- Nguồn lực tài chính: Nguồn vốn mà công ty có thể huy động cho hoạt động xuất
1.2.2.3. Tình hình cạnh tranh trên thị trường của các nước nhập khẩu
sẽ gặp thuận lợi tại những nước có nền kinh tế phát triển ổn định, và sẽ gặp phải bất lợi nếu như nền kinh tế nước nhập khẩu lâm vào suy thoái, người dân không có khả năng chi trả cho hạt điều nhập khẩu.
Những nhân tố tác động đến mức độ chi tiêu của nước nhập khẩu là tốc độ tăng trưởng kinh tế và tình trạng thất nghiệp.
Về tốc độ tăng trưởng kinh tế, từ năm 2006 – 2010, Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã kéo theo nhiều quốc gia có mức tăng trưởng âm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới vào năm 2009 chỉ đạt – 0,58%. Nền kinh tế của các nước nhập khẩu trên đà tăng trưởng hay giảm sút sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của dân cư, qua đó, mức chi tiêu cho hàng hóa nhập khẩu giảm xuống.
1.2.2.2. Nhân tố chính trị, văn hóa – xã hội tại các nước nhập khẩu giai đoạn 2006 – 2010 giai đoạn 2006 – 2010
- Nhân tố chính trị của nước nhập khẩu: Sự bất ổn về chính trị của các nước nhập khẩu sẽ mang lại nhiều rủi ro cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Trong tình trạng chiến tranh, bạo động, việc vận chuyển hạt điều xuất khẩu qua đường biển có thể bị gián đoạn, các mối quan hệ kinh doanh với bạn hàng bị phá vỡ.
- Nhân tố văn hóa – xã hội của nước nhập khẩu ảnh hưởng lớn đến yêu cầu của người tiêu dùng đối với chủng loại, chất lượng sản phẩm, đến thói quen chi tiêu của người tiêu dùng. Khi kinh doanh trên thị trường các nước có trình độ phát triển cao, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải chú ý rằng người tiêu dùng yêu cầu cao về bao gói, nhãn mác phải đầy đủ, nếu không đáp ứng được những yêu cầu như vậy thì không thể khiến họ chấp nhận sản phẩm.
1.2.2.3. Tình hình cạnh tranh trên thị trường của các nước nhập khẩu khẩu
Trên thị trường thế giới, một doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều sẽ gặp phải sự tranh giành thị phần từ các doanh nghiệp của nhiều nước khác, ngoài ra, các nhà bán buôn trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều nguyên liệu cũng là những đối tượng có thể khiến doanh nghiệp phải giảm lợi nhuận của mình. Nếu các đối thủ cạnh tranh trực tiếp càng có nguồn lực mạnh về tài chính, sản xuất với quy trình hiện đại tạo ra những sản phẩm có chất
lượng, tạo được thương hiệu mạnh, thì doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều của Việt Nam như Intimex càng khó khăn hơn trong việc thâm nhập vào các thị trường mới, cũng như có thể bị giảm thị phần trên các thị trường hiện tại. Khả năng chi phối giá cả trên thị trường của các nhà bán buôn càng mạnh thì các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều càng chịu thiệt thòi khi bị ép giá. Trong tình trạng nguồn nguyên liệu hạt điều của Việt Nam càng phải nhập khẩu nhiều như thời gian qua, một sự kiện tại các nước trồng điều ảnh hưởng tới nguồn cung cũng tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu tăng giá nguyên liệu.
Trên thị trường xuất khẩu hạt điều thế giới, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty là các doanh nghiệp xuất khẩu từ các nước có ngành sản xuất và chế biến hạt điều phát triển. Đó là các doanh nghiệp của Ấn Độ và Brazil, các quốc gia có lượng xuất khẩu hạt điều chỉ đứng sau Việt Nam. Các doanh nghiệp chế biến của Ấn Độ và Brazil có công nghệ chế biến hiện đại hơn so với doanh nghiệp của Việt Nam, họ cũng quản lý khâu chế biến theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn. Từ đó, hạt điều của các doanh nghiệp Ấn Độ và Brazil sẽ không gặp nhiều khó khăn như hạt điều của Việt Nam một khi các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh thực phẩm được thắt chặt.
Tóm lại, tuy Công ty cổ phần Intimex Việt Nam là một doanh nghiệp xuất khẩu có nhiều kinh nghiệm về tìm kiếm thị trường mới và mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó từ năm 1998 đến 2010 thị trường xuất khẩu nông sản luôn được mở rộng, công ty vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều từ 2006 – 2010. Đó là vì bên cạnh những nhân tố ảnh hưởng trong giai đoạn 2006 – 2010 đã tạo nên những thuận lợi cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều, có nhiều nhân tố đã gây ra những tác động bất lợi như làm tăng giá thành sản phẩm, giảm lượng cầu hạt điều trên các thị trường…Trong giai đoạn 2006 – 2010, công ty có tận dụng được những nhân tố ảnh hưởng thuận lợi đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều và hạn chế được những tác động bất lợi hay không? Chương 2 sẽ trình bày thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty 2006 – 2010 để làm rõ vấn đề trên.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
Với những phân tích trong chương 1 của chuyên đề, từ năm 2006 đến năm 2010, hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam đã chịu sự tác động của nhiều nhân tố, theo những chiều hướng và mức độ khác nhau, không chỉ có những thuận lợi mà còn gặp phải nhiều bất lợi và rủi ro, ảnh hưởng tới tình hình mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty. Chương 2 của chuyên đề tập trung vào việc phân tích thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty từ năm 2006 đến năm 2010.
Với mục tiêu nghiên cứu như trên, chuyên đề sẽ trình bày khái quát tình hình xuất khẩu hạt điều và thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty từ năm 2006 đến năm 2010, cũng như các hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều mà công ty đã tiến hành trong giai đoạn trên, trên cơ sở đó, đánh giá những ưu điểm, những hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010.
Chương 2 gồm những nội dung nghiên cứu sau đây:
1. Khái quát tình hình xuất khẩu hạt điều và thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010: Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của công ty trên tất cả các thị trường tăng lên hay giảm đi? Doanh thu xuất khẩu hạt điều tăng nhanh hay chậm? Tình hình doanh thu xuất khẩu trên từng thị trường cụ thể như thế nào?
phần Imtimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010: Từ 2006 đến 2010, công ty đã tiến hành những công việc gì để mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều? Công ty tiến hành các công việc đó có tốt hay không?
3. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010
4. Đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010: Những ưu điểm và hạn chế trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2010 là gì? Nguyên nhân của những hạn chế đó là những loại nguyên nhân nào?
2.1. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010