Đánh giá chung công tác huy động vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG SÀI GÒN (Trang 29 - 31)

Đông Sài Gòn.

Điểm Mạnh

Cùng với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh, quận 2 có vị trí quan trọng, sẽ là trung tâm mới của thành phố sau này, là đầu mối giao thông về đường bộ, đường xe lửa, đường thuỷ nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu. Quận 2 có tiềm năng về quỹ đất xây dựng, mật độ dân số còn thưa thớt, được bao quanh bởi các sông rạch lớn, môi trường còn hoang sơ nên đã nhân lên lợi thế về vị trí kinh tế của mình.

Ngân Hàng đã xây dựng và mở rộng mạng lưới tuyên truyền, quảng cáo, tạo mọi điều kiện cho khách hàng, linh hoạt điều chỉnh lãi suất trong phạm vi cho phép.. chính nhờ tăng cường công tác huy động vốn nên trong những năm qua hoạt động của chi nhánh luôn phát triển khá ổn định.

Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn từ khi thành lập đã có nơi làm việc khang trang. Các quỹ tiết kiệm đảm bảo, nhân viên làm việc trong điều kiện hiện đại từ đó làm tăng năng suất lao động của nhân viên, tăng thêm lòng tin của khách hàng vào sự phát triển của ngân hàng, đây là một yếu tố có tác dụng hấp dẫn khách hàng đến với ngân hàng.

Nguồn vốn huy động ngày càng phát triển bền vững, Ngân hàng ngày càng có được vị trí của mình trong hệ thống Ngân Hàng trên địa bàn. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đã và đang đạt được những kết quả khả quan. Ngân hàng đã đơn giản hóa các thủ tục mở tài khoản, đổi mới phong cách làm việc, vận dụng marketing trong kinh doanh, thực hiện thanh toán đúng chính xác đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng… tạo tâm lý thoải mái, tin tưởng, khi đến giao dịch với Ngân Hàng. Ban lãnh đạo luôn nhạy bén sáng tạo trong chiến lược kinh doanh, luôn nắm chắc kinh nghiệm chung của toàn ngành thực hiện đúng, chấp hành các thể lệ tín dụng.

Điểm yếu

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chi nhánh còn một số tồn tại cần khắc phục:

 Nguồn vốn huy động của ngân hàng tuy lớn nhưng cơ cấu chưa hợp lý, thiếu tính ổn định. Nguồn tiền gửi thanh toán của các Tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhưng luôn biến động, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao. Nguồn tiền gửi dân cư tương đối ổn định.

 Cơ cấu dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, cho vay tiêu dùng… đã được dịch chuyển theo hướng tích cực, nhưng tốc độ còn chậm, tỷ trọng dư nợ còn thấp, vốn tín dụng vẫn còn tập trung vào một số khách hàng Tổng công ty nhà nước, tỷ trọng cho vay có đảm bảo chưa đạt kế hoạch.

 Các sản phẩm dịch vụ mới (sản phẩm thẻ) triển khai chậm, thiếu đồng bộ, phạm vi sử dụng của khách hàng còn ít, uy tín sản phẩm không cao. Các dịch vụ đang khai thác chủ yếu vẫn là sản phẩm truyền thống, không có sự khác biệt trên thị trường. Tỷ trọng thu phí dịch vụ tuy có tăng song còn thấp so với tổng thu nhập, nguồn thu chủ yếu vẫn là khoản thu từ lãi điều hòa vốn và đầu tư và cho vay.

 Chương trình hiện đại hóa ngân hàng chưa hoàn thiện và ổn định. Các sự cố kỹ thuật chưa được khắc phục kịp thời, nhiều lúc giao dịch bị gián đoạn kéo dài, khách hàng than phiền nhiều.

 Trình độ, năng lực đa số cán bộ tuy đã được nâng lên song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Số cán bộ có trình độ ngoại ngữ, giỏi vi tính còn ít, do đó khả năng tiếp cận khai thác chương trình công nghệ mới phục vụ khách hàng bị hạn chế. Công tác tiếp thị chưa có hiệu quả.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG SÀI GÒN (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w