0
Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Các hình thức tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (Trang 26 -31 )

nước ngoài tại Việt Nam.

Theo khoản 6 Điều 3 LĐT 2005, quy định của LDN 2005, Điều 7, 8, 10 Nghị định 108/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của LĐT, thì DNCVĐTNN tại Việt Nam tồn tại dưới những hình thức sau:

- DN 100% vốn nước ngoài, gồm: DNTN, Công ty TNHH, Công ty hợp danh, công ty cổ phần.

- DN liên doanh, gồm: công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, công ty cổ phần.

- Góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại DN để tham gia quản lý, cũng bao gồm: DNTN, công ty TNHH, công ty hợp danh và công ty cổ phần.

1.2.2.1. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Đây là một thực thể kinh doanh có tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên mục đích của chủ đầu tư và nước sở tại, hoạt động theo sự điều hành, quản lý của NĐTNN nhưng phải tuỳ thuộc vào các điều kiện về môi trường kinh doanh của nước sở tại (chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hoá, mức độ cạnh tranh…). Trong hình thức này, đáng chú ý là mô hình công ty mẹ và con (Holding company) - một trong những mô hình được thừa nhận rộng rãi ở hầu hết các nước có nền KTTT phát triển. Đây là một công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mức đủ để kiểm soát hoạt động quản lý, điều hành công ty đó thông qua việc gây ảnh hưởng hoặc lựa chọn thành viên hội đồng quản trị. Công ty me ̣ chỉ giới hạn hoạt động trong việc sở hữu vốn, quyết định chiến lược, giám

sát hoạt động quản lý của các công ty con, các công ty con vẫn duy trì quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh một cách độc lập, tạo rất nhiều thuận lợi.

1.2.2.2. Liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Đây là hình thức rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài, nó là công cụ để thâm nhập thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và có hiệu quả. DN liên doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh có tính chất quốc tế, hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thống tài chính, luật pháp và bản sắc văn hoá; hoạt động trên cơ sở sự đóng góp của các bên về vốn, quản lý lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận hay rủi ro; hoạt động của loại hình này rất rộng, gồm cả sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai.

1.2.2.3. Hình thức góp vốn, mua cổ phầnm mua lại, sáp nhập.

Mục đích chủ yếu của hình thức này là: khai thác lợi thế của thị trường mới mà hoạt động thương mại quốc tế hay đầu tư mới theo kênh truyền thống không mang lại hiệu quả mong đợi. Hoạt động này tạo cho các công ty cơ hội mở rộng nhanh chóng hoạt động ra thị trường nước ngoài.

Theo số liệu thống kê, sau khoảng 10 năm (1998 - 2008), hơn 10.000 DNCVĐTNN tại Việt Nam ở hầu hết các lĩnh vực đã tạo trực tiếp gần 2 triệu việc làm và hàng triệu việc làm gián tiếp khác cho lao động Việt Nam; đầu năm 2010, có khoảng 1,7 triệu lao động làm việc tại DNCVĐTNN. DNCVĐTNN cũng có đóng góp quan trọng trong đào tạo nhân lực chất lượng cao, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Chính DNCVĐTNN đã giúp chúng ta thâm nhập thị trường các nước, đóng góp vào ngân sách và các cân đối vĩ mô, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, tác động la tỏa đến các thành phần kinh tế khác… Nhưng 10 năm đã qua, dòng vốn FDI hiện đang có những thay đổi ngấm ngầm. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, cơ cấu vốn FDI đã có sự thay đổi mạnh mẽ từ năm 2001 đến 2009. GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhận xét: tỷ trọng DN liên doanh giảm từ khoảng 70% xuống còn chừng 20% trong khoảng 10 năm. Trong khi đó, DN

100% vốn nước ngoài tăng lên tới 70%. Đáng chú ý, ở góc độ chuyển giao công nghệ, tạo sự lan tỏa…, vai trò của khối DNCVĐTNN gần đây không còn thể hiện quá nhiều ý nghĩa. Năm 2009, một tỉnh phía Nam công bố có đến 40% DNCVĐTNN trên địa bàn “đồng loạt” báo cáo lỗ. Điều này gây nên những hoài nghi về khả năng cạnh tranh của dự án FDI, cũng như “bẫy” chuyển giá tạo lỗ giả của một số DN mà các phương tiện truyền thông đã không ít lần nhắc đến. Theo một số đánh giá, trong ba khu vực kinh tế, DNCVĐTNN đang tỏ ra là khu vực có hiệu quả đầu tư thấp nhất cả về sử dụng lao động và công nghệ. Có chuyên gia cho biết đã từng đi khảo sát nhiều DNCVĐTNN, thấy họ giống phân xưởng của công ty mẹ ở nước ngoài. Lao động trong các DN này đa số là nữ, không được đào tạo hoặc chỉ đào tạo ngắn ngày, lương lao động rẻ mạt, bệnh nghề nghiệp nhiều [37]. Như vậy, có thể nhận xét khái quát rằng hoạt động của khổi DNCVĐTNN tuy có tạo nhiều thay đổi tích cực cho nền kinh tế, xã hội Việt Nam, song không phải không còn những hạn chế đáng quan ngại, đặc biệt là những vấn đề về tuyển dụng lao động.

1.2.3. Tuyển dụng lao động và mô ̣t số quy đi ̣nh riêng liên quan đếnquan hê ̣ hợp đồng lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. quan hê ̣ hợp đồng lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

1.2.3.1. Tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Khối DNCVĐTNN hình thành ở Việt Nam khi nền kinh tế được mở cửa, vận động theo những quy luật của KTTT. Mà trong nền kinh tế này, HĐLĐ là hình thức tuyển dụng lao động cơ bản, phù hợp nhất. Thực tế cũng chứng minh đây là hình thức thiết lập QHLĐ chủ yếu, quan trọng nhất trong DNCVĐTNN. Việc áp dụng nó thỏa mãn hai yêu cầu khách quan của QHLĐ trong nền KTTT: đảm bảo cho các bên quyền tự do lựa chọn, cân nhắc lợi ích khi tham gia quan hệ, đảm bảo khả năng tuân thủ pháp luật và thực hiện cam kết; đảm bảo vai trò quản lý lao động của Nhà nước thông qua việc xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ thể HĐLĐ trên cơ sở những điều kiện, chuẩn mực pháp lý, xác lập cơ chế

tuân thủ và thực hiện các cam kết. Về phương thức, theo Điều 132 BLLĐ, DN có thể trực tiếp hoặc thông qua tổ chức giới thiê ̣u viê ̣c làm để tuyển dụng lao động.

Có thể nói vai trò điều chỉnh của chế định HĐLĐ được thể hiện rất rõ nét trong QHLĐ tại các DNCVĐTNN. Về phía NLĐ, nó tạo điều kiện cho họ tìm

được việc làm, nơi làm việc, thời gian phù hợp, kích thích sự năng động sáng tạo của họ; đảm bảo cho họ quyền được đối xử bình đẳng, công bằng, được bảo vệ khi gặp rủi ro hoặc có vi phạm từ NSDLĐ. Về phía NSDLĐ, pháp luật HĐLĐ đảm bảo cho họ quyền tự do (trong khuôn khổ) tuyển chọn lao động để tiến hành sản xuất kinh doanh tại Việt Nam; quyết định tổ chức, quản lý, phân công lao động, thiết lập trật tự, nề nếp lao động nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Toàn bộ quyền lợi hợp pháp họ có được từ quan hệ HĐLĐ, sản xuất kinh doanh cũng được ghi nhận, bảo vệ. Và qua việc bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên quan hệ HĐLĐ tại DNCVĐTNN, lợi ích của Nhà nước và xã hội cũng đạt được (tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, phục vụ tốt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng, trình độ cho lực lượng lao động…).

1.2.3.2. Một số quy đi ̣nh riêng về quan hê ̣ hợp đồng lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Về cơ bản, quan hệ HĐLĐ trong DNCVĐTNN cũng được điều chỉnh bằng các quy định về HĐLĐ nói chung. Tuy nhiên, vì đây là một phạm vi đối tượng có tính đặc thù, nên ngoài những quy định chung, quan hệ này còn được điều chỉnh bởi một số quy phạm riêng mang tính đặc thù đó. Theo quy đi ̣nh ta ̣i Điều

3 BLLĐ thì quan hê ̣ này có thể chi ̣u sự điều chỉnh của các Điều ước quốc tế mà nước ta ký kết hoă ̣c tham gia. Và trong trường hợp đó Điều ước sẽ là nguồn luâ ̣t đươ ̣c ưu tiên trước, loa ̣i trừ cả chế đi ̣nh HĐLĐ và các quy đi ̣nh khác của BLLĐ. Ngoài ra, có thể kể đến mô ̣t số quy pha ̣m, văn bản pháp luâ ̣t liên quan đến quan hê ̣ HĐLĐ trong DNCVĐTNN như: Điều 131, 132, 133 BLLĐ; LĐT 2005, LDN

2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật này; Nghi ̣ đi ̣nh 34/2008/NĐ-

viê ̣c ta ̣i Viê ̣t Nam và Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 hướng dẫn thi hành mô ̣t số Điều của Nghi ̣ đi ̣nh này; Thông tư số 14/2003/TT- BLĐTBXH ngày 30/5/2003 hướng dẫn thực hiê ̣n mô ̣t số Điều của Nghi ̣ đi ̣nh số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 về tiền lương đối với NLĐ làm viê ̣c trong các DNCVĐTNN và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoă ̣c quốc tế ta ̣i Viê ̣t Nam...

Có thể nói một trong những điểm làm nên tính đặc thù của quan hệ HĐLĐ trong các DNCVĐTNN chính là yếu tố chủ thể, thường là các bên chủ thể khác nhau về quốc tịch. Vì vâ ̣y, cần có các QPPL đă ̣c thù quy đi ̣nh yếu tố này, cần xác định rõ ai, trong điều kiện nào thì được phép tham gia quan hệ đó. Về phía NLĐ, nếu là công dân Viê ̣t Nam thì các điều kiê ̣n chủ thể theo quy đi ̣nh chung đã trình bày ở trên; nếu là người nước ngoài thì có các Điều 131, 133, 184 BLLĐ, Nghi ̣ đi ̣nh 34/2008/NĐ-CP, Thông tư 08/2008/TT-BLĐTBXH (đã trình bày trong phần điều kiện chủ thể giao kết HĐLĐ). Về phía NSDLĐ và đa ̣i diê ̣n của ho ̣ thì phải tuân thủ các điều kiê ̣n quy đi ̣nh trong LĐT 2005, LDN 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành, thâ ̣m chí cả BLDS 2005 (DN phải có giấy chứng nhận đầu tư hay đăng ký kinh doanh theo thủ tục, người đại diện theo pháp luật hay theo ủy quyền đều phải theo đúng quy định…)

Mô ̣t vấn đề khác cũng có tính đặc thù liên quan đến nội dung thỏa thuận

trong HĐLĐ tại DNCVĐTNN là vấn đề tiền lương. Theo quy đi ̣nh thì thỏa thuận về tiền lương giữa các bên trong hợp đồng phải tuân thủ các yêu cầu sau:

Thứ nhất, không thấp hơn mức lương tối thiểu quy định cho DNCVĐTNN.

QHLĐ trong các DN này có những đặc thù và đòi hỏi khắt khe hơn các khu vực khác nên phải có quy định riêng về mức lương tối thiểu cho lao động ở đó.

Thứ hai, với lao động có chuyên môn, kỹ thuật đã qua đào tạo, việc trả

lương phải căn cứ hệ thống thang bảng lương của DN được xây dựng theo quy

định, ít nhất NLĐ đã qua học nghề (kể cả do DN tự dạy nghề) thì phải được trả lương cao hơn tối thiểu 7% so với lương tối thiểu vùng Chính phủ quy đi ̣nh. Và quy đi ̣nh mới nhất về lương tối thiểu vùng của lao động Việt Nam làm việc cho DNCVĐTNN, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cá nhân người

nước ngoài tại Việt Nam là Nghi ̣ đi ̣nh 107/2010/NĐ-CP, áp dụng từ 1/1/2011.

Cụ thể: Vùng I: 1.550.000đồng/tháng; Vùng II: 1.350.000đồng/tháng; Vùng III: 1.170.000đồng/tháng; Vùng IV: 1.100.000đồng/tháng. Các mức lương này làm cơ sở để tính mức lương trong thang bảng lương, các loại phụ cấp lương, mức lương ghi trong HĐLĐ và thực hiện các chế độ khác trong DN.

Như vâ ̣y, hằng năm Nhà nước đều có điều chỉnh mức lương tối thiểu để làm va ̣ch mốc cho viê ̣c thỏa thuâ ̣n tiền lương trong HĐLĐ ta ̣i DNCVĐTNN. Nhưng sự điều chỉnh này vẫn chưa thực sự tương ứng với sự thay đổi của điều kiê ̣n kinh tế – xã hô ̣i, chưa theo ki ̣p tốc đô ̣ la ̣m phát, tốc độ tăng giá hàng hóa, di ̣ch vu ̣ phục vụ nhu cầu thiết yếu, khiến NLĐ gă ̣p nhiều khó khăn. Trong khi đó phía DN thì đã than thở cho rằng mức lương đó là cao. Từ sự đối nghi ̣ch này, thực tế áp du ̣ng các quy đi ̣nh vào quan hê ̣ HĐLĐ sẽ còn nhiều vấn đề cần bàn.

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (Trang 26 -31 )

×