*Công ty liên doanh, liên kết phù hợp với quy định hiện hành * Các dòng tiền nội bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hiện trạng khung pháp lý về Báo cáo tài chính ở việt nam và thực trạng về báo cáo tài chính hợp nhất tại Tập đoàn Kinh tế Hoàng Hà (Trang 139)

2007 2006 Vốn chủ sở hữu 200.000 100.000 Lợi ích của cổ đông thiểu số 85.000 68.000

chuyển tiền tệ.

Lợi ích của cổ đông thiểu số đầu kỳ 68.000 Cộng: lợi nhuận của cổ đông thiểu số 25 .000 93.000 Lợi ích của cổ đông thiểu số cuối kỳ 85 .000 Cổ tức đã trả cho cổ đông thiểu số 8 .000

* Công ty liên doanh, liên kết

Các công ty liên doanh, liên kết không thuộc tập đoàn do đó các dòng tiền phát sinh giữa tập đoàn và công ty liên kết cần phải được phản ánh trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Cổ tức nhận về từ công ty liên doanh, liên kết là khoản mục phổ biến nhất và được trình bày trong phần lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các dòng tiền khác như: các khoản cho vay hoặc đi vay… từ công ty liên kết được trình bày vào luồng tiền phù hợp với quy định hiện hành.

* Các dòng tiền nội bộ

Các dòng tiền nội bộ không được trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất. Vì báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được lập trên cơ sở bảng cân đối kế toán hợp nhất và báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất nên những khoản mục nội bộ đã được loại trừ trong quá trình hợp nhất và không cần thiết phải thực hiện thêm các điều chỉnh khác.

3.3.2. Hoàn thiện Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tập đoàn kinh tế Hoàng Hà

Tập đoàn KTHH bao gồm công ty mẹ và các công ty con được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005. Trong quá trình hoạt động Tập đoàn KTHH tuân thủ theo pháp luật Việt Nam, công tác quản lý tài chính kế toán của Tập đoàn được đặc biệt coi trọng vì phương châm của Tập đoàn là “ Minh bạch tài chính - khẳng định thương hiệu - Vì lợi ích chung của tập đoàn”. Do vậy trong nhiều năm qua công tác tài chính kế

toán của Tập đoàn ngày càng được hoàn thiện trên cơ sở tuân thủ pháp luật về kế toán Việt Nam và phù hợp với đặc điểm hoạt động của tập đoàn. Hàng năm công tác cán bộ và biên chế cán bộ trong lĩnh vực tài chính kế toán của Tập đoàn được quan tâm hàng đầu, kế hoạch đào tạo và cập nhật kiến thức của đội ngũ kế toán cũng được đề cập trong Nghị quyết hàng năm của Tập đoàn. Mặc dù công tác lập BCTCHN của Tập đoàn đã đáp ứng được yêu cầu lập và cung cấp BCTCHN cho các đối tượng liên quan của tập đoàn nhưng vẫn tồn tại những nhược điểm cần phải hoàn thiện để BCTCHN của Tập đoàn phát huy hết tác dụng vốn có của nó. Sau đây là một số nội dung hoàn thiện công tác lập BCTCHN của Tập đoàn KTHH mà tác giả đề cập đến.

3.3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện công tác thiết kế, thu thập thông tin phục vụ lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tập đoàn kinh tế Hoàng Hà

Thứ nhất, đối với bố trí kế toán làm công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Hiện nay, BCTCHN của Tập đoàn KTHH được công ty mẹ lập theo định kỳ hàng năm. Đến kỳ lập BCTCHN, Ban tài chính kế toán của Công ty mẹ thành lập “Tổ công tác hợp nhất” để thực hiện công tác lập BCTCHN của Tập đoàn. “Tổ công tác hợp nhất” có nhiệm vụ thu thập thông tin, kiểm tra, xử lý số liệu và vận dụng các kỹ thuật hợp nhất để lập BCTCHN của Tập đoàn. Sau khi công tác lập BCTCHN hoàn thành “Tổ công tác hợp nhất” tự giải thể. Với việc tổ chức nhân sự như vậy Tập đoàn có ưu điểm là không phải bố trí nhân sự riêng cho công tác hợp nhất, giảm chi phí. Nhưng thực tế cho thấy việc bố trí nhân sự này có rất nhiều hạn chế trong công tác lập BCTCHN của Tập đoàn như việc không cập nhật và giám sát thường xuyên các giao dịch mua bán công ty, các hoạt động đầu tư, giao dịch nội bộ của Tập đoàn, nhân sự trong “Tổ công tác hợp nhất” hàng năm có sự thay đổi lớn do vậy việc lập BCTCHN của Tập đoàn thiếu kinh nghiệm và tốn kém thời gian. Các hạn chế trong BCTCHN của Tập đoàn phần lớn là do nguyên nhân về nhân sự kế toán của Tập đoàn.

Do vậy Tập đoàn KTHH cần có sự sắp xếp nhân sự phù hợp để phục vụ công tác lập BCTCHN được hiệu quả hơn nữa. Cần thiết phải có bộ phận, cán bộ chuyên trách vấn đề này không những tại Công ty mẹ mà còn phải bố trí cán bộ chuyên trách tại các Công ty con trong phạm vi hợp nhất của Tập đoàn có như vậy ngay từ khâu phát sinh các nghiệp vụ trong phạm vi điều chỉnh của BCTCHN thì các cán bộ chuyên trách tại các công ty mới biết cách xử lý và ghi chép số liệu phục vụ công tác hợp nhất BCTC của Tập đoàn.

Thứ hai, đối với việc thiết kế, thu thập thông tin lập báo cáo tài chính hợp nhất

* Công tác kế toán lập Báo cáo tài chính riêng của các công ty trong phạm vi hợp nhất của Tập đoàn KTHH.

Mặc dù các công ty trong phạm vi hợp nhất của Tập đoàn đã thống nhất áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Nhưng hệ thống chứng từ và sổ kế toán chưa được mở đầy đủ theo yêu cầu quản lý và lập BCTCHN. Do vậy các thông tin tài chính kế toán trên BCTC riêng của các công ty chưa thực sự đầy đủ nhất là các thông tin trên Thuyết minh BCTC riêng còn rất sơ sài. BCTCHN được lập trên cơ sở các BCTC riêng của các công ty trong phạm vi hợp nhất của Tập đoàn, chất lượng thông tin trên BCTCHN phụ thuộc vào chất lượng thông tin của các BCTC riêng. Do vậy công tác lập BCTC riêng của Tập đoàn cần được hoàn thiện hơn nữa ở tất cả các khâu từ việc tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức hình thức kế toán, tổ chức bộ máy kế toán…đến khâu tổ chức lập BCTC.

* Thiết lập sổ kế toán chi tiết phục vụ công tác lập BCTCHN của Tập đoàn KTHH.

Các công ty trong phạm vi hợp nhất của Tập đoàn đã thiết kế sổ chi tiết theo dõi các thông tin liên quan đến quan hệ công ty mẹ - công ty con và ghi chép các giao dịch nội bộ như để phản ánh giá vốn đầu tư và tỷ lệ lợi ích kinh tế vào từng công ty con riêng rẽ, Công ty mẹ sử dụng sổ kế toán hợp nhất: Sổ kế toán chi tiết theo dõi vốn góp vào các công ty con (Phụ lục 2.1); Sổ kế toán

chi tiết theo dõi phần lợi ích cổ đông thiểu số (Phụ lục 2.2). Đối với công tác kế toán thu thập các thông tin các nghiệp vụ giao dịch nội bộ: Sổ chi tiết theo dõi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội bộ Tập đoàn (Phụ lục 2.3); Sổ chi tiết theo dõi các khoản phải thu, phải trả trong nội bộ tập đoàn (Phụ lục 2.4) và sổ chi tiết theo dõi vốn vay trong nội bộ tập đoàn (Phụ lục 2.5). Mặc dù sổ kế toán chi tiết phục vụ công tác hợp nhất BCTC của Tập đoàn đã được thiết lập nhưng chưa đầy đủ dẫn đến một số nghiệp vụ giao dịch nội bộ còn bị bỏ sót không loại trừ khi hợp nhất như các giao dịch về bán tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn, các giao dịch bán hàng hóa nội bộ và lãi chưa thực hiện… của Tập đoàn. Tập đoàn không áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu đối với khoản đầu tư vào công ty liên kết khi hợp nhất BCTC. Do vậy trong thời gian tới Tập đoàn KTHH phải mở thêm sổ chi tiết theo dõi các giao dịch nội bộ và các khoản tăng giảm vốn đầu tư vào công ty liên kết một cách chi tiết đầy đủ để phục vụ công tác lập BCTCHN được hiệu quả hơn.

3.3.2.2. Hoàn thiện công tác kiểm tra và xử lý thông tin phục vụ lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tập đoàn kinh tế Hoàng Hà

Do Tập đoàn tổ chức công tác lập BCTCHN vào thời điểm kết thúc niên độ, lúc này khối lượng các công việc rất lớn đối với các đơn vị kế toán do vậy việc tổ chức kiểm tra của “Tổ công tác hợp nhất” rất khó khăn và có thể không kịp tiến độ thời gian. Để khắc phục khó khăn này Tập đoàn KTHH nên tổ chức việc thu thập và xử lý thông tin có quy trình hoàn chỉnh và thực hiện đều vào công việc trong năm. Bộ phận chuyên trách lập BCTCHN sẽ thiết kế các mẫu biểu và các chứng từ liên quan nhằm thu thập các thông tin từ các công ty con phục vụ công tác hợp nhất BCTC của Tập đoàn.

Trong thời gian qua, công tác tổ chức kiểm tra và xử lý thông tin ban đầu trước khi vận dụng các kỹ thuật hợp nhất BCTC của “Tổ công tác hợp nhất” tại Ban tài chính - kế toán của Công ty mẹ còn chưa đầy đủ chẳng hạn Công ty mẹ có 3 công ty liên kết nhưng “Tổ công tác hợp nhất” không áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu để tiến hành hợp nhất các khoản này, do

vậy các khoản này vẫn được sử dụng phương pháp giá gốc trong BCTCHN. Việc chuyển các khoản đầu tư vào công ty liên kết từ phương pháp giá gốc sang phương pháp vốn chủ sở hữu của Tập đoàn cần phải được điều chỉnh khi lập BCTCHN. Các giao dịch mua bán tài sản cố định nội bộ các năm trước cũng phải được điều chỉnh hồi tố và theo dõi lũy kế phục vụ điều chỉnh khi lập BCTCHN.

3.3.2.3. Hoàn thiện kỹ thuật lập hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tập đoàn kinh tế Hoàng Hà

* Đối với các nghiệp vụ kinh tế ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính hợp nhất đã được hướng dẫn trong các văn bản pháp lý của Việt Nam

Thứ nhất, đối với các khoản đầu tư vào công ty liên kết

Các khoản đầu tư vào công ty liên kết hiện nay Tập đoàn đang sử dụng phương pháp giá gốc để hạch toán, lập BCTC riêng và không chuyển sang phương pháp vốn chủ sở hữa khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn, khi đầu tư vào công ty liên kết Tập đoàn không thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản, nợ phải trả theo giá hợp lý dẫn đến thông tin trên BCTCHN về các khoản đầu tư vào công ty liên kết phản ánh không trung thực, hợp lý. Do vậy để khắc phục vấn đề này Tập đoàn cần thiết phải xử lý những tồn tại của khoản đầu tư này bằng cách mở sổ theo dõi chi tiết các khoản đầu tư theo Biểu số 1 - Thông tư 161/2007/TT-BTC, Biểu số 2 - Thông tư 161/2007/TT- BTC và Biểu số 3 - Thông tư 161/2007/TT-BTC để theo dõi chi tiết các khoản đầu tư vào công ty liên kết, theo dõi chi tiết số phân bổ các khoản chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên kết và xác định phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết cụ thể:

+ Xác định giá mua khoản đầu tư vào các công ty liên kết

+ Xác định giá trị ghi sổ tài sản thuần có thể xác định được tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư. (Khi mua Tập đoàn không tiến hành xác định giá trị tài sản theo gía hợp lý)

+ Xác định lợi thế thương mại, thời gian phân bổ.

+ Căn cứ vào BCTC của các công ty liên kết, tổng hợp số lãi hoặc lỗ tương ứng với phần sở hữu của Tập đoàn từ sau ngày đầu tư đến cuối kỳ kế toán trước liền kế với kỳ báo cáo.

+ Xác định các khoản làm tăng hoặc giảm vốn chủ sở hữu của các công ty liên kết (nhưng chưa được phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ của công ty liên kết) để điều chỉnh tăng hoặc giảm giá trị khoản đầu tư vào các công ty liên kết của Tập đoàn sau ngày đầu tư.

+ Xác định và ghi nhận lãi hoặc lỗ trong kỳ báo cáo của Tập đoàn trong các công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ.

Tập đoàn căn cứ vào chuẩn mực kế toán 07 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết” và các thông tư hướng dẫn hiện hành để thực hiện điều chỉnh các khoản đầu tư vào công ty liên kết khi hợp nhất BCTC.

Thứ hai, đối với việc loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ Tập đoàn

Qua khảo sát số liệu kế toán năm 2009 của công ty mẹ, có nghiệp vụ bán tài sản cố định từ công ty mẹ cho công ty con. Nhưng trong BCTCHN số liệu này chưa được xử lý điều chỉnh. Tập đoàn nên mở sổ chi tiết theo dõi thu nhập từ việc bán tài sản cố định, số chưa khấu hao, lợi nhuận chưa thực hiện, số khấu hao lũy kế do ảnh hưởng của lãi chưa thực hiện, tài sản thuế thu nhập hoãn lại, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại… và các thông tin khác phục vụ công tác hợp nhất BCTC và thực hiện điều chỉnh khi lập BCTCHN của Tập đoàn theo nguyên tắc: Loại trừ hoàn toàn các khoản thu nhập khác, chi phí khác, lãi hoặc lỗ chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch bán tài sản cố định nội tập đoàn. Loại trừ khấu hao phát sinh liên quan, điều chỉnh ảnh hưởng của chi phí thuế TNDN phát sinh khi điều chỉnh các khoản thu nhập khác, chi phí khác. Tập đoàn căn cứ vào CMKT 25 “Báo cáo tài chính hợp

nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con” và các thông tư hướng dẫn hiện hành (Thông tư 161/2007/TT-BTC)để thực hiện các bút toán điều chỉnh khi hợp nhất BCTC.

Thứ ba, đối với việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Hiện nay, Tập đoàn KTHH lập BCLCTTHN bằng cách cộng ngang các chỉ tiêu trên các BCLCTT riêng của các công ty con trong phạm vi hợp nhất của tập đoàn mà chưa thực hiện điều chỉnh các giao dịch liên quan đến luồng tiền thực hiện trong nội bộ tập đoàn do vậy thông tin trên BCLCTTHN của Tập đoàn không hợp lý ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế. Nguyên nhân chính của sai phạm này là do chưa có văn bản pháp lý nào hướng dẫn cụ thể về phương pháp lập BCLCTTHN để các tập đoàn kinh tế áp dụng. Để lập BCLCTTHN cần lưu ý các vấn đề sau:

Việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được căn cứ vào:

- Bảng Cân đối kế toán hợp nhất;

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất; - Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất kỳ trước;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và từng công con kỳ báo cáo; - Bảng tổng hợp các khoản lãi vay, cổ tức, lợi nhuận đã trả/đã nhận trong nội bộ tập đoàn kỳ báo cáo;

- Số liệu tổng hợp các khoản cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty liên doanh, liên kết kỳ báo cáo;

- Bảng tổng hợp các khoản đầu tư, cho vay trong nội bộ tập đoàn kỳ báo cáo;

- Bảng tổng hợp mua, bán TSCĐ trong nội bộ tập đoàn kỳ báo cáo; - Bảng tổng hợp chuyển hàng tồn kho thành TSCĐ trong nội bộ tập đoàn kỳ báo cáo;

Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất:

Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc lập BCLCTT thông thường của các doanh nghiệp độc lập, khi lập BCLCTTHN phải tôn trọng một số nguyên tắc sau:

- BCLCTTHN chỉ phản ánh các dòng tiền phát sinh giữa tập đoàn với các bên thứ ba như khách hàng và nhà cung cấp bên ngoài; Người cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hiện trạng khung pháp lý về Báo cáo tài chính ở việt nam và thực trạng về báo cáo tài chính hợp nhất tại Tập đoàn Kinh tế Hoàng Hà (Trang 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w