Hoàn thiện hoạt động hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM VƯỢT RÀO CẢN TRONG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (Trang 25 - 27)

Ngoài dịch vụ pháp lý ra còn có rất nhiều dịch vụ đóng một phần quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó không thể không nói đến dịch vụ tài chính ngân hàng.

Đây là một dịch vụ giúp các công ty nhập khẩu của Hoa Kỳ và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể thanh toán tiền hàng cho nhau mà không phải gặp trực tiếp. Hiện tại các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam thường yêu cầu phía Hoa Kỳ thanh toán theo phương thức L/C không huỷ ngang. Theo phương thức thanh toán này, Hoa Kỳ sẽ yêu cầu một ngân hàng của mình trả cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam một khoản tiền cố định hoặc chấp nhận hối phiếu do phía Hoa Kỳ ký phát trong phạm vi số tiền đó khi xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp. Sử dụng phương thức thanh toán này rất an toàn và tiện lợi nhưng đòi hỏi các ngân hàng Việt Nam phải có sự phối kết hợp với các ngân hàng của Hoa Kỳ. Chính vì vậy phải không ngừng nâng cao và hoàn thiện nghiệp vụ cũng như hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian thực tập tại Tập đoàn dệt may Việt Nam và tìm hiểu về Hoa Kỳ em nhận thấy Hoa Kỳ là một thị trường lớn và tiềm năng đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Nhưng đây cũng là một thị trường với nhiều rào cản mà các doanh nghiệp muốn xuất khẩu được phải vượt qua.

Luận văn tốt nghiệp của em đã đi sâu nghiên cứu về các rào cản của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam trong thời gian qua và dự đoán xu hướng phát triển của các rào cản trong thời gian tới. Đề tài cũng phân tích, đánh giá tác động của các rào cản này với Việt Nam, và đề xuất kiến nghị, giải pháp để vượt qua được các rào cản đó.

Trong thời gian tới khi Việt Nam gia nhập vào WTO, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sắp trở thành quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), các rào cản của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam cũng thay đổi rất nhiều. Các cơ quan Nhà nước và Hiệp hội dệt may Việt Nam cần phát huy vai trò của mình để giúp đỡ các doanh nghiệp vượt qua được các rào cản đối với hàng dệt may Việt Nam của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng phải không ngừng cập nhật thông tin về các chính sách thương mại của Hoa Kỳ, cũng như các rào cản đối với hàng dệt may của nước này để có thể xuất khẩu thành công và chiếm thị phần ngày càng nhiều tại một trong những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới này.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM VƯỢT RÀO CẢN TRONG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w