Đánh giá chất lượng tín dụng dựa trên các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Hà Nội (Trang 32)

2.2.3.1 Chỉ tiêu tổng dư nợ và kết cấu dư nợ

Dư nợ cho vay tại Chi nhánh đến 31/12/2010 đạt 3.932 tỷ đồng, tăng 25,8% so với 31/12/2009, vượt kế hoạch 2010 (VCB TƯ giao 3.650 tỷ đồng)

Cơ cấu dư nợ cho vay đến 31/12/2010 như sau: - Theo loại tiền:

+ Dư nợ cho vay VND đạt 2.834 tỷ đồng, chiếm 70% tổng dư nợ, tăng 24% so với thời điểm 31/12/2009.

+ Dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 1.098 tỷ quy đồng, chiếm 30% so với 31/12/2009.

- Theo thời hạn vay:

+ Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 2.993 tỷ đồng, chiếm 76% tổng dư nợ. + Dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 939 tỷ đồng, chiếm 14% tổng dư nợ.

Bảng 2.1 Tình hình dư nợ của Vietcombank Hà Nội 2008-2010

Đơn vị: Tỷ đồng

I Tổng dư nợ 2.366 3.125 3.932

II Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng 44,4% 32,1% 25,8%

III Cơ cấu tín dụng 1 Theo loại tiền tệ

Dư nợ VNĐ 55,2% 56,5% 70%

Dư nợ ngoại tệ 44,8% 43,5% 30%

2 Theo kỳ hạn

Dư nợ ngắn hạn 66% 78% 76%

Dư nợ trung dài hạn 34% 22% 24%

3 Theo thành phần kinh tế DN quốc doanh 52% 43,2% 25,9% DN Cổ phần và tư nhân khác 44% 52,3% 71,8% DN nước ngoài 4% 4,5% 2,3% IV Dư nợ có TSĐB 66% 71% 77% V Tỷ lệ nợ xấu 28% 10% 6% VI Tỷ lệ nợ quá hạn 3,2% 1,7% 0.8%

Tính đến thời điểm 31/12/2010, tổng dư nợ cho vay HTLS tại VCB Hà Nội là 52 tỷ đồng, đều là dư nợ cho vay trung dài hạn, trong đó:

- Dư nợ cho vay HTLS theo mức hỗ trợ 4% là 47,7 tỷ đồng - Dư nợ cho vay HTLS theo mức hỗ trợ 2% là 4,3 tỷ đồng

Dư nợ cho vay HTLS ở trên là dư nợ trong chương trình cho vay HTLS theo thông tư 27/2009/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng năm 2010 để thực hiện đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh mà VCB HN triển khai tới các khách hàng trong năm 2010

Dư nợ cho vay bất động sản tại Chi nhánh Hà Nội hiện nay là 411 tỷ, chiếm khoảng 10,4% tổng dư nợ. Trên thực tế, lĩnh vực này thời gian qua khá im ắng, đồng thời các vấn đề về văn bản, giấy tờ pháp ly chưa mang tính đồng nhất, vì vậy chưa tạo cơ sở, tiền đề cho dịch vụ này phát triển. Chi nhánh cũng đang khẩn trương xúc tiến một số dự án bất động sản đểthu hút thêm lượng khách hàng cho mảng hoạt động tiềm năng này.

Cho vay đầu tư trên thị trường chứng khoán còn hàm chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn, đòi hỏi nghiên cứu sâu, Chi nhánh NHNT Hà Nội chưa phát triển dịch vụ này. Dư nợ

cho vay chứng khoán hiện ở mức gần 4,7 tỷ đồng – chính là dư nợ cho vay chứng khoán mã VCB đối với các CBNV VCB được hưởng mức giá ưu đãi.

Tổng dư nợ cho vay theo lãi suất thỏa thuận đạt 804 tỷ đồng, trong đó:

Dư nợ cho vay đối với các nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển đạt 528 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 495 tỷ chiếm 93,7%, dư nợ trung dài hạn đạt 32 tỷ chiếm 6,3% dư nợ cho vay loại hình này. Cụ thể:

- Cho vay chi phí sản xuất công nghiệp chế biến đạt 65 tỷ đồng. - Cho vay xuất khẩu đạt 430 tỷ đồng.

Dư nợ cho vay đối với các nhu cầu phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng đạt 276 tỷ đồng, trong đó:

- Cho vay đối với các nhu cầu phục vụ đời sống đạt 266 tỷ.

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng đạt xấp xỉ 10 tỷ đồng.

Dư nợ cho vay đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống tại VCB HN chủ yếu đáp ứng các nhu cầu mua đồ dung, trang thiết bị gia đình, mua phương tiện đi lại,… trong đó phục vụ cho nhu cầu vay mua đồ dung trang thiết bị gia đình là chủ yếu ( khoảng 259 tỷ đồng, chiếm 97% dư nợ loại hình cho vay này). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tháng 10/2010 là thời điểm Thông tư số 13/2010/TT-NHNN có hiệu lực thi hành, trong khi đó thời điểm cuối năm nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và các dự án đầu tư ngày càng tăng, do vậy việc phân bổ dư nợ tín dụng dựa trên mức dư nợ đã được Vietcombank Việt Nam phân bổ cho Chi nhanh năm 2010 là một thách thức lớn trong quan hệ với các khách hàng của Vietcombank Hà Nội.

Dư nợ cho vay của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội cuối năm 2010 đạt 494.770 tỷ đồng, tăng 31,27% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, dư nợ VND đạt 388.980 tỷ đồng, tăng 25,14% so với năm 2009; dư nợ ngoại tệ đạt 125.614 triệu USD, tăng 46,75% so với năm trước. Như vậy, thị phần dư nợ cho vay đối với VND –

USD – Quy đồng của VCB Hà Nội trên địa bàn Hà Nội năm 2010 lần lượt là 0,83% - 0,046% - 0,79%. Như vậy, so với cuối năm 2009, thị phần dư nợ cho vay của Chi nhanh giảm khoảng 0,07% - 0,024% - 0,2%. So sánh với nguồn huy động ngắn hạn ta thấy dư nợ ngắn hạn ở Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội như vậy là phù hợp, bởi nguồn ngắn hạn được sử dụng chủ yếu cho vay ngắn hạn. Mặt khác, với bất kỳ một ngân hàng thương mại, yếu tố quay vòng vốn nhanh là rất cần thiết, tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao là tốt. Mặc dù cho vay trung dài hạn theo các năm đã tăng lên nhưng tỷ trọng còn bé. Nguyên nhân của thực trạng này là do thời gian gần đây hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam và các chi nhánh do mắc phải một số sai lầm như đầu tư quá lớn vào một số khách hàng, cán bộ tín dụng nói riêng và lãnh đạo Ngân hàng móc ngoặc cho vay xuất phát từ lợi ích cá nhân đã làm thất thoát hàng tỷ đồng. Từ thực trạng đó đã đem lại cho Ngân hàng Ngoại thương Việt nam một số bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá. Rút từ bài học đó, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã lấy hiệu quả an toàn làm mục tiêu hàng đầu với phương tâm cho vay ít mà an toàn còn hơn chạy theo số lượng. Tuy nhiên, chính sách thận trọng quá mức đó của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã làm giảm chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Chất lượng tín dụng được đánh giá là tốt khi nó thoả mãn cả ba chủ thể: Ngân hàng, khách hàng và chính phủ. ở đây để an toàn Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội không cho vay trong nước nhiều mà chủ yếu gửi các Ngân hàng nước ngoài - Điều này làm cho Ngân hàng hài lòng nhưng khách hàng sẽ không hài lòng vì không được Ngân hàng cung cấp vốn, Thành phố Hà Nội sẽ không hài lòng vì tiền huy động được từ người dân thành phố lại bị gửi ở nước ngoài thay vì đầu tư phát triển ở thành phố. Chính vì thế,Ngân hàng ngoại thương Hà nội cần mở rộng cho vay hơn nữa, nâng cao khả năng tư vấn để tư vấn cho doanh nghiệp các phương án, dự án kinh doanh có hiệu quả. Có như vậy, chất lượng tín dụng mới được nâng cao theo đúng nghĩa của nó.

Các mặt hàng cho vay chủ yếu vẫn tập trung ở phần bón, sắt thép, xăng dầu, phục vụ nhu cầu nhập khẩu và thuỷ sản, gạo, cà phê phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Cho vay để xuất khẩu có rủi ro cao, đó là vì việc xuất khẩu hàng hoá sang các nước khác còn phụ thuộc nhiều vào quan hệ kinh tế giữa các nước, vào thị trường, vào tỷ giá. Với một nguồn vốn huy động nhiều, Ngân hàng ngoại thương Hà Nộinênmởrộngchovay sangcácdoanhnghiệpkinhdoanh trongnước.

2.2.3.2 Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn

Bảng 2.2 Nợ quá hạn nợ xấu của Vietcombank Hà Nội 2008-2010

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng dư nợ 2.366 3.125 3.932

Nợ quá hạn 662,5 312,5 235,9

Nợ xấu 75,7 53,1 31,5

Chi nhánh đã thực hiện phân loại nợ, đánh giá thực chất nợ xấu để trích dự phòng rủi ro và đảm bảo thực hiện lành mạnh hoá tài chính. Tuy nhiên kết quả nợ quá hạn vẫn còn nhiều điều đáng bàn:

- Xét tỷ lệ nợ qúa hạn theo kỳ hạn, cơ cấu nợ quá hạn theo kỳ hạn, cơ cấu nợ quá hạn phần lớn rơi vào ngắn hạn. Sở dĩ như vậy là do Ngân hàng ngoại thương Hà Nội, dư nợ chủ yếu tập trung ở ngắn hạn nên nợ quá hạn ngắn hạn là chủ yếu, dư nợ trung dài hạn ít nên hầu như không có nợ quá hạn trung dài hạn. Mặt khác trước đây khi cho vay theo nghị định 284 thì gốc quá hạn không kéo theo lãi quá hạn, từ khi cho vay theo nghị định 1627 thì gốc quá hạn sẽ kéo theo lãi cũng là quá hạn làm cho nợ quá hạn ngắn hạn nhiều. Bên cạnh đó Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cũng cho vay một số khách hàng theo phương thức L/C trả chậm, khi đã thu được tiền về nhưng khách hàng vẫn chưa trả cho Ngân hàng điều này cũng làm tăng nợ quá hạn ngắn hạn.

- Xét tỷ lệ nợ quá hạn theo thành phần kinh tế, ta thấy những khoản cho vay ngoài quốc doanh có độ an toàn hơn khi cho vay quốc doanh (100% dư nợ quá hạn là chủ nợ của các doanh nghiệp quốc doanh). Điều này là do:

Đối với các doanh nghiệp quốc doanh, thông thường đó là các khách hàng truyền thống của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, đã có mối quan hệ với ngân hàng từ lâu. Nên hoạt động tín dụng, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội thường áp dụng các

chính sách ưu đãi với các khách hàng này. Do vậy, đôi khi dẫn tới tình trạng Ngân hàng quá tin tưởng vào doanh nghiệp, chưa quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp này, chưa kiểm duyệt chặt chẽ phương án kinh doanh khi cho vay. Vì vậy, có một số doanh nghiệp đã không thực hiện đã không thực hiện được các phương án kinh doanh một cách khả thi dẫn đến thua lỗ, mất khả năng trả nợ Ngân hàng.

Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thông thường khi cho vay đều có tài sản thế chấp hoặc ngân hàng kiểm soát chặt chẽ các khoản vay đối với các đối tượng này. Vì vậy, tình trạng nợ quá hạn hầu như không xảy ra đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Đặc biệt, năm 2010, Ban Giám đốc xác định nhiệm vụ trọng tâm là xử lý nợ xấu bên cạnh việc phải đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn luôn duy trì mức dư nợ cho vay hợp lý và đảm bảo định hướng tăng tín dụng của hệ thống.

Nợ xấu tính đến 31/12/2010 là 237,7 tỷ đồng, chiếm 6% tổng dư nợ tại Chi nhánh.

Trong năm 2010, Chi nhánh đã thực hiện xử lý nợ xấu của Công ty Điện tử Hà Nội thu được một phần nợ khó đòi từ nhiều năm trước như: thu 78.397 USD của Công ty Vật tự du lịch và 300 triệu đồng của Công ty cổ phần XNK Da giầy Hà Nội.

Tóm lại, chỉ tiêu nợ quá hạn của Ngân hàng Ngoại thương Hà nội trong những năm qua là tương đối đạt yêu cầu. Song xét về cơ cấu ta thấy nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào cho vay quốc doanh. Đây là vấn đề mà Ngân hàng cần xem xét để nâng cao hiệu quả cho vay nhiều hơn nữa.

2.2.3.3 Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3: Thu nhập Vietcombank Hà Nội 2008-2010

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng thu nhập 133,4 100 185 100 277 100

Thu lãi tiền gửi 34,68 26 53,65 29 94,18 34

Thu lãi cho vay 86,71 65 109,15 59 146,81 53

Thu lãi dịch vụ 12,01 9 22,2 12 36,01 13

Theo bảng báo cáo thu nhập 3 năm gần đây của Vietcombank Hà Nội, thu nhập từ lãi tín dụng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng thu nhâp của ngân hàng, thường xuyên trên 50% nhưng đang có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ nợ xấu tuy đã giảm trong các năm qua nhưng vì lý do xử lý nợ xấu còn kém nên nguồn thu từ khoản thu nhập không ổn định này vẫn hạn chế phần nào doanh thu từ tín dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3.4 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn tín dụng

Bảng 2.4 Hiệu suất sử dụng vốn

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng dư nợ (tỷ đồng) 2.366 3.125 3.932

Tổng số vốn huy động (tỷ đồng) 7553 8497 11.129

Hiệu suất sử dụng vốn (%) 31,3 36,8 35,3

Qua đó ta thấy, vốn huy động được dùng vào việc cho vay đã có nhiều chuyển biến. Bên cạnh việc gửi vốn điều hòa tại VCBTW, mua kỳ phiếu củacác Ngân hàng Thương mại quốc doanh, mua trái phiếu kho bạc, thì hiệu quả cho vay đã tăng rõ rệt so với thời kì trước đó

Như vậy, sự tăng trưởng mạnh mẽ, cơ cấu cho vay có sự chuyển dịch, nhưng tỷ trọng cho vay trên thị trường cấp I (thị trường quan hệ với hách hàng) đã chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với thời kì trước. Nhưng so với cho vay trên thị trường cấp II (thị trườngquan hệ với các tổ chức tín dụng) thì tỷ trọng cho vay trên thị trường cấp I vân còn là một vấn đề cần được chú trọng tại Vietcombank Hà Nội.

2.3 Đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Hà Nội2.3.1 Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Hà Nội (Trang 32)