Tình hình chung về hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Huyện Bố Trạch

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nông dân tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 26 - 28)

2.2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn và tình hình huy động vốn.

NHNo&PTNT Bố Trạch nhận thức được vai trò của nguồn vốn kinh doanh chính là tiền đề cho hoạt động kinh doanh, vừa là động lực chính để mở rộng thị trường tín dụng. Chính vì thế mà Ngân hàng đã tập trung khai thác mọi nguồn vốn đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu vốn phát triển kinh tế xã hội của địa phương, ngoài ra còn góp phần điều hòa vốn trong hệ thống NHNo&PTNT.

Sau một năm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, huyện Bố Trạch phải đối mặt với một loạt khó khăn, thách thức, tình hình thế giới có những biến động về khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, làm cho những biến động của thị trường vàng cuối năm đã ảnh hưởng tới giá trị đồng tiền, gây ra tâm lý bất an cho những người gửi tiền tại ngân hàng. Mặc khác, tình trạng “đô la hóa” thị trường tiền tệ cũng khiến cho những người giữ tiền Việt Nam lo ngại. Từ đó, đã làm hạn chế quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện Bố Trạch nói chung và tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Bố Trạch nói riêng.

Phòng tín dụng Phòng hành chính – nhân sự Phòng kế toán – ngân quỹ Giám đốc Phó giám đốc phụ trách tín dụng Phó giám đốc phụ trách kế toán-tài chính

Bảng 2. Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT huyện Bố Trạch qua 3 năm (2007- 2009)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

So sánh

2008/2007 2009/2008

SL Cơ cấu(%) SL Cơ cấu(%) SL Cơ cấu(%) +/- % +/- %

Tổng nguồn vốn huy động 195.207 100,00 238.707 100,00 275.475 100,00 43.500 22,30 36.768 15,40

1. Tiền gửi tiết kiệm 150.390 77,04 197.583 82,77 210.436 76,39 47.193 31,00 12.853 7,00

- TK có kỳ hạn dưới 12 tháng 37.718 25,08 162.586 82,89 180.072 85,57 124.868 331,00 17.486 11,00 - TK từ 12 < 24 tháng 107.083 71,20 32.833 16,01 29.667 14,10 -74.250 -69,00 -3.166 -10,00 - TK từ 24 tháng trở lên 5.589 3,72 2.164 1,10 697 0,33 -3.425 -61,00 -1.467 -68,00 2. Tiền gửi các TCKT 47 0,02 170 0,07 394 0,14 123 262,00 224 132,00 3. Tiền gửi khách hàng 12.371 6,34 11.088 4,65 13.687 4,97 -1.283 -10,00 2.599 23,00 4. Tiền gửi các TCTD 225 0,11 236 0,10 162 0,06 11 5,00 -74 -31,00

5. Tiền gửi Kho bạc 31.771 16,28 28.699 12,02 23.722 8,61 -3.072 -10,00 -4.977 -17,00

6. Tiền gửi kỳ phiếu 403 0,21 931 0,39 27.074 9,83 528 131,00 26.143 2.908,00

Bố Trạch là một huyện nông nghiệp, kinh tế chậm phát triển không thuận lợi cho công tác huy động vốn. Việc huy động vốn trong khu vực nông thôn thường khó khăn do hộ nông dân thường thu nhập thấp, vừa đủ để trang trải các khoản chi hàng ngày nên không có nguồn dư để gửi tiết kiệm. Song, trong những năm qua, NHNo&PTNT huyện Bố Trạch đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực, có hiệu quả để tập trung huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong mọi khu vực nói chung và khu vực nông thôn nói riêng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của mọi thành phần kinh tế trong huyện.

Qua bảng 2 ta thấy, mức tăng trưởng tổng vốn huy động hàng năm luôn ở mức cao (giai đoạn 2007 – 2009 trung bình là 18,85%/năm). Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng là tiền gửi tiết kiệm, trong 3 năm luôn có sự tăng trưởng và chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn huy động (giai đoạn 2007 – 2009 trung bình là 78,73%/năm). Hàng năm NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện các đợt huy động tiết kiệm dự thưởng bằng vàng và tăng lãi suất huy động nên Ngân hàng đã huy động vốn tăng. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định và tính vững chắc cao, giúp cho Ngân hàng luôn có một nguồn vốn nhất định đáp ứng nhu cầu về sử dụng vốn.

2.2.2.2 Tình hình sử dụng vốn

Bên cạnh công việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn đầu tư tín dụng là công việc có tính chất sống còn của Ngân hàng, vì phần lợi nhuận thu được đều dựa trên việc đầu tư cho vay. Chính vì thế, Ngân hàng đã và đang thực hiện tốt công tác tín dụng đồng thời chú trọng đến công tác huy động vốn theo hướng “đi vay để cho vay” đến mọi thành phần kinh tế.

Từ khi Quyết đinh 68/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số danh sách tín dụng Ngân hàng với nhiệm vụ phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn có hiệu lực từ ngày 30/3/1999 nên doanh số cho vay đối với hộ nông dân tăng dần kéo theo doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên qua các năm. Đối tượng cho vay là hộ nông dân chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh số cho vay, tỷ trọng này tăng dần qua các năm.

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nông dân tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 26 - 28)