Mô hình suy diễn

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC MÔ HÌNH BIỂU DIỄN TRI THỨC VÀ DEMO CHƯƠNG TRÌNH NHẬN DẠNG ĐỘNG TAM GIÁC –TỨ GIÁC (Trang 28)

III. Demo chương trình nhận dạng tam giác và tứ giác

3.2 Mô hình suy diễn

• Chương trình nhận dạng tam giác và tứ giác đưa ra kết luận đó là hình gì dựa trên các đặc điểm (thuộc tính) nổi bật của nó. (Các thuộc tính này được xây dựng sẵn trong phần cơ sở tri thức).

• Đối với mỗi thuộc tính, chương trình sẽ ghi nhận giá trị có hay không có thuộc tính đó thông qua câu trả lời của người dùng, và đưa ra kết luận về hình đó dựa trên các đặc tính mà nó có.

• Chương trình sử dụng suy diễn tiến dựa trên các luật để tìm được đáp án.

Biểu diễn tri thức:

Tri thức của chương trình nhận dạng tam giác và tứ giác gồm tập các sự kiện (gồm các đặc điểm của tam giác và tứ giác), tập luật và các câu hỏi cho người dùng.

• Các sự kiện được biểu diễn trong file text Events.txt gồm 2 phần

AttributeValue.

 Ví dụ cho các sự kiện:”7.Có 1 góc bằng 60 độ”; “8.Có 1 góc không bằng 60 độ”; “9.Có 2 cạnh song song ”; “10.Không có 2 cạnh song song”…

• Các luật được biểu diễn trong file Rules.txt gồm 2 mệnh đề mỗi luật, dạng luật dẫn If….then.

Ví dụ, hình đó là hình thoi nếu nó thỏa mãn các sự kiện: 1,9,11,14,15; tương ứng với các sự kiện: có 4 cạnh (1),có 2 cạnh song song (9), có 2 cạnh vừa song song vừa bằng nhau (11), không có góc 4 vuông (14), có 4 cạnh bằng nhau (15) .

• Các câu hỏi cho người dùng để lấy các sự kiện được xây dựng sẵn dựa trên các file Evenst.txt.

Cách thức suy diễn:

Hoạt động của chương trình là đi chứng minh hình đó là một hình nào đó dựa trên cơ sở tri thức và sự lựa chọn trả lời có hay không một thuộc tính nào đó của người dùng.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC MÔ HÌNH BIỂU DIỄN TRI THỨC VÀ DEMO CHƯƠNG TRÌNH NHẬN DẠNG ĐỘNG TAM GIÁC –TỨ GIÁC (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w