Giới thiệu về SOA Suite

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC HƯỚNG DỊCH VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỦA ORACLE.doc (Trang 38 - 42)

5. Manage và Secure

2.1.1.Giới thiệu về SOA Suite

SOA Suite là một trong những giải pháp phần mềm chính cho công nghệ SOA của công ty Oracle.

SOA Suite cung cấp một môi trường dùng để: - Quản lý các dịch vụ một cách hiệu quả

- Hỗ trợ quá trình thiết kế, phát triển, triển khai và quản lý các tiến trình từ các dịch vụ sẵn có từ môi trường bên ngoài hay bên trong hệ thống

SOA Suite gồm ba thành phần chính:

- ServiceBus: cung cấp môi trường quản lý các dịch vụ nội bộ trong hệ thống

- BpelEngine: cung cấp môi trường thực thi cho các tiến trình nghiệp vụ

- BPEL Designer: cung cấp môi trường thiết kế các định nghĩa các tiến trình nghiệp vụ.

Hình 5. Mô hình kiến trúc SOA suite

2.1.2. ServiceBus

Vai trò của Service Bus

trường giao tiếp này là độc lập với xử lý bên trong và được xây dựng dựa trên “cơ sở tri thức liên kết” (Connectivity Knowledge Base – KB). Dữ liệu trong KB bao gồm các thông tin mô tả kết nối vật lý và cách thức xử lý các thông điệp. KB có thể tồn tại dưới dạng những kho lưu trữ ảo như các cơ sở dữ liệu, các tập tin cấu hình, các thông điệp…

Các tính năng của Service Bus

 Độc lập với phần xử lý của các dịch vụ: tính năng này giúp ta có thể xây dựng hệ thống từ nhiều nguồn khác nhau mà không phải quan tâm đến phần xử lý bên trong được xây dựng trên ngôn ngữ hay hệ nền nào. Do đó hệ thống có tính liên kết cao và dễ dàng mở rộng

 Liên kết dạng loose coupling với các KB: do khả năng thay đổi các môi trường của hệ thống và những thành phần tích hợp cao dẫn đến các KB cũng phải thay đổi theo. Vì vậy tính năng này rất cần thiết. Nếu hệ chịu ít ràng buộc vào KB thì hệ càng ít chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi đó

 Cung cấp một dịch vụ Boot để thiết lập trạng thái ban đầu cho hệ thống bus. Cơ chế hoạt động của dịch vụ boot này có thể chỉnh sửa linh hoạt thông qua KB của nó. Với dịch vụ boot, ta có thể thiết lập thay đổi trạng thái khởi động ban đầu của service bus khi cần thiết bao gồm một số hoạt động liên quan đến việc nạp và khởi động các thành phần khi cần thiết.

 Hỗ trợ một số bộ lọc chuẩn: thực hiện tuỳ biến một cách linh hoạt cho cách thức xử lý các dịch vụ, có ý nghĩa trong việc tái sư dụng chức năng dùng chung.

 Cho phép quản lý cơ chế hoạt động của bus thông qua các KB: hệ thống sẽ linh hoạt hơn vì có thể thay đổi cơ chế thông qua thay đổi nội dung của các KB

 Hỗ trợ tích hợp với IIS: các dịch vụ không chỉ được dùng trong một môi trường cục bộ mà có thể sẽ có nhu cầu cung cấp chức năng của dịch vụ đó ra bên ngoài.

Mỗi Service Bus bao gồm một cơ sở tri thức (KB), nhưng KB này có thể tham chiếu đến nhiều KB khác nữa. Service Bus thực chất là một thư viện liên kết động (DLL) được nạp lên bởi một tiến trình. KB của Service Bus sẽ được chứa trong tập tin cấu hình của tiến trình đó.

Các thành phần của Service Bus

 Dịch vụ:

 Bootstrapper

 Bus Manager

 Filters

2.1.3 BpelEngine

BpelEngine cung cấp một môi trường thực thi cho các tiến trình nghiệp vụ

Bpel Engine nhận vào định nghĩa một tiến trình và một số thông tin khác như các thông tin mô tả web service WSDL và tạo các thể hiện của tiến trình này. Sau đó,

với mỗi yêu cầu sử dụng tiến trình nó sẽ tạo ra một thể hiện của tiến trình và thực thi thể hiện này. Bpel engine có thể thực thi nhiều tiến trình, mỗi tiến trình lại bao gồm nhiều xử lý, các xử lý này có thể chứa trong nó những xử lý khác. Bpel engine tạo ra một tiến trình từ thông tin định nghĩa tiến trình đó (dùng ngôn ngữ định nghĩa tiến trình BPEL) và sau đó thực thi tiến trình này

2.1.4 Thành phần BPEL Designer

BPEL Designer giúp cho người sử dụng định nghĩa các tiến trình theo đúng chuẩn BPEL một cách dễ dàng trực quan và nhanh chóng. Designer cung cấp cho người sử dụng một môi trường phát triển tích hợp IDE có thể hoạt động online hoặc offline

• Chức năng của BPEL Designer (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tạo mới, chỉnh sửa, thiết kế một tiến trình Kết xuất tiến trình ra file ảnh

Chương 4. Kết luận

1. Kết quả đạt được

Vì thời gian gấp rút và kiến thức của em còn nhiều hạn chế nên đề tài còn chưa hoàn thành cho đến thời điểm này. Kính mong các thầy cô nhận xét và góp ý để em có thể hoàn thiện đề tài hơn.

2. Hướng phát triển

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC HƯỚNG DỊCH VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỦA ORACLE.doc (Trang 38 - 42)