a) Kiểm tra “ Dừng máy ” ( Stall test )
“Stall test” dung để kiểm tra độ trượt hay hư hỏng của biến mô. Nối đồng hồ đo vận tốc động cơ, dùng phanh gấp bằng cách đạp đột ngột lên bàn đạp phanh. Khởi động cơ và để chạy ở số thấp.
Tăng ga từ từ đến khi bàn đạp ga được chạm đến sàn xe, động cơ sẽ chết máy ở một tốc độ định mức nếu đồng hồ tốc độ chỉ cao hơn hay thấp hơn tốc độ định mức tức là vấn đề phải kiểm tra ở mọi số.
Nếu tốc độ động cơ vẫn cao, giảm ga ngay lập tức để tránh hộp số hỏng thêm. Hộp số bị trượt và nhiệt độ tăng cao làm các vật liệu ma sát cháy. Vấn đề có thể ở chỗ là áp suất thủy lực quá nhỏ khiến cho piston thủy lực không đủ lực tác động lên phanh dải, vật liệu ma sát có thể mòn. Nếu tốc độ “ dừng máy” của động cơ thấp hơn quy định, có thể động cơ có vấn đề hoặc stato của biến mô không hoạt động.
* Lưu ý :
- Tiến hành kiểm tra ở nhiệt độ vận hành của động cơ (70 – 80oC). - Không được kiểm tra liên tục quá 5 giây.
- Để đảm bảo an toàn, kiểm tra tại vị trí bằng phẳng, sáng sủa, rộng rãi có di chuyển một cách dễ dàng.
* Các bước tiến hành : - Làm ấm dầu hộp số.
- Kiểm tra bánh trước và bánh sau. - Nối dồng hồ đo tốc độ động cơ.
- Kéo phanh tay dừng xe một cách chắc chắn. - Đạp bàn đạp phanh bằng chân trái.
- Khởi động động cơ.
- Chuyển sang dãy số D, chân phải đạp bàn đạp ga dần dần chạm đến sàn xe. Động cơ sẽ chết máy (“ dừng máy”), đọc nhanh tốc độ cao nhất mà động cơ vừa đạt được.
- Kiểm tra tương tự trong dãy số R. * Đánh giá :
- Nếu tốc độ “dừng máy” tương tự cho cả hai bánh trước và sau nhưng thấp hơn giá trị riêng :
+ Động cơ không đủ công suất.
+ Khớp nối một chiều của Stato hoạt động không tốt. Nếu thấp hơn 60rpm so với giá trị riêng ly hợp của bộ biến mô có thể đã bị hỏng.
- Nếu tốc độ “ dừng máy” trong dãy số D cao hơn giá trị riêng : + Dòng áp suất dầu quá thấp.
+ Ly hợp trước bị mòn hỏng.
+ Khớp nối một chiều thứ hai, số O/D vận hành không đúng.
- Nếu tốc độ “ dừng máy” trong cả hai dãy R và D đều cao hơn giá trị riêng : + Dòng áp suất dầu quá cao hoặc mức dầu không đủ.
+ Khớp nối một chiều số O/D hoạt động không chính xác. b) Kiểm tra thời gian chậm tác động ( Time Lag Test )
Hình 3.4. Kiểm tra thời gian chậm tác động
- Khi cần chuyển số đã dịch chuyển trong khi động cơ đang chạy không tải chắc chắn sẽ có một khoảng thời gian trôi qua (hay sự không theo kịp) trước khi cảm thấy có sự tác động ( thơi gian chậm tác động). Điều đó dùng để kiểm tra tình trạng của ly hợp trực tiếp số O/D, ly hợp trước, ly hợp trực tiếp, phanh dải trước và sau.
* Chú ý :
- Kiểm tra ở nhiệt độ vận hành của động cơ.
- Đảm bảo khoảng thời gian cho phép giữa các lần kiểm tra ít nhất một phút. Đo khoảng ba lần và lấy giá trị trung bình.
* Tiến hành :
- Phanh dừng xe an toàn.
- Dịch chuyển cần chọn số từ dãy số N đến dãy số D. Dùng đồng hồ tính giây đo khoảng thời gian tính từ lúc bắt đầu dịch chuyển cần chọn số tới khi cảm thấy có sự tác động, khoảng thời gian này nhỏ hơn một giây.
- Tương tự như vậy, đo thời gian chậm tác động cho dãy số N chuyển sang dãy số R, khoảng thời gian này nhỏ hơn 1,5 giây.
* Đánh giá :
- Nếu từ dãy số N sang D khoảng thời gian đo được lớn hơn giá trị riêng thì : + Dòng áp suất quá thấp.
+ Ly hợp trước bị mòn.
+ Phanh dải thứ nhất và số nùi bị mòn. + Khớp một chiều số O/D hư hỏng. c) Kiểm tra áp suất thủy lực
Tiến hành : Đặt xe trên nền phẳng, kéo phanh tay chèn các bánh xe chuyển động.
Hình 3.5. Kiểm tra áp suất thủy lực
* Đo áp suất dầu trên đường dầu chính củ hộp số tự động :
- Tháo nút kiểm tra áp suất dầu trên hộp số và nối đồng hồ đo áp suất dầu đo vào đường dầu chính.
- Cho động cơ hoạt động và chế độ không tải 2 – 3 giây chờ toàn bộ động cơ và dầu hộp số tự động nóng lên đến vùng làm việc 70 – 80 oC. Động cơ làm việc ban đầu ở chế độ chạy chậm.
- Chân phải đạp bàn đạp ga nhẹ nhàng tăng mức nhiên liệu.
- Theo dõi và ghi lại áp suất dầu với hai chế độ tải: Tải nhỏ nhất và tải lớn nhất trong các trường hợp để cần chọn số ở dãy số D và R.
* Các số liệu ghi ở bảng dưới đây so với giá trị cho phép của nhà sản :
Vị trí D R
Chế độ Không tải Tải lớn Không tải Tải lớn
Áp suất (kg/cm2 )
* Đo áp suất thủy lực trên đường dầu điều khiển - Làm ấm dầu hộp số.
- Tháo nút kiểm tra áp suất dầu trên hộp số và nối đồng hồ đo áp suất dầu vào. * Lưu ý :
- Đo khi nhiệt độ động cơ đang ở nhiệt độ vận hành (Dầu ở nhiệt độ 800C).
- Việc kiểm tra áp suất dầu luôn phải thực hiện bởi hai người. Một người quan sát tình trạng bánh xe ở ngoài, người kia thực hiện việc kiểm tra.
* Kiểm tra :
- Phanh dừng xe chắc chắn và kê 4 bánh xe. - Khởi động động cơ và kiểm tra tốc độ không tải.
- Chân trái giữ bàn đạp phanh cố định và chuyển cần chọn số sang dãy số D. - Đo dòng áp suất khi khi động cơ chạy không tải.
- Nhấn bàn đạp ga hết hành trình. Đọc nhanh giá trị dòng áp suất cao nhất đạt được khi tốc độ động cơ đạt đến chế độ chết máy.
* Chú ý: Nhả bàn đạp ga và dừng việc kiểm tra nếu bánh xe sau bắt đầu quay trước khi tốc độ động cơ đạt đến chế độ chết máy
- Kiểm tra tương tự như trên đối với dãy số R.
- Thông số áp suất chuẩn cho hộp số tự động như sau :
Dãy số D Dãy số R Không tải ( Kpa ) Dừng máy ( Kpa ) Không tải ( Kpa ) Dừng máy ( Kpa ) 461 ÷ 520 971 ÷1226 657 ÷ 843 1648 ÷1853
- Nếu giá trị đo được không đạt giá trị riêng, kiểm tra lại dây cáp dẫn động ga, điều chỉnh và thực hiện kiểm tra lại .
* Đánh giá :
+ Nếu giá trị đo được tại tất cả các vị trí số đều cao hơn giá trị riêng : -Dây cáp ngoài khoảng điều chỉnh.
- Van dẫn động bằng dây cáp bị hư hỏng. - Van điều áp bị hỏng.
+ Nếu giá trị đo được tại tất cả các vị trí số đều thấp hơn giá trị riêng : - Dây cáp ga ngoài khoảng điều chỉnh.
- Van dẫn động bằng dây cáp bị hư hỏng. - Van điều áp bị hỏng.
- Bơm dầu hư hỏng.
- Ly hợp trực tiếp số O/D hư hỏng.
+ Nếu áp suất đo được chỉ thấp hơn ở dãy số.
- Ly hợp trước hư hỏng.
+ Nếu áp suất đo được chỉ thấp hơn ở dãy số R : - Mạch thủy lực ở dãy số R bị rò rỉ, thất thoát áp suất . - Ly hợp trực tiếp bị hư hỏng.
- Phanh dải thứ nhất và số lùi bị hư hỏng.
3.2.3.Kiểm tra,chẩn đoán một số bộ phận của hộp số tự động.
3.2.3.1. Kiểm tra ,sửa chữa vỏ hộp số.
Kiểm tra sơ bộ vỏ hộp số, chú ý các vết nứt vỡ. Nếu thấy các vết nứt vỡ thì tuỳ trường hợp mà ta đưa ra các phương án sửa chữa cho phù hợp hoặc phải thay thế.
+ Nếu thấy các vết nứt vỡ ở các vị trí không chịu va đập mạnh thì ta có thể hàn đắp lên vị tri nứt hoăc vỡ nhỏ sau đó gia công lại.
+ Nếu các vết nứt vỡ ở các vị trí phải chịu va đập mạnh hoặc các vết vỡ quá lớn thì ta phải thay thế hộp số mới.
+ Quan sát các lỗ ren nếu bị mòn hoặc tróc dỗ thì phải ta rô lại làm ren mới.
+ Kiểm tra các gối đỡ trục nếu bị mòn ta doa lại cho rộng ra sau đó lắp bạc mới (chú ý chọn bạc mới lắp vào phải hợp lí).
3.2.3.2. Kiểm tra áp suất dầu.
1. Khi hộp số đã nóng hoàn toàn.
2. Nâng cao phía trước của chiếc xe để các bánh xe phía trước có thể xoay.
3. Kết nối một tốc độ kế đến (09.452-21.500) và bộ chuyển đổi (09.452-21.001, 09.452-21.002) cho mỗi áp suất dầu ở cổng ra. Khi áp suất ngược lại là được thử nghiệm, 3. động cơ và đặt nó vào một vị trí mà thật dễ dàng để quan sát.
4. Gắn máy đo áp suất dầu đặc biệt 000 kPa (400 psi) loại đo nên được sử dụng. 5. Đo áp suất dầu trong các điều kiện khác nhau. Kiểm tra để đảm bảo rằng các kết
quả đo được trong giá trị tiêu chuẩn phạm vi thể hiện trong "bảng áp suất dầu tiêu chuẩn" dưới đây. Nếu áp suất dầu không nằm trong phạm vi quy định, kiểm tra và
3.2.3.3. Kiểm tra sự hoạt động điều khiển cần gạt.
1. Di chuyển cần gạt đến mỗi phạm vi và kiểm tra xem các cần gạt di chuyển có tốt và được điều chỉnh. Kiểm tra xem các chỉ số báo vị trí là chính xác.
2. Hãy kiểm tra để chắc chắn rằng các cần gạt chọn có thể được chuyển cho mỗi vị trí (bởi hoạt động nút như trong hình minh họa).
3. Khởi động động cơ và kiểm tra xem chiếc xe di chuyển về phía trước khi cần gạt chọn được chuyển từ "N" sang "D", và di chuyển lùi lại khi chuyển sang "R".
4. Khi có trục trặc cần gạt thay đổi, điều chỉnh cáp điều khiển và tay nắm điều khiển cần gạt tay áo. Kiểm tra hệ thống cần gạt bị hư hỏng thay đổi bộ phận phần trượt.