường canh tranh, nhất là cạnh tranh quốc tế vì các lý do bất cập về cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, hiệu suất lao động...

+ Cơ chế hạch toán phụ thuộc với phương thức quản lý giao nộp chậm được đổi mới. Về thực chất, vẫn còn tồn tại cách quản lý cấp phát - giao nộp, chưa phân cấp thích đáng đi đôi với việc giao trách nhiệm và kiểm tra chặt chẽ đối với các đơn vị này, hạn chế sự chủ động của các đơn vị cơ sở, tạo nên sự ỷ lại trông chờ vào sự bao cấp của công ty. Tổng công ty cũng chưa hạch toán chính xác, tính đúng chi phí thực của từng loại dịch vụ làm cơ sở hình thành các phương án giá cước để làm cơ sở cho việc chuyển một số đơn vị chuyên ngành hạch toán phụ thuộc thành hạch toán độc lập và thực hiện cổ phần hoá. Trong điều kiện hiện nay Tổng công ty chưa thực sự phải đối mặt với cạnh tranh trong nước cũng như quốc tế. Nhưng nếu Tổng công ty không kịp thời đổi mới tổ chức, quản lý trở nên năng động hơn, năng suất lao động cao hơn để từ đó có khả năng cạnh tranh mạnh hơn thì sự phát triển của Tổng công ty sẽ gặp khó khăn không lường trước được nhất là khi nước ta mở cửa thị trường dịch vụ, hội nhập quốc tế.

+ Các văn bản pháp luật hiện nay chưa tạo được môi trường pháp lý hoàn chỉnh để đủ sức điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực Viễn thông, còn thiếu nhiều văn bản pháp luật như Luật Viễn thông, về cạnh tranh, về cước phí, mối quan hệ và chính sách về kinh doanh và công ích trong môi trường cạnh tranh. Chưa tạo được một "sân chơi" bình đẳng, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp... để chuẩn bị cho việc mở cửa, hội nhập.

Các cơ chế, chính sách còn chưa đủ thông thoáng để có thể huy động tốt hơn các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước cũng như việc huy động tiềm lực của các thành phần kinh tế trong nước đầu tư cho phát triển Viễn thông.

+ Để duy trì được tốc độ phát triển cao và bền vững từ nay đến năm 2020 đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn (từ nay đến năm 2010 cần khoảng 13 tỷ USD, đến 2020 cần khoảng 25 tỷ USD). Nhưng trên thực tế, do chính sách đầu tư hiện hành, ngoài vốn Nhà nước vốn nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực Viễn thông chiếm tỷ trọng khá lớn, chủ yếu theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC. Theo các hợp đồng hợp tác kinh doanh , bên nước ngoài không được tham gia quản lý điều hành kinh doanh, nhưng họ vẫn đầu tư vì đầu tư vào Viễn thông dễ sinh lợi và ít rủi ro. Việc các thành phần kinh tế trong nước chưa được tham gia đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực dịch vụ Viễn thông đã hạn chế việc nâng cao nội lực và tỷ trọng vốn trong nước. Mặt khác trong thời gian tới khi việc cạnh tranh trên thị trường Viễn thông trở nên quyết liệt hơn, rủi ro đối với các nhà đầu tư sẽ lớn hơn thì các hình thức đầu tư hiện hành sẽ không còn hấp dẫn và phù hợp với các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy cần phải xem xét cho phép các hình thức đầu tư khác hấp dẫn hơn có thể là liên doanh, BOT, BT, BTO.

+ Mô hình quản lý Nhà nước hiện nay chưa tương xứng với cơ quan quản lý ngành Bưu điện đang phát triển rất nhanh trong điều kiện mở cửa thị trường, thúc đẩy cạnh tranh, hội nhập quốc tế, hội tụ về công nghệ, Viễn thông, tin học và phát thanh truyền hình. Trách nhiệm chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, chỉ đạo phổ cập các dịch vụ cơ bản , phục vụ công ích chưa được quy định rõ ràng. Hiện tại, Tổng cục Bưu điện thiếu hẳn các tổ chức chuyên môn làm các công việc nghiên cứu chính sách, pháp luật, quy hoạch phát triển mạng lưới và dịch vụ Viễn thông trong xu thế mở cửa và hội nhập với thế giới về Viễn thông.

+ Đội ngũ cán bộ quản lý, quản lý sản xuất kinh doanh đủ sức quản lý và phát triển Viễn thông Việt Nam trong môi trường mở cửa và hội nhập với kinh tế thế giới còn thiếu cả về số lượng, yếu về năng lực trình độ, tư duy trong môi trường cạnh tranh quốc tế.

+ Về vấn đề dịch vụ công ích:

- Về phía cơ quan quản lý Nhà nước: Việc phục vụ công ích và việc phổ cập các dịch vụ cơ bản đáng lẽ Nhà nước phải giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông và có các điều kiện kèm theo như đối với các doanh nghiệp công ích (vĩ mô), nhưng về vấn đề này không được quy định rõ ràng mà để Tổng công ty quyết định và tự cân đối trong kế hoạch kinh doanh.

- Về phía các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công ích: Cho đến nay mặc dù đã có 3 công ty cùng khai thác dịch vụ Viễn thông nhưng chỉ có duy nhất Tổng công ty Bưu chính Viễn thông được Nhà nước giao nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công ích trong lĩnh vực Viễn thông. Các dịch vụ công ích chủ yếu mà Tổng công ty cung cấp là: Bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của các cơ quan Đảng và Nhà nước, phục vụ an ninh, quốc phòng, ngoại giao, các đơn vị hành chính sự nghiệp; Phát triển mạng lưới và cung cấp các dịch vụ Viễn thông ở các vùng sâu, vùng xa là những nơi mà việc kinh doanh hầu như không có lãi, hoạt động chủ yếu mang tính chất phục vụ nhằm đáp ứng các mục tiêu chính trị của Nhà nước là phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội ở các vùng sâu, vùng xa. Để đảm bảo cho việc cung cấp các dịch vụ nói trên, Tổng công ty thực hiện lấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bù lỗ cho các hoạt động dịch vụ mà chủ yếu từ lợi nhuận dịch vụ điện thoại (chủ yếu là điện thoại quốc tế). Vấn đề quan trọng là: hiện tại Tổng công ty không còn là doanh nghiệp duy nhất hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Viễn thông, thị trường Viễn thông đã xuất hiện thêm hai doanh nghiệp, đó là: Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn và Công ty điện tử Viễn thông quân đội cùng tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ Viễn thông. Mức độ cạnh tranh hiện nay tuy không gay gắt, song rõ ràng đây là điều mà Tổng công ty phải tính đến trong tương lai không xa. Mặt khác xu hướng tự do hóa và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông và giảm cước Viễn thông quốc tế sẽ dẫn đến những khó khăn lớn đối với Tổng công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ.

+ Về giá cước dịch vụ Viễn thông

Quá trình hội nhập với thế giới,xu thế hội tụ của các dịch vụ Viễn thông do sự phát triển của công nghệ mới, thêm một số doanh nghiệp tham gia vào thị trường dịch vụ Viễn thông ...nhưng cơ chế quản lý giá cước trong thời gian qua đã không còn phù hợp và có nhiều bất hợp lý, cụ thể :

- Cơ chế quản lý giá cước được quy định ở nhiều văn bản khác nhau,có những quy định mang tính tạm thời không còn phù hợp với pháp luật hiện hành

- Cơ chế quản lý giá cước chưa thoát ly hoàn toàn tư tưởng bao cấp qua giá - Nhà nước còn can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp của doanh nghiệp,thể hiện qua việc quy định những mức giá cước cụ thể. Vì vậy chưa thực sự đảm bảo quyền tự chủ và đề cao trách nhiệm của các doanh nghiệp mà các văn bản pháp luật mới ban hành trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển và mở cửa hội nhập của Bưu điện Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ Viễn thông trong thời gian qua (Trang 37 - 41)