Trường hợp số tiền trốn thuế dưới 50 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế trước đó hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc các tội sản xuất, buôn bán hàng

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO THU NHẬP (Trang 31 - 33)

trốn thuế trước đó hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc các tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi ; tội kinh doanh trái phép; tội đầu cơ … nhưng chưa được xóa án tích.

a. Đặc điểm của xử lý hình sự về hành vi trốn thuế.

Không giống với xử phạt vi phạm hành chính về thuế, chủ thể tiến hành xử lý hình sự đối với tội trốn thuế là các cơ quan tố tụng: cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thẩm quyền. Trong đó, chỉ có tòa án mà cụ thể là hội đồng xét xử mới có thẩm quyền quyết địnhco1 hay có khong có hành vi phạm tội trong lĩnh vực quản lý thuế.

Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hình sự là các cá nhân (không bao gồm tổ chức). Trường hợp các chủ thể của hành vi trốn thuế là các tổ chức thì hoặc/và là cá nhân người đại diện theo pháp luật của tổ chức hoặc/và những cá nhân khác có liên quan sẽ bị xử lý hình sự.

Căn cứ pháp lý để xử lý là Bộ luật Hình sự năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc xử lý hình sự đối với tội trốn thuế phải tuân thủ về mặt cấu thành tội phạm, về thời hiệu xử lý, việc quyết định hình phạt phải tuận thủ các quy định về tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ…

Trình tự, thủ tục xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế phải tuân thủ quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi

hành. Vì trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm nặng nề nhất, ảnh hưởng đến nhân thân của người phạm tội nên trình tự, thủ tục xử lý là rất chặt chẽ.

b. Khái niệm.

Trên cơ sở việc phân tích các đặc điểm trên, có thể đưa ra khái niệm như sau: xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất khi hành vi thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm, được tiến hành theo trình tự thủ tục chặt chẽ và chỉ được áp dụng đói với cá nhân vi phạm.

2. Cấu thành tội trốn thuế.

Mặt khách quan: thỏa mãn một trong 2 dấu hiệu sau:

- Số tiền trốn thuế trên 50 triệu đồng.

- Trường hợp số tiền trốn thuế dưới 50 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế trước đó hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc các tội sản xuất, buôn bán hàng trốn thuế trước đó hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc các tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi ; tội kinh doanh trái phép; tội đầu cơ … nhưng chưa được xóa án tích.

Khách thể: là quan hệ quản lý nhà nước về thuế đãm bảo thu đúng, thu đủ số tiền thuế phát sinh vào ngân sách nhà nước.

Mặt chủ quan: Lỗi của chủ thẻ vi phạm là lỗi cố, chủ thể vi phạm nhận thức được hành vi của mình là trái với quy định của pháp luật và nhận thức rõ hậu quả pháp lý bất lợi có thể xảy ra. Mặt chủ quan của tội trốn thuế không cần chứng minh động cơ và mục đích.

Chủ thể: Chủ thể bị xử lý hình sự là cá nhân từ 16 tuổi trở lên, có năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật (do mức cao nhất cảu hình phạt đối với tội trốn thuế là 7 năm tù giam – thuộc nhó tội phạm nghiêm trọng).

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO THU NHẬP (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w