Môi trường làm việc KDE và GNOME

Một phần của tài liệu Giao diện đồ hoạ (Trang 26 - 27)

Mỗi người dùng máy tính dù có nhiều kinh nghiệm hay ít đều cố gắng tạo cho mình một môi trường làm việc quen thuộc cho bản thân để có thể làm việc nhanh hơn (có hiệu suất hơn) bằng những thao tác có thể đơn giản như tạo đường dẫn đến những chương trình và thư mục thường dùng, thay đổi ảnh nền, hay phức tạp hơn như chọn phím nóng (kể cả bằng bàn phím và bằng chuột) để mở nhanh một chương trình hoặc thực hiện một thao tác nào đó trong chương trình đang mở, lựa chọn các ứng dụng thích hợp cho công việc. Trên hệ điều hành Linux, người dùng hơn bao giờ hết có thể tạo cho mình một môi trường làm việc có một không hai, ví dụ bằng cách chọn một trình quản lý cửa sổ ưa thích nhất rồi sau đó chọn các chương trình ứng dụng riêng, cần cho công việc của mình.

Tuy nhiên, cách kể trên không phải lúc nào cũng thuận tiện và quan trọng hơn là không phải lúc nào cũng dễ dàng. Người dùng cần thử qua những trình quản lý cửa sổ chính rồi sau đó mới đưa ra được lựa chọn cho mình, chưa kể đến số lượng các chương trình ứng dụng cho Linux là không thể đếm được. Do đó đầu tiên nên xem xét khả năng lựa chọn một trong những môi trường làm việc đang phát triển trong những năm gần đây. Trong thuật ngữ tiếng Anh thường dùng ký hiệu viết tắt GUIGraphical User Interface, tức là giao diện đồ họa của

người dùng. Chúng ta sẽ sử dụng cụm ký tự viết tắt này ở dạng gốc của nó GUI.

GUI là một bộ các chương trình ứng dụng đã được kiểm tra và nhóm lại với nhau để làm việc trong chế độ đồ hoạ, bao gồm trình quản lý cửa sổ và các chương trình khác và có cùng một giao diện chung.Sử dụng GUI thay cho một môi trường làm việc tự tạo ra có nhiều ưu điểm: đầu tiên đó là tiết kiệm được nhiều thời gian; thứ hai là sự dễ dàng, mọi thứ đã có sẵn chỉ cần cài đặt và sử dụng; thứ ba, chúng ta sẽ thu được các chương trình với một giao diện chung, điều này cũng hết sức quan trọng nếu không nói là điểm khác biệt quan trọng nhất của GUI.

Có một vài môi trường làm việc đồ họa miễn phí (tự do), cũng như thương mại. Trong số các môi trường tự do thì KDE và GNOME phổ biến rộng rãi nhất. Có thể gọi KDE và GNOME là hai “ông lớn” trong thế giới GUI. Câu hỏi môi trường nào trong số hai môi trường này tốt hơn hoặc cần lựa chọn KDE hay GNOME vượt quá khuôn khổ của cuốn sách này, và trên mạng đã có rất nhiều cuộc tranh cãi cũng như bài báo xung quanh vấn đề này. Fan của GNOME thì nói GNOME tốt hơn, fan của KDE thì nói ngược lại. Bản thân tôi thích dùng KDE hơn vì lý do sử dụng GNOME trước đây không được thành công lắm, ứng dụng của GNOME đã liên tục bị lỗi crash (vỡ). Theo như nhiều nguồn thông tin thì ứng dụng GNOME bây giờ đã chạy ổn định hơn, nhưng tôi vẫn trung thành với KDE. Tôi thích KDE vì giao diện đẹp và có thể (nói chính xác là cần thiết) chỉnh sửa để đẹp hơn. Cần công bằng mà nói rằng những phiên bản gần đây của GNOME cũng đã có “vẻ đẹp” không kém KDE.

Cách khởi động vào môi trường làm việc KDE (GNOME) qua câu lệnhstartx

bạn đã biết từ phần nằm ngay trước. Nếu muốn sử dụng KDE làm môi trường làm việc mặc định cho toàn bộ hệ thống thì hãy mở tập tin cấu hình hệ thống, thường là /etc/sysconfig/windowmanager, và thay thế giá trị đã có của

DEFAULT_WM thành kde (tức là thu được dòng DEFAULT_WM="kde" (tức là nếu muốn sử dụng GNOME, thì chỉ cần đặt vào giá trịgnome).

KDE. Nhưng nếu muốn ngay bây giờ bạn đã có thể xem thông tin về môi trường này từ trang chủ của nó http://www.kde.orghoặc từ trang tiếng Việt http: //www.kde-vi.org (rất tiếc là trang KDE-vi không được cập nhật kịp thời vì nhiều lý do). Trang chủ của GNOME nằm tại địa chỉ http://www.gnome.org.

Một phần của tài liệu Giao diện đồ hoạ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)