Biểu tượng Nho giáo xuất hiện trờn cỏc điêu khắc Phật giáo.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam (Trang 35)

Các biểu tượng Nho giáo xuất hiện trờn cỏc điêu khắc Phật giáo thường ít ỏi và thiếu đậm nét hơn trờn cỏc cỏc

chạm khắc trong đình làng. Bởi nghệ thuật điêu khắc Phật giáo có những nguyên tắc riêng, quy chuẩn riêng. Tuy nhiên, văn hóa nghệ thuật Việt Nam vốn không có mấy sự tách bạch quá rõ ràng trong các hệ tư tưởng Nho – Phật – Đạo, nờn cỏc yếu tố Nho giáo được tìm thấy trờn cỏc điêu khắc Phật giáo cũng không cú gỡ qua ngạc nhiờn.Như chúng ta biết rằng, đối với Phật giáo Việt Nam thế kỷ XV là sự ngưng trệ, nhưng khi chính quyền chuyển sang

tay nhà Mạc, các chính sách tôn giáo được nới lỏng, Phật giáo đã phục hưng trở lại. Lúc này thương nghiệp phát triển mạnh. Quan Âm vốn là vị Phật cứu

Tượng Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)

khổ cứu nạn ngay lập tức khi nghe thấy lời nguyện cầu và đặc biệt hay ra tay cứu giúp cho các thương thuyền bị nạn. Do vậy đạo Phật giai đoạn này, tục thờ và hình tượng Quan Âm được xem như là một hiện tượng đặc biệt phát triển nở rộ ở khắp nơi. Hệ thống cỏc chựa thờ Quan Âm ở các triền sông xuất hiện. Theo các dạng thức điêu khắc tượng Quan Âm cũng phát triển mạnh, và ở đó đồng thời cũng thể hiện ra những nguyện cầu khác nhau của dân gian không chỉ là cứu khổ cứu nạn hay phù hộ cho các thương thuyền. Một trong những nguyện cầu đó cũng như chạm khắc ở đình làng là sự hiển đạt của thế hệ sau. Tượng Phật Quan Âm ở chùa Mễ Sở (Hưng Yên), ngay chính bản thân tượng Phật Quan Âm đó có bố cục độc đáo. Độc đáo và sáng tạo nhất là tác giả đã tạo ra vòng hào quang toả ra từ Đức Phật bằng cách xếp 900 cánh tay nhỏ thành bố cục hình tròn phía sau tượng Phật. Trong vô số các bảo vật mà Quan Âm Thiên Thủ Thiờn Nhón cầm với ý nghĩa hóa độ chúng sinh, có sự xuất hiện nghiờn, bỳt hay cuốn thư biểu tượng của sự học vấn. Đõy là một mảng chạm trên một điờu khắc tách rời, một chi tiết không lớn nhưng lại quan trọng trong ngữ nghĩa biểu hiện. Tác giả tạo được sự kết hợp hợp lý và rất sáng tạo giữa tượng Phật và vòng hào quang. Tất cả tạo nên một tổng thể hài hoà, đối xứng. Ở pho tượng, tác giả sử dụng sử tương phản kết hợp giữa mảng lớn, mảng nhỏ, mảng dọc, mảng ngang, các thế hướng thay đổi rất phong phú. Mỗi chi tiết dù nhỏ hay lớn đều thể hiện sự chau chuốt tỷ mỉ. Sự phá thế, thay đổi đường hướng sẽ làm cho bố cục phong phú, không nhàm chán, thu hút được người xem không chỉ quan sát phần tượng mà cả từng chi tiết mà tượng Phật Quan Âm biểu hiện.

Ngoài ra một biểu tưởng khác liên quan đến hệ tư tưởng Nho giáo đó là các hình tượng bát bửu được xuất hiện khá phổ biến trờn cỏc bệ tượng Phật từ sau thế kỷ XVII. Các hình tượng bát bửu gồm cả của Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Bát bửu của Nho giáo bao gồm : cuốn thư, quạt vả, bút nghiên, kiếm sỏo, đỏn, bầu rượu, túi thơ. Những vật phẩm này cũng không mang tính nhất quán, mà có thể thay đổi hoặc ảnh hưởng của các hệ tư tưởng khác. Hình ảnh của Bát bửu Nho giáo được tìm thấy xuất hiện sớm nhất trên bệ tượng Phật của chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) với hình ảnh của cuốn thư và ống quyển. Đây chỉ là một họa tiết trang trí có tính chất phụ trợ trên bệ tượng, nờn nú không mang nhiều ý nghĩa đối với pho tượng, mà có thể chúng được đưa vào như một thói quen của nghệ nhân tạc tượng. Phải đến thời Lê Mạt ( thế kỷ XVIII) thì những hình ảnh biểu trưng sự học, đầy đủ và phong phú về thể loại. Những vật dụng đó đều được cuộn lại bởi dải mây, nâng niu và bay bổng. Tất cả là những mảng chạm gỗ, những vật dụng quen thuộc của nhà Nho mới được tìm thấy nhiều tại đình Kim Hoàng (Xuân Canh - Từ Liêm – Hà Nội), hay cửa lầu Ngọ Môn (Đại Nội Huế).

Hình “Cuốn thư và ống quyển” bệ chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)

Hình “Hình tù và, hình bầu rượu và kiếm”.

Chạm gỗ, đình Kim Hoàng (Xuân Canh - Từ Liêm – Hà Nội)

Cách chạm tự nhiên, thoải mái, rõ ràng đã tạo được một phong cách hầu như không biểu lộ về bài bản sẵn có nào, mà vẫn phản ánh được thực tế cuộc sống. Nhìn chung, các nét chạm thuần thục, nhiều mảng có giá trị cao về điêu khắc, them vào đó là tình bay bồng uốn quanh của dải mây hay dải của lụa. Khi chạm mảng đề tài này người nghệ nhân cũng chú ý đến đường hướng thay đổi trong bố cục cho hình. Sự chắc khoẻ, cứng, thẳng của kiếm, tù và, cuốn thư, ống quyển thì cần phải có sự mềm mại, uyển chuyển của dải mây, để cho bố cục, hình thể không bị khô cứng mà người xem vẫn thấy vô cùng thích thú.

Sự hiện diện của Nho giáo trờn cỏc điêu khắc Phật giáo cho dù ít ỏi nhưng chúng cho thấy tính chất khúc xạ mạnh mẽ của hệ tư tưởng này, đồng thời là những minh chứng phong phú cho tính hỗn dung của văn háo truyền thống Việt Nam.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w