Các nước đang và chậm phát triển.

Một phần của tài liệu Tính tất yếu khách quan của hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực dịch vụ Viễn thông Việt Nam (Trang 28 - 30)

IV. Kinh nghiệm và lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông các nước trong khu vực và trên thế giới.

3.Các nước đang và chậm phát triển.

Hiện trạng Viễn thông của các nước đang và chậm phát triển đều ở tình trạng thua kém xa các nước phát triển và công nghiệp mới cả về mạng lưới và dịch vụ. Năng lực các công ty nội địa thì rất hạn chế cả về công nghệ, trình độ quản lý và khả năng cạnh tranh. Các công ty nội địa chưa đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu thông tin trong

nước và lại càng không phải là đối thủ của các công ty thuộc các nước công nghiệp phát triển và các nước công nghiệp mới. Trong điều kiện xuất phát điểm thấp như vậy cho nên hầu hết các nước này đều duy trì độc quyền Nhà nước trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Viễn thông. Tuy nhiên, để đạt được quyền lợi khác trong thương mại khi tham gia WTO như: Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc MFN, vị thế trên thị trường thương mại quốc tế, khả năng thu hút vốn đầu tư, công nghệ, lợi ích kinh tế trong các ngành kinh tế khác..., đồng thời dưới sức ép của các nước công nghiệp phát triển nên các nước này buộc phải tham gia thoả thuận trong Hiệp định về Viễn thông cơ bản trong GATS/WTO. Các nước này đều phải chấp nhận việc tự do hoá và tư nhân hoá ở một mức độ nào đó. Họ đều đưa ra một lộ trình khoảng thời gian tương đối dài, trung bình từ 7-10 năm để xem xét vấn đề này. Ví dụ như Jamaica cam kết đến 2013 mới xét đến việc tự do và cạnh tranh, Nam Phi năm 2003,... Mốc mà các nước đưa ra không có nghĩa là đến thời điểm đó nước đưa ra cam kết phải mở cửa cạnh tranh toàn bộ mà là đến thời điểm đó thì nước đưa ra cam kết mới xét đến việc tự do hoá và cạnh tranh quốc tế Hiện nay các nước đang phát triển, chậm phát triển cũng cam kết mở cửa đối với một số dịch vụ. Tuy nhiên, các dịch vụ mở cửa đa số là các dịch vụ giá trị gia tăng.

Ví dụ: Nam Phi

Công ty thuộc sở hữu Nhà nước Telkom độc quyền trong khai thác dịch vụ Viễn thông. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, chính phủ Nam Phi đã thông báo việc bán 20- 30% cổ phần của công ty này. Đối tượng mua cổ phần là các cá nhân, công ty trong và ngoài nước.

Còn trong lĩnh vực dịch vụ điện thoại di động thì có hai công ty đang khai thác đó là công ty Volacom và Công ty MTN. Ngoài ra, theo tạp chí Global Telecom Business thì có một vài Ngân hàng của Nam Phi khai thác các dịch vụ gọi lại quốc tế và bán lại.

Trong cam kết về dịch vụ cơ bản GBT trong hiệp định GAST/WTO, đến năm 2003 Nam Phi sẽ chấm dứt độc quyền và cho phép thành lập một công ty khai thác thứ hai đối với các dịch vụ chuyển mạch công cộng và trên hạ tầng Viễn thông gồm thoại, truyền số liệu, Telex, Fax, thuê kênh riêng và dịch vụ vệ tinh. Ngoài ra xem xét việc cho phép thành lập thêm các công ty khai thác mới về các dịch vụ chuyển mạch công cộng vào năm 2003. Không giới hạn số lượng các nhà cung cấp dịch vụ nhắn tin, thông tin cá nhân và hệ thống trung kế. Về dịch vụ thông tin di động vẫn chỉ duy trì hai nhà cung cấp nói trên. Dịch vụ bán lại sẽ được tự do trong khoảng thời gian 2000 - 2003. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, mua cổ phần các công ty trong nước được giới hạn ở mức 30%.

Một phần của tài liệu Tính tất yếu khách quan của hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực dịch vụ Viễn thông Việt Nam (Trang 28 - 30)